Trưởng Ban KTTƯ Trần Tuấn Anh: Tạo thế và lực cho Vùng ĐBSCL

VOV.VN - Nghị quyết số 13-NQ/TW được kỳ vọng sẽ tạo động lực để vùng kinh tế rộng lớn ĐBSCL, phát huy những thế mạnh về phát triển sản xuất nông nghiệp, thu hút đầu tư vào các lĩnh vực khác nhau.

Ngày mai (22/4), hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 2/4/2022 của Bộ Chính trị khóa XIII về phương hướng phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 sẽ diễn ra, đây cũng là hội nghị thứ 2 về phát triển vùng được Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức.

Nghị quyết được kỳ vọng sẽ tạo động lực để vùng kinh tế rộng lớn ĐBSCL với tổng diện tích 40.400km2, sẽ phát huy hơn nữa những thế mạnh về phát triển sản xuất nông nghiệp, thu hút đầu tư vào các lĩnh vực khác nhau đối với các địa phương trong Vùng, tạo thế và lực trong thời gian tới và góp phần cùng cả nước thực hiện thắng lợi Nghị quyết ĐH XIII của Đảng.

Trước thềm hội nghị, PV VOV đã phỏng vấn ông Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương về vấn đề này.

PV: Thưa ông, ông có thể cho biết sự cần thiệt và ý nghĩa của việc ban hành Nghị quyết XIII của Bộ Chính trị đối với các địa phương trong vùng ĐBSCL?

Ông Trần Tuấn Anh: Vùng ĐBSCL là vùng có vai trò và vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế văn hóa xã hội, môi trường quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước.

Bộ Chính trị đã xác định phát triển vùng ĐBSCL nhanh và bền vững phù hợp với vai trò, vị trí chiến lược của vùng và trở thành vùng phát triển hiện đại sinh thái văn minh và bền vững, có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển của các địa phương trong vùng và của cả nước.

Qua tổng kết đánh giá 18 năm thực hiện Nghị quyết số 21 của Bộ Chính trị khóa IX và 9 năm thực hiện kết luận số 28 của Bộ Chính trị khóa XI đã cho thấy vùng ĐBSCL đã có những bước phát triển khá toàn diện nhưng đồng thời cũng bộc lộ nhiều khó khăn, hạn chế và vùng hiện nay cũng đang đối mặt với những thách thức mới.

Tại Nghị quyết số XIII của Bộ Chính trị mới được ban hành thì Bộ Chính trị đã phân tích và chỉ ra những nguyên nhân khách quan và chủ quan của các hạn chế yếu kém trong phát triển của Vùng thời gian qua, trong đó có những nguyên nhân gây ra bởi tác động ảnh hưởng ngày càng nặng nề của thiên tai, biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn thay đổi dòng chảy của sông Mekong và nạn chặt phá rừng nhưng đồng thời Bộ Chính trị cũng nhấn mạnh các nguyên nhân chủ quan bởi tư duy về liên kết vùng chậm được đổi mới, cơ chế điều phối kết nối vùng còn nhiều bất cập và thiếu hệ thống các chỉ tiêu kinh tế xã hội để quản lý và thuyết phục, chưa có những chính sách đủ mạnh để tạo được bước đột phá cần thiết cho khu vực và một số địa phương trong Vùng.

Trước yêu cầu và đòi hỏi đối với sự phát triển chung của cả nước và của vùng ĐBSCL trong giai đoạn phát triển tới đây, quán triệt tinh thần của Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, việc xem xét, ban hành Nghị quyết mới của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm phòng an ninh vùng ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 là hết sức cần thiết và có ý nghĩa quan trọng nhằm đề ra quan điểm, mục tiêu và các nhiệm vụ giải pháp chủ yếu để tạo bước phát triển nhanh và bền vững cho ĐBSCL trong thời gian tới.

PV: Điểm mới và những trọng tâm đột phá của Nghị quyết số XIII lần này là gì thưa ông?

Ông Trần Tuấn Anh: Nghị quyết số XIII của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã cập nhật và bổ sung các quan điểm chủ trương mới của Đảng thời gian gần đây, đặc biệt là Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII, đồng thời cập nhật đánh giá những bối cảnh mới, tình hình mới có tác động đến Vùng để xác định các quan điểm định hướng cũng như các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp toàn diện cho phát triển kinh tế xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh và vùng ĐBSCL.

Trong giai đoạn phát triển tới đây với 5 nhóm quan điểm và 5 nhóm nhiệm vụ giải pháp chủ yếu bao gồm:

Thứ nhất, tập trung hoàn thiện thể chế chính sách phát triển liên kết Vùng.

Thứ hai là phát triển nhanh và bền vững.

Thứ ba là phát triển văn hóa xã hội, nâng cao đời sống vật chất của nhân dân.

