Thủ tướng: Khó cũng phải làm nhưng không có nghĩa làm liều

VOV.VN - Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, rất nhiều việc phải làm để đạt các mục tiêu đặt ra. Tất cả đều rất khó, nhưng khó vẫn phải làm, song làm có cơ sở. Càng khó khăn, càng áp lực thì càng phải nỗ lực, đó là truyền thống dân tộc ta.

Thủ tướng  Phạm Minh Chính nhấn mạnh điều này khi phát biểu ở tổ tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, chiều 14/2 khi Quốc hội thảo luận về Đề án bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên; Chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng; Dự thảo Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

Khó mấy cũng phải làm

Người đứng đầu Chính phủ khẳng định những nội dung trình Quốc hội là yêu cầu khách quan trong bối cảnh tình hình hiện nay của đất nước và tình hình thế giới khu vực diễn biến nhanh.

Thủ tướng nói ông cũng hay chia sẻ là chả có lúc nào bình yên được cả. Trong nhiệm kỳ này, từ đại dịch Covid, hậu quả đại dịch. Rồi lại có xung đột ở các khu vực trên thế giới, đứt gãy các chuỗi cung ứng, sản xuất. Sau đó là cú sốc về cơn bão Yagi. Tất cả tác động tới nền kinh tế nước ta.

Chính sách tiền tệ các nước thắt chặt lại, đẩy giá trị đồng tiền họ lên, trong khi thanh toán của chúng ta phụ thuộc đồng USD, Euro và một số đồng ngoài tệ khác, điều đó cũng tác động chính sách tài chính tiền tệ và tài khóa.

Nhiệm kỳ này thay đổi lãnh đạo nhiều, riêng TP.HCM đến giờ này 3 đồng chí chủ tịch, 5 phó bí thư và một số tỉnh khác cũng thế. ở Trung ương thì nhiệm kỳ này đến Chủ tịch nước Lương Cường là 4 Chủ tịch nước. Đặc biệt sự ra đi của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Nền kinh tế của quy mô còn khiêm tốn, là nước đang phát triển, sức chống chịu còn có hạn, độ sâu chưa sâu nhưng độ mở thì cao.

Trong bối cảnh như thế nhưng vừa rồi ta vượt qua tốt dưới sự lãnh dạo của Đảng, thường xuyên trực tiếp là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đứng đầu là Tổng Bí thư và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị; sự đồng tình phối hợp của nhân dân và DN, sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế.

Quan trọng nhất là giữ được kinh tế vĩ mô ổn định, kiểm soát được lạm phát vào loại thấp của thế giới; thúc đẩy được tăng trưởng, như năm 2024 tăng trưởng vào loại cao trên thế giới và khu vực. Các cân đối lớn của nền kinh tế được đảm bảo.

An ninh quốc phòng được tăng cường, cũng cố, giữ vững. Trong bối cảnh tình hình khó khăn ta vẫn giữ được môi trường hòa bình cho hợp tác phát triển. Đầu tư nước ngoài tăng, cán cân thương mại tăng như năm 2024 vào top thứ 20 trên thế giới về hoạt động thương mại.

"Một cái Tết ta thấy lành mạnh, vui tươi, cơ bản an toàn, phấn khởi. Nhà nhà có Tết, người người có Tết, không để ai bị bỏ lại phía sau” – Thủ tướng nói.

Đặc biệt, cải cách bộ máy hành chính theo Nghị quyết 18 của Trung ương làm quyết liệt, cơ bản được nhân dân đồng tình ủng hộ, xã hội nhất trí, cả hệ thống chính trị vào cuộc làm rất nhanh. Trung ương làm gương, địa phương noi theo. Cách làm từ trên xuống dưới, kết hợp từ dưới lên trên. Cái gì dễ làm trước, khó làm sau, đi từ đơn giản đến phức tạp.

Các chỉ tiêu, mục tiêu đặt ra trong năm 2024 và cả nhiệm kỳ này đang tích cực về đích.

Năm nay chúng ta nói bứt phá, tăng tốc và về đích. Phải nói rất khó khăn, nhưng khó mấy cũng phải làm, không làm không được. Không làm thì không thực hiện được 2 mục tiêu 100 năm.

“Hội nghị Trung ương 10 xác định năm nay tăng trưởng 6,5-7% cũng là thấy khó khăn, thậm chí sau bão Yagi nhiêu đồng chí khuyên tôi năm 2024 giảm một số mục tiêu để phấn đấu. Tôi cũng trả lời rằng mình phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, cuộc sống ấm no của nhân dân chứ không phải mục tiêu đặt ra vừa phải phấn đấu cho dễ dàng.

