Quy trách nhiệm doanh nghiệp viễn thông, chủ thuê bao để xử lý sim rác

VOV.VN - Một số ý kiến ĐBQH đề nghị quy định chặt chẽ về quyền, trách nhiệm của doanh nghiệp viễn thông và chủ sở hữu thuê bao trong quản lý thông tin thuê bao di động, ngăn chặn, xử lý sim rác, cuộc gọi, tin nhắn rác, cuộc gọi lừa đảo đối với các tài khoản mạng xã hội và mọi hoạt động liên quan đến thuê bao di động.

Chiều 25/10, tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khoá XV, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Viễn Thông (sửa đổi). Trong đó, sửa đổi, bổ sung 51 Điều về nội dung; sửa đổi, bổ sung 5 Điều về kỹ thuật; bãi bỏ một số quy định tại 21 Điều. 

Đồng thời đã thay cụm từ “Giấy phép thiết lập mạng viễn thông” bằng cụm từ “Giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng” tại Luật Tần số vô tuyến điện và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện; thay cụm từ “tài nguyên Internet” bằng cụm từ “tài nguyên Internet Việt Nam” tại Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; bãi bỏ Điều 76 của Luật Công nghệ thông tin để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật liên quan đến viễn thông.

Về quản lý thông tin thuê bao, ngăn chặn sim không đúng thông tin thuê bao - sim rác, cuộc gọi, tin nhắn không mong muốn, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường cho biết, một số ý kiến đề nghị quy định chặt chẽ về quyền, trách nhiệm của doanh nghiệp viễn thông và chủ sở hữu thuê bao trong quản lý thông tin thuê bao di động, ngăn chặn, xử lý sim rác, cuộc gọi, tin nhắn rác, cuộc gọi lừa đảo đối với các tài khoản mạng xã hội và mọi hoạt động liên quan đến thuê bao di động; quy định xử lý chủ thuê bao này nếu có vi phạm liên quan đến thuê bao di động đó.

Tiếp thu ý kiến đại biểu, dự thảo luật đã bổ sung các quy định về trách nhiệm của doanh nghiệp viễn thông, người sử dụng dịch vụ viễn thông trong việc quản lý thông tin thuê bao, ngăn chặn, xử lý sim không đúng thông tin thuê bao, cuộc gọi, tin nhắn không mong muốn, cuộc gọi lừa đảo.

Đồng thời, để tăng cường các biện pháp ngăn chặn cuộc gọi, tin nhắn không mong muốn, cuộc gọi lừa đảo, dự thảo luật đã bổ sung quy định hành vi cấm sử dụng thiết bị, phần mềm xâm nhập trái phép vào mạng viễn thông công cộng tại khoản 5 Điều 9.

Về ý kiến đề nghị quy định các chủ thuê bao di động phải chịu trách nhiệm đối với các tài khoản mạng xã hội và mọi hoạt động liên quan đến thuê bao di động mà cá nhân đó là chủ, quy định chế tài xử lý đối với các chủ thuê bao này nếu để xảy ra các vi phạm liên quan đến thuê bao di động đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, điểm c khoản 2 Điều 15 đã quy định người sử dụng dịch vụ viễn thông phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông tin truyền đưa, lưu giữ trên mạng viễn thông. Quy định này đã bao gồm cả trường hợp thông tin được đăng tải sử dụng tài khoản mạng xã hội.

Chế tài cụ thể để xử lý các vi phạm về nội dung thông tin sẽ được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật liên quan về quản lý nội dung thông tin trên mạng viễn thông. Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội không bổ sung nội dung này vào dự thảo luật.

Thảo luận ở hội trường, đa số các đại biểu đánh giá cao cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra, các cơ quan có liên quan đã tích cực phối hợp, tiếp thu, chỉnh lý các ý kiến góp ý của đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5 và Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách đối với dự án Luật này.

Tuy nhiên, đại biểu Dương Khắc Mai (đoàn Đắk Nông) đề nghị cơ quan trình và các cơ quan có liên quan tiếp tục rà soát, nghiên cứu các nội dung của dự án Luật này để đảm bảo tính phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam đang là thành viên; đồng thời bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, tránh chồng chéo với các dự án luật liên quan, nhất là các Luật về quản lý, sử dụng tài sản công, đấu giá tài sản…; đặc biệt các dự án Luật sẽ được thông qua tại Kỳ họp thứ 6 này.

Đại biểu Dương Khắc Mai đề nghị: “Việc lắp đặt các trạm thu phát sóng phải an toàn và đảm bảo sức khỏe sinh hoạt cho người dân xung quanh, không làm ảnh hưởng đến hoạt động, thiết bị, cơ sở vật chất của các cơ quan Nhà nước, đơn vị, người dân”.

