Thủ tướng chỉ rõ 5 nhiệm vụ trọng tâm cho công tác phòng cháy chữa cháy

VOV.VN - Sáng nay 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị toàn quốc đánh giá kết quả thực hiện Chỉ thị số 01 về tăng cường công tác PCCC trong tình hình mới.

Cùng dự có Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang, lãnh đạo các bộ ngành Trung ương và địa phương. Hội nghị được kết nối trực tuyến đến 63 tỉnh thành trong cả nước. 

Từ đầu năm 2023 đến nay toàn quốc xảy ra 2.927 vụ cháy và sự cố cháy, làm chết 134 người, làm bị thương 101 người, về tài sản ước tính sơ bộ thành tiền gần 230 tỷ đồng và 207 ha rừng. Trong đó, xảy ra 50 vụ cháy gây thiệt hại nghiêm trọng về người, đặc biệt nghiêm trọng là vụ cháy chung cư mini ngày 12/9/2023 tại Thanh Xuân, Hà Nội làm chết 56 người, 37 người bị thương.

Trước tình hình đó, các bộ, ngành, UBND địa phương đã tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao tại Chỉ thị số 01, Công điện số 220, Công điện số 825 và đã đạt được một số kết quả nhất định, qua đó đã nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về PCCC, huy động được sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức, trách nhiệm của cơ quan quản lý, tổ chức và người dân đối với công tác PCCC và CNCH. 

Trong đó đã tiến hành tổng rà soát, kiểm tra 100% nhà chung cư, nhà ở nhiều căn hộ, cơ sở cho thuê trọ có mật độ người ở cao, nhà ở kết hợp sản xuất kinh doanh có nguy cơ cháy nổ. Kiểm tra, xử lý vi phạm về PCCC và cứu nạn, cứu hộ được thực hiện quyết liệt hơn, không có ngoại lệ, đã kiểm tra an toàn PCCC gần 190.000 lượt cơ sở; phát hiện 67.000 tồn tại, thiếu sót và kiến nghị khắc phục; ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính hơn 8.500 trường hợp.

Lực lượng Công an, trong đó chủ công là lực lượng Cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ đã phát huy tốt vai trò nòng cốt trong PCCC và cứu nạn, cứu hộ đã điều động hơn 60 nghìn lượt cán bộ, chiến sĩ tổ chức cứu nạn, cứu hộ đối với hơn 2 nghìn vụ cháy, nổ, sự cố, tai nạn; đã có hàng chục cán bộ, chiến sĩ hy sinh, bị thương trong quá trình làm nhiệm vụ... Đã hạn chế được thiệt hại do cháy, nổ, sự cố, tai nạn, trực tiếp cứu được gần 900 người; bảo vệ tài sản trị giá hàng nghìn tỷ đồng và cứu được tài sản trị giá gần 270 tỷ đồng trong các vụ cháy.

Tại hội nghị, các đại biểu đã thẳng thắn phân tích, góp nhiều ý kiến đánh giá về tình hình, kết quả, hạn chế, tồn tại, khó khăn, chỉ ra nguyên nhân, trên cơ sở đó đề ra nhiệm vụ, giải pháp thời gian tới. 

Kết luận hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao sự nỗ lực, kết quả mà các bộ, ngành, địa phương, các lực lượng chức năng đã đạt được trong công tác PCCC và cứu nạn, cứu hộ thời gian qua, đã đóng góp tạo môi trường an ninh, an toàn, sự bình yên cho cuộc sống. 

Thủ tướng nhấn mạnh, Đại hội XIII của Đảng xác định: “Chú trọng an ninh, an toàn là một trong những yếu tố hàng đầu trong cuộc sống của người dân”; Cần tiếp tục nhận thức sâu sắc các quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về PCCC, trong có Chỉ thị 47-CT/TW của Ban Bí thư và Chỉ thị 01/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Luôn xác định rõ vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác PCCC và cứu nạn, cứu hộ là nhiệm vụ quan trọng trong quá trình phát triển KTXH, để có chủ trương, chính sách đúng, kịp thời, phù hợp. Phải đổi mới tư duy, nhận thức, phương pháp, cách tổ chức thực hiện, trong đó chú trọng huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân, xác định người dân là trung tâm, là chủ thể, là động lực, là nguồn lực trong PCCC và cứu nạn, cứu hộ; Công tác PCCC và cứu nạn, cứu hộ phải bảo đảm các điều kiện an toàn cho người dân và toàn xã hội ở mức cao nhất, hạn chế tối đa hậu quả, thiệt hại do cháy, nổ, sự cố, tai nạn. 