Càng khó khăn, càng áp lực thì càng phải nỗ lực. Đó là truyền thống dân tộc ta và cũng là văn hóa, cốt lõi của đất nước. Càng áp lực càng nỗ lực, càng khó khăn càng đoàn kết thống nhất”, Thủ tướng cho biết.

Chính vì thế, Chính phủ thấy cần báo cáo Bộ Chính trị, Trung ương có thể phấn đấu năm 2025 với các mục tiêu cao hơn, cụ thể tăng trưởng nâng lên 8% trở lên. Vừa qua, sau Hội nghị Trung ương, Chính phủ có nghị quyết  giao ngay tăng trưởng cho các tỉnh, thành và các bộ ngành liên quan.

Mấy ngày vừa rồi Chính phủ họp liên tục, sau kỳ họp Quốc hội lại tiếp tục họp với DN, các hiệp hội doanh nghiệp nhiều nước, khu vực. Mình phải kéo người ta vào cuộc với mình. Tất cả đều phải hành động, phải thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình tập trung cho mục tiêu tăng trưởng.

Vướng mắc ở đâu tháo gỡ ở đấy, vướng mắc lúc nào tháo gỡ lúc đó

Về giải pháp, Thủ tướng nhấn mạnh để không gian sáng tạo cho bộ, ngành, địa phương, DN và các chủ thể liên quan sáng tạo thực hiện mục tiêu tăng trưởng. Tức mọi người phải làm, tất cả phải vào cuộc dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Lựa chọn mục tiêu tăng trưởng cao thì phải tăng trưởng tín dụng cao, kết hợp chính sách tài khóa, tạo thuận lợi cho người dân, DN. Cùng với đó phải hy sinh một phần lạm phát nên mong Quốc hội đồng ý nới lạm phát nếu phải làm.

Nợ công, nợ chính phủ, nợ nước ngoài chúng ta đang kiểm soát rất tốt mấy năm vừa qua. Vay được, làm tốt và trả được thì chả có vấn đề gì phải lo. Tại sao như Mỹ, Nhật, Hàn nợ công 100% GDP, vì người ta đầu tư tốt, hiệu quả tốt. Hiệu quả đầu tư của ta chưa cao nên mới kiểm soát nợ công, nợ chính phủ. Nhưng bây giờ cũng phải nới vay, quan trọng là hiệu quả đầu tư.

Một giải pháp nữa là thúc đẩy đầu tư công. Mấy năm nay chậm, vừa qua gỡ được một số vướng mắc qua việc dùng 1 luật sửa 4 luật, 1 luật sửa 9 luật. Đầu tư công phải dẫn dắt đầu tư tư.

Ngoài ra phải đẩy mạnh 3 đột phá chiến lược. Trước hết, đột phá của đột phá là tháo gỡ thể chế. Tinh thần là vướng mắc ở đâu tháo gỡ ở đấy, vướng mắc lúc nào tháo gỡ lúc đó, thuộc thẩm quyền của ai thì người đó phải quyết.

Về đột phá hạ tầng cũng phải triển khai mạnh mẽ, trong đó có hạ tầng giao thông. Chính phủ trình Chính phủ một số dự án đường sắt mang tính chiến lược, cùng với đó xin một loạt cơ chế chính sách đặc thù để tiến độ làm nhanh, từ đó giảm chi phí, không đội vốn, không kéo dài. Tất nhiên phải thiết kế tăng cường giám sát, kiểm tra.

Cạnh đó phải phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Bây giờ vừa phải làm mới động lực tăng trưởng truyền thống là đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng nhưng cũng phải thúc đẩy mạnh mẽ hơn động lực tăng trưởng mới là dựa vào KHCN, đổi mới táng tạo, chuyển đổi số. Chính vì thế mới có Nghị quyết 57 và được thể chế hóa ngay khi Chính phủ và Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội làm việc suốt ngày đêm để trình Quốc hội một số cơ chế, chính sách để thực hiện. Bắt buộc ta phải làm, vừa làm vừa điều chỉnh dần cơ chế chính sách.

Tất cả rất khó nhưng phải làm, nhưng không có nghĩa làm liều, mà phải phân tích cơ sở khoa học. Đại hội XIII xác định khâu tổ chức thực hiện vẫn là khâu yếu, nên khâu này phải nhanh, kịp thời, tư tưởng phải thông, quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn, hành động phải quyết liệt, làm việc nào ra việc đó.

Đầu tư tập trung, không dàn trải. Và khi phân công phải rõ người, rõ việc, rõ tiến độ, rõ sản phẩm va rõ trách nhiệm; tăng cường giám sát, kiểm tra, đôn đốc, thúc đẩy, tháo gỡ trong tổ chức thực hiện.