Quan tâm đến khái niệm dịch vụ viễn thông cơ bản trên internet, đại biểu Đỗ Ngọc Thịnh (Khánh Hòa) cho rằng, quy định, dịch vụ viễn thông cơ bản trên Internet là dịch vụ cung cấp tính năng chính là gửi, truyền, nhận thông tin giữa hai hoặc một nhóm người sử dụng dịch vụ viễn thông trên Internet là “còn chung chung, chưa rõ ràng, chưa cụ thể”. Do đó, đại biểu đề nghị Cơ quan soạn thảo cần làm rõ, dịch vụ này có được coi là dịch vụ viễn thông như được quy định tại khoản 7, Điều 3 hay không.

Nếu dịch vụ viễn thông cơ bản trên internet được coi là dịch vụ viễn thông, loại hình dịch vụ này sẽ phải chịu ràng buộc, đáp ứng tất cả các nghĩa vụ của dịch vụ viễn thông truyền thống.

Ngược lại, nếu dịch vụ viễn thông cơ bản trên internet không được coi như dịch vụ viễn thông truyền thống thì nên thay đổi tên gọi, định nghĩa lại tại khoản 8, Điều 3 để tránh sự nhầm lẫn trong cách hiểu, áp dụng, thực thi pháp luật. Hiện nay, quy định trong dự thảo đang coi các dịch vụ nhắn tin, nghe gọi trên internet là một loại hình viễn thông cơ bản, được sử dụng bởi người sử dụng dịch vụ viễn thông trên internet. Đại biểu cho rằng, các dịch vụ liên lạc OTT không thể coi là dịch vụ cơ bản được, bởi chúng có nhiều tính năng, giá trị gia tăng khác so với dịch vụ viễn thông truyền thống. 

Đại biểu Đỗ Ngọc Thịnh đề nghị cần nghiên cứu, đổi tên dịch vụ nêu trên thành dịch vụ truyền, nhận thông tin trên internet, hoặc dịch vụ truyền dịch thông tin trực tuyến và định nghĩa lại cho phù hợp, đảm bảo sự trong sáng, dễ hiểu của văn bản pháp luật.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Có cần bỏ ra 400 tỷ để làm thêm một bộ SGK?
Có cần bỏ ra 400 tỷ để làm thêm một bộ SGK?

VOV.VN - Đây là câu hỏi được Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Thuý nêu ra, đồng thời cho rằng: "Nếu Quốc hội lại yêu cầu Bộ GD-ĐT tổ chức biên soạn thêm một bộ SGK sẽ vừa gây lãng phí, vừa không phù hợp với các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành".

Có cần bỏ ra 400 tỷ để làm thêm một bộ SGK?

Có cần bỏ ra 400 tỷ để làm thêm một bộ SGK?

VOV.VN - Đây là câu hỏi được Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Thuý nêu ra, đồng thời cho rằng: "Nếu Quốc hội lại yêu cầu Bộ GD-ĐT tổ chức biên soạn thêm một bộ SGK sẽ vừa gây lãng phí, vừa không phù hợp với các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành".

Công bố kết quả lấy phiếu tín nhiệm 44 chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn
Công bố kết quả lấy phiếu tín nhiệm 44 chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn

VOV.VN - Kết quả lấy phiếu tín nhiệm 44 chức danh tại Kỳ họp thứ 6 vừa được Quốc hội khoá XV xác nhận chiều nay 25/10.

Công bố kết quả lấy phiếu tín nhiệm 44 chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn

Công bố kết quả lấy phiếu tín nhiệm 44 chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn

VOV.VN - Kết quả lấy phiếu tín nhiệm 44 chức danh tại Kỳ họp thứ 6 vừa được Quốc hội khoá XV xác nhận chiều nay 25/10.

Có cần đổi thẻ căn cước khi thay đổi đơn vị hành chính?
Có cần đổi thẻ căn cước khi thay đổi đơn vị hành chính?

VOV.VN - Liên quan quy định cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước, có ý kiến đại biểu Quốc hội băn khoăn trường hợp “khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính, tên đơn vị hành chính”.

Có cần đổi thẻ căn cước khi thay đổi đơn vị hành chính?

Có cần đổi thẻ căn cước khi thay đổi đơn vị hành chính?

VOV.VN - Liên quan quy định cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước, có ý kiến đại biểu Quốc hội băn khoăn trường hợp “khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính, tên đơn vị hành chính”.