Cùng với đó Thủ tướng yêu cầu cần nghiêm túc nhìn nhận công tác PCCC và cứu nạn, cứu hộ, còn nhiều tồn tại, hạn chế cần khẩn trương, quyết liệt khắc phục việc lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện công tác PCCC và cứu nạn, cứu hộ có lúc, có nơi chưa hiệu quả.  Thủ tướng yêu cầu các đồng chí Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố nghiêm túc rút kinh nghiệm, chấn chỉnh trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác PCCC và cứu nạn, cứu hộ. 

Thủ tướng chỉ rõ 5 nhiệm vụ trọng tâm về công tác PCCC trong thời gian tới, trong đó nhấn mạnh: Thứ nhất là phải tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, các cấp, tăng cường quản lý nhà nước chặt chẽ, hiệu lực, hiệu quả hơn; các cấp chính quyền đẩy mạnh hơn nữa công tác thông tin tuyên truyền, vận động làm sao công tác tuyên truyền, công tác vận động, công tác hướng dẫn để nâng cao được ý thức, tinh thần trách nhiệm và kỹ năng phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ của người dân;

Thứ 3, chúng ta phải huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, nhất là huy động được nguồn lực từ xã hội từ người dân cho việc phát triển cơ sở hạ tầng, cho việc xây dựng phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, đáp ứng được yêu cầu khi sự cố xảy ra. Thứ tư, về tiếp tục hoàn thiện thể chế, các quy định quy chuẩn, tiêu chuẩn, đồng thời với nó là phải đi giám sát, đi kiểm tra và xử lý kỷ luật nghiêm minh những người vi phạm, những tổ chức vi phạm; và thứ năm là phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng chức năng giữa các cơ quan, đoàn thể, các địa phương với nhau, đồng thời với đó là nâng cao năng lực thực thi của cán bộ các cấp nhất là người đứng đầu.

Thủ tướng yêu cầu người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương phải thực sự trăn trở, trách nhiệm, tập trung thực hiện quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm trong đó nhấn mạnh, quán triệt triển khai có hiệu quả các văn bản chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, nhất là chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về tăng cường công tác PCCC. 

Tập trung thực hiện tốt công tác phòng ngừa, đây là nhiệm vụ chính, phải thực hiện thường xuyên, liên tục. Công tác chuẩn bị phải chu đáo, bài bản. Hoạt động chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ phải chuyên nghiệp, hiện đại, kỹ năng chữa cháy, thoát nạn phải được nâng cao. Phải cụ thể trách nhiệm tổ chức thực hiện của các đơn vị, tổ chức, cá nhân; thường xuyên kiểm tra, giám sát, đôn đốc, đánh giá kết quả.

Tập trung hoàn thiện chính sách, pháp luật về công tác PCCC và cứu nạn, cứu hộ. Tiếp tục rà soát, hoàn thiện hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về PCCC, cứu nạn, cứu hộ phù hợp với sự phát triển KTXH.

Nâng cao hiệu quả công tuyên truyền, giáo dục, nhất là về pháp luật, kỹ năng trong PCCC và cứu nạn, cứu hộ, nâng cao ý thức tự bảo vệ cho chính mình, bảo vệ cộng đồng. Cán bộ, công chức, đảng viên phải gương mẫu trong thực hiện quy định về PCCC. Nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến về PCCC.

Tập trung nâng cao năng lực của lực lượng PCCC, nòng cốt là lực lượng cảnh sát PCCC; củng cố các lực lượng tại khu dân cư, cơ sở. Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa lực lượng làm nhiệm vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. 

Quan tâm đầu tư và xây dựng cơ sở vật chất, hậu cần cho lực lượng Cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ. Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, sản xuất phương tiện, thiết bị PCCC và cứu nạn, cứu hộ.

Siết chặt kỷ luật, kỷ cương; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về xây dựng, về PCCC, điện lực, khắc phục ngay những sơ hở, thiếu sót. Tiếp tục tổng rà soát, kiểm tra, xử lý vi phạm, không có vùng cấm, không có ngoại lệ. Những tồn tại có dấu hiệu vi phạm pháp luật phải chuyển các cơ quan thanh tra, kiểm tra, điều tra để xác minh, làm rõ, xử lý nghiêm.

Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho người dân và doanh nghiệp về PCCC (Công điện số 220/CĐ-TTg); phải trực tiếp đối thoại, nắm bắt tình hình để có giải pháp tháo gỡ; không được gây phiền hà, khó khăn. Chúng ta không hợp pháp hóa cho sai phạm, nhưng phải có giải pháp tháo gỡ để bảo đảm quyền lợi của người dân và doanh nghiệp.  

Tiếp tục tổng rà soát các chung cư, nhà ở nhiều căn hộ, cơ sở cho thuê trọ có mật độ người ở cao, nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh có nguy cơ cháy, nổ, trong đó phải phân loại, đánh giá cụ thể từng nhóm tồn tại, vi phạm về trật tự xây dựng, PCCC, điện lực để có giải pháp phù hợp. 