Chúng ta có kinh nghiệm, như đường dây 500kv pha 3 vừa qua, cứ để dềnh dang như trước đây thì 3-4 năm, vừa qua rút ngắn còn 6 tháng. Hay sân bay Long Thành là điển hình, trước đây vướng mắc, tổ chức chưa được khoa học lắm, nhưng 2 năm nay làm tích cực. Năm 2024 chưa thay đổi tổng nguồn điện, trong khi sử dụng điện tăng 12% để phù hợp tăng trưởng nhung không thiếu điện. Tất cả do điều hành, thực hiện, cùng nhau làm, đoàn kết, nhất trí, thống nhất rồi thì chỉ bàn làm không bàn lùi, chỉ có tiến chứ không lùi!

Hay cải cách tổ chức bộ máy không chỉ là cơ học mà mục tiêu là nâng cao hiệu quả hoạt động, giảm thủ tục hành chính, bỏ cơ chế xin - cho. Chúng ta cắt đi một cấp thì rõ ràng bớt đi 1 thủ tục hành chính, cộng với số hóa, nâng cao hiệu lực hiệu quả hiệu năng của bộ máy. 

Từ tổ chức bộ máy để bố trí sắp xếp nhân sự phù hợp, nâng cao chất lượng và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ công chức viên chức, tăng cường hướng tới cơ sở, cấp gần dân nhất để lo cho dân. Tại sao ta bỏ công an cấp huyện? Mỗi huyện trên dưới 100 đồng chí, khi tổ chức lại thì một số rút lên tỉnh, nhưng đa số chuyển xuống cấp cơ sở, cấp gần dân nhất. 

Cuối cùng người dân phải được hạnh phúc, ấm no, đất nước phải hùng cường, thịnh vượng, văn minh, giàu mạnh. Làm gì thì làm nhưng mục tiêu là như thế.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chính phủ trình Quốc hội cơ chế, chính sách đặc thù cho dự án điện hạt nhân Ninh Thuận
Chính phủ trình Quốc hội cơ chế, chính sách đặc thù cho dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

VOV.VN - Sáng 14/2, tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường thứ 9, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên thừa ủy quyền của Thủ tướng trình Quốc hội các cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

Chính phủ trình Quốc hội cơ chế, chính sách đặc thù cho dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

Chính phủ trình Quốc hội cơ chế, chính sách đặc thù cho dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

VOV.VN - Sáng 14/2, tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường thứ 9, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên thừa ủy quyền của Thủ tướng trình Quốc hội các cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

Đổi mới sáng tạo, “ăn nhau ở phương pháp làm, đừng nặng nề trình tự thủ tục”
Đổi mới sáng tạo, “ăn nhau ở phương pháp làm, đừng nặng nề trình tự thủ tục”

VOV.VN - Giám đốc Công an Hà Nội cho rằng, “bám vào mục tiêu, quan điểm, còn làm được như thế nào là do phương pháp. Ăn nhau ở phương pháp vì tùy thuộc tư duy mỗi người. Đừng quá nặng nề về trình tự thủ tục”.

Đổi mới sáng tạo, “ăn nhau ở phương pháp làm, đừng nặng nề trình tự thủ tục”

Đổi mới sáng tạo, “ăn nhau ở phương pháp làm, đừng nặng nề trình tự thủ tục”

VOV.VN - Giám đốc Công an Hà Nội cho rằng, “bám vào mục tiêu, quan điểm, còn làm được như thế nào là do phương pháp. Ăn nhau ở phương pháp vì tùy thuộc tư duy mỗi người. Đừng quá nặng nề về trình tự thủ tục”.

Tổng Bí thư: “Không làm được thì phải mang sách đến mà học chứ”
Tổng Bí thư: “Không làm được thì phải mang sách đến mà học chứ”

VOV.VN - “Huyện Đông Anh, quận Hoàn Kiếm thu hai mấy nghìn tỷ, gấp nhiều lần nhiều tỉnh là điều rất đáng suy nghĩ. Quy mô dân số, đất đai hạn chế sao quận, huyện làm được mà cả tỉnh lại không làm được? Phải mang sách đến mà học chứ” – Tổng Bí thư  Tô Lâm nói.

Tổng Bí thư: “Không làm được thì phải mang sách đến mà học chứ”

Tổng Bí thư: “Không làm được thì phải mang sách đến mà học chứ”

VOV.VN - “Huyện Đông Anh, quận Hoàn Kiếm thu hai mấy nghìn tỷ, gấp nhiều lần nhiều tỉnh là điều rất đáng suy nghĩ. Quy mô dân số, đất đai hạn chế sao quận, huyện làm được mà cả tỉnh lại không làm được? Phải mang sách đến mà học chứ” – Tổng Bí thư  Tô Lâm nói.