Thứ tư là bảo đảm vững chắc quốc phòng và ninh và cuối cùng là tập trung xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị.

Trong đó Bộ Chính trị đã đề ra những quan điểm định hướng và nhiệm vụ giải pháp mới có tính đột phá cho phát triển của vùng trong thời gian tới thể hiện một số điểm phát triển vùng ĐBSCL trở thành vùng phát triển hệ sinh thái văn minh và bền vững lấy con người làm trung tâm và tài nguyên nước là yếu tố cốt lõi, tôn trọng quy luật của tự nhiên phù hợp với điều kiện, đặc điểm của Vùng và đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng chủ yếu dựa vào sử dụng hiệu quả các nguồn lực, thúc đẩy phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, cơ cấu kinh tế vùng theo hướng kinh tế xanh kinh tế tuần hoàn nông nghiệp sinh thái là trọng tâm.

PV: Xin trân trọng cảm ơn ông!./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đổi thay ở vùng đồng bào Khmer khu vực  ĐBSCL
Đổi thay ở vùng đồng bào Khmer khu vực ĐBSCL

VOV.VN - Sự quan tâm, chăm lo của Đảng, Nhà nước, các địa phương với nhiều chương trình, dự án, chính sách dân tộc… được triển khai kịp thời, hiệu quả, giúp đời sống, kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc Khmer vùng ĐBSCL ngày được nâng lên.

Đổi thay ở vùng đồng bào Khmer khu vực  ĐBSCL

Đổi thay ở vùng đồng bào Khmer khu vực ĐBSCL

VOV.VN - Sự quan tâm, chăm lo của Đảng, Nhà nước, các địa phương với nhiều chương trình, dự án, chính sách dân tộc… được triển khai kịp thời, hiệu quả, giúp đời sống, kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc Khmer vùng ĐBSCL ngày được nâng lên.

Chiến lược vaccine đã giúp các địa phương vùng ĐBSCL hạn chế số ca bệnh nặng
Chiến lược vaccine đã giúp các địa phương vùng ĐBSCL hạn chế số ca bệnh nặng

VOV.VN - Với việc đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine cho người dân, nhất là tiêm mũi nhắc lại, liều bổ sung đang giúp các địa phương trong vùng kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh COVID-19, số ca nhiễm ngày một giảm và số lượng bệnh nhân chuyển nặng đang giảm dần.

Chiến lược vaccine đã giúp các địa phương vùng ĐBSCL hạn chế số ca bệnh nặng

Chiến lược vaccine đã giúp các địa phương vùng ĐBSCL hạn chế số ca bệnh nặng

VOV.VN - Với việc đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine cho người dân, nhất là tiêm mũi nhắc lại, liều bổ sung đang giúp các địa phương trong vùng kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh COVID-19, số ca nhiễm ngày một giảm và số lượng bệnh nhân chuyển nặng đang giảm dần.

Vùng mía nguyên liệu lớn nhất ĐBSCL tiếp tục giảm diện tích trồng
Vùng mía nguyên liệu lớn nhất ĐBSCL tiếp tục giảm diện tích trồng

VOV.VN - Tại huyện Phụng Hiệp, Hậu Giang - vùng mía nguyên liệu lớn nhất ĐBSCL, diện tích mía tiếp tục giảm sâu do người dân lo ngại gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ.

Vùng mía nguyên liệu lớn nhất ĐBSCL tiếp tục giảm diện tích trồng

Vùng mía nguyên liệu lớn nhất ĐBSCL tiếp tục giảm diện tích trồng

VOV.VN - Tại huyện Phụng Hiệp, Hậu Giang - vùng mía nguyên liệu lớn nhất ĐBSCL, diện tích mía tiếp tục giảm sâu do người dân lo ngại gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ.

Thêm một kỳ vọng giải bài toán nông sản vùng ĐBSCL
Thêm một kỳ vọng giải bài toán nông sản vùng ĐBSCL

VOV.VN - Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.Cần Thơ vừa được thông qua sẽ khơi thông điểm nghẽn để Cần Thơ phát huy các tiềm năng, lợi thế, thu hút các nguồn lực vào những lĩnh vực thế mạnh để phát triển bền vững, nhanh chóng trở thành đô thị trung tâm vùng ĐBSCL.

Thêm một kỳ vọng giải bài toán nông sản vùng ĐBSCL

Thêm một kỳ vọng giải bài toán nông sản vùng ĐBSCL

VOV.VN - Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.Cần Thơ vừa được thông qua sẽ khơi thông điểm nghẽn để Cần Thơ phát huy các tiềm năng, lợi thế, thu hút các nguồn lực vào những lĩnh vực thế mạnh để phát triển bền vững, nhanh chóng trở thành đô thị trung tâm vùng ĐBSCL.