Thủ tướng đã giao nhiệm vụ cụ thể cho các bộ ngành địa phương trong đó nhất mạnh yêu cầu, Bộ Xây dựng khẩn trương hoàn thành tiêu chuẩn Nhà ở riêng lẻ - Yêu cầu chung về thiết kế (trước ngày 31/12/2023); Nghị định thay thế Nghị định 117/2007/NĐ-CP về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch, trong đó quy định cụ thể các yêu cầu về cấp nước chữa cháy tại các KCN, khu đô thị (trước tháng 7/2024).

Tăng cường quản lý quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, trật tự xây dựng; tổ chức thanh tra toàn diện hoạt động quản lý xây dựng nhà ở riêng lẻ có nhiều tầng, nhiều căn hộ, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm vi phạm và xem xét, xử lý trách nhiệm đối với tổ chức, cá nhân buông lỏng quản lý về trật tự xây dựng (tháng 12/2023).

Đặc biệt Thủ tướng đề nghị, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam tăng thời lượng tuyên truyền, khuyến cáo cho người dân về kiến thức, kỹ năng phòng ngừa cháy, nổ, thoát nạn.

Ngay sau Hội nghị này, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương cần quán triệt, triển khai tổ chức thực hiện quyết liệt, nghiêm túc, tạo sự chuyển biến rõ nét trong công tác PCCC và cứu nạn, cứu hộ thời gian tới, bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe cho người dân, góp phần bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường cho phát triển KTXH.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thủ tướng chủ trì Hội nghị toàn quốc về công tác Phòng cháy chữa cháy
Thủ tướng chủ trì Hội nghị toàn quốc về công tác Phòng cháy chữa cháy

VOV.VN - Sáng nay 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị toàn quốc đánh giá kết quả thực hiện Chỉ thị số 01 về tăng cường công tác PCCC trong tình hình mới. Cùng dự có Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang, lãnh đạo các bộ ngành Trung ương và địa phương. Hội nghị được kết nối trực tuyến đến 63 tỉnh thành trong cả nước. 

Thủ tướng chủ trì Hội nghị toàn quốc về công tác Phòng cháy chữa cháy

Thủ tướng chủ trì Hội nghị toàn quốc về công tác Phòng cháy chữa cháy

VOV.VN - Sáng nay 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị toàn quốc đánh giá kết quả thực hiện Chỉ thị số 01 về tăng cường công tác PCCC trong tình hình mới. Cùng dự có Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang, lãnh đạo các bộ ngành Trung ương và địa phương. Hội nghị được kết nối trực tuyến đến 63 tỉnh thành trong cả nước. 

Chủ tịch Quốc hội: Công tác phòng cháy chữa cháy, lấy phòng ngừa là chính
Chủ tịch Quốc hội: Công tác phòng cháy chữa cháy, lấy phòng ngừa là chính

VOV.VN - Chủ tịch Quốc hội cho rằng, công tác PCCC và cứu nạn cứu hộ là một mặt trận không có tiếng súng, nhưng mỗi lần xung trận, những người lính Cảnh sát PCCC, cứu nạn cứu hộ luôn phải đối mặt với những hiểm nguy ảnh hưởng đến cả tính mạng. 

Chủ tịch Quốc hội: Công tác phòng cháy chữa cháy, lấy phòng ngừa là chính

Chủ tịch Quốc hội: Công tác phòng cháy chữa cháy, lấy phòng ngừa là chính

VOV.VN - Chủ tịch Quốc hội cho rằng, công tác PCCC và cứu nạn cứu hộ là một mặt trận không có tiếng súng, nhưng mỗi lần xung trận, những người lính Cảnh sát PCCC, cứu nạn cứu hộ luôn phải đối mặt với những hiểm nguy ảnh hưởng đến cả tính mạng. 

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường quản lý trật tự xây dựng và phòng cháy, chữa cháy
Thủ tướng chỉ đạo tăng cường quản lý trật tự xây dựng và phòng cháy, chữa cháy

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 991/CĐ-TTg ngày 22/10/2023 về việc tăng cường công tác quản lý trật tự xây dựng và phòng cháy, chữa cháy đối với nhà ở riêng lẻ có nhiều tầng, nhiều căn hộ, bảo đảm an toàn, bảo vệ tài sản, sức khỏe, tính mạng của nhân dân.

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường quản lý trật tự xây dựng và phòng cháy, chữa cháy

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường quản lý trật tự xây dựng và phòng cháy, chữa cháy

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 991/CĐ-TTg ngày 22/10/2023 về việc tăng cường công tác quản lý trật tự xây dựng và phòng cháy, chữa cháy đối với nhà ở riêng lẻ có nhiều tầng, nhiều căn hộ, bảo đảm an toàn, bảo vệ tài sản, sức khỏe, tính mạng của nhân dân.