Việt Nam đã miễn thị thực đơn phương với 13 nước, là địa bàn du lịch trọng điểm

VOV.VN - Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho biết, Việt Nam hiện miễn thị thực đơn phương với 13 nước, là địa bàn du lịch trọng điểm.

Chiều nay 18/3, phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Phiên họp 31 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục diễn ra với phần trả lời của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.

Đại biểu Tạ Thị Yên - Phó Trưởng Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh, Việt Nam từ một nước bị chiến tranh tàn phá, đói nghèo, lạc hậu, đã trở thành nước đang phát triển. Năm 2023, Việt Nam có thu nhập bình quân đầu người ở mức trung bình, quy mô GDP đạt khoảng 433,3 tỷ USD, xếp thứ 5 trong khu vực ASEAN, thứ 35 trên thế giới, là nước đông dân thứ ba khu vực ASEAN và đứng thứ 15 trên thế giới.

Trong nhiều năm trở lại đây, Việt Nam luôn được bình chọn là điểm đến ưa thích của khách du lịch. Và chúng ta cũng đã đơn phương hoặc ký kết các thỏa thuận miễn thị thực đối với một số nước nhằm tạo điều kiện cho việc thu hút du lịch, tạo thuận lợi cho việc đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, số lượng người Việt Nam ra nước ngoài làm việc, du lịch cũng rất nhiều. Tuy nhiên, còn khá ít nước miễn thị thực cho công dân Việt Nam và việc xin thị thực của công dân Việt Nam còn gặp khá nhiều khó khăn, phức tạp.

“Xin hỏi bộ trưởng, vai trò của Bộ Ngoại giao trong vấn đề này như thế nào? Bộ có giải pháp gì để cải thiện tình hình này, tạo thêm thuận lợi cho công dân Việt Nam khi đi ra nước ngoài và việc tạo điều kiện thuận lợi cho việc cấp visa cho người nước ngoài vào Việt Nam cho tương xứng với vị thế của đất nước trong giai đoạn hiện nay?” – nữ đại biểu nêu câu hỏi.

Trả lời đại biểu, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhắc lại khẳng định của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là đất nước ta chưa bao giờ có được tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay.

Điều đó thể hiện qua việc các nước rất quan tâm tăng cường thăm, thúc đẩy du lịch, hợp tác với Việt Nam; coi Việt Nam là địa điểm đến an toàn, hiệu quả, có nhiều danh lam thắng cảnh, văn hoá, lịch sử.

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cũng nhấn mạnh, trong xu thế mở cửa hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay thì không chỉ có công dân các nước đến Việt Nam mà công dân Việt Nam có nhu cầu rất lớn ra bên ngoài đi làm ăn, du lịch,...

Với trách nhiệm của mình, Bộ Ngoại giao Việt Nam triển khai 3 biện pháp quan trọng để thúc đẩy giao lưu quốc tế. Đó là tiếp tục cùng phối hợp với các bộ ngành để đơn giản hoá thủ tục về xuất nhập cảnh. Gần đây, Quốc hội đã thông qua Luật xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của công dân nước ngoài tại Việt Nam. Trong đó, tạo thuận lợi rất nhiều, kể cả mở rộng thời gian lưu trú tại Việt Nam, tăng cường cấp visa du lịch.

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao cho biết, Việt Nam hiện miễn thị thực đơn phương với 13 nước, là địa bàn du lịch trọng điểm. Cùng với đó, Bộ Ngoại giao phối hợp với bộ ngành đàm phán với các nước và miễn thị thực song phương với 15 nước. Bộ cũng đang triển khai đàm phán với 80 nước về miễn thị thực song phương, có đi có lại về hộ chiếu ngoại giao và công vụ.

“Thời gian vừa qua tạo điều kiện rất tốt. Chủ trương tới đây theo chỉ đạo của Chính phủ sẽ đàm phán và ký kết miễn thị thực song phương, vừa tạo thế cho công dân ra nước ngoài cũng như tạo điều kiện cho công dân nước ngoài vào Việt Nam” – ông Bùi Thanh Sơn nói.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đại biểu Quốc hội: Khi nào nâng mức giảm trừ gia cảnh tính thuế thu nhập?
Đại biểu Quốc hội: Khi nào nâng mức giảm trừ gia cảnh tính thuế thu nhập?

VOV.VN - “Bộ Tài chính có phương án xét tăng mức giảm trừ gia cảnh với người nộp thuế thu nhập cá nhân và người phụ thuộc trong thời gian tới chưa, mức giảm trừ bao nhiêu là phù hợp?”

Đại biểu Quốc hội: Khi nào nâng mức giảm trừ gia cảnh tính thuế thu nhập?

Đại biểu Quốc hội: Khi nào nâng mức giảm trừ gia cảnh tính thuế thu nhập?

VOV.VN - “Bộ Tài chính có phương án xét tăng mức giảm trừ gia cảnh với người nộp thuế thu nhập cá nhân và người phụ thuộc trong thời gian tới chưa, mức giảm trừ bao nhiêu là phù hợp?”

Chất vấn Bộ trưởng Tài chính về sai phạm thẩm định dìm giá, nâng giá
Chất vấn Bộ trưởng Tài chính về sai phạm thẩm định dìm giá, nâng giá

VOV.VN - Đại biểu Quốc hội đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài chính nêu giải pháp để xử lý tình trạng kiểm toán viên, thẩm định giá vì lợi ích riêng có hành vi bao che, thậm chí câu kết dìm giá, nâng giá, làm thất thoát tài sản Nhà nước.

Chất vấn Bộ trưởng Tài chính về sai phạm thẩm định dìm giá, nâng giá

Chất vấn Bộ trưởng Tài chính về sai phạm thẩm định dìm giá, nâng giá

VOV.VN - Đại biểu Quốc hội đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài chính nêu giải pháp để xử lý tình trạng kiểm toán viên, thẩm định giá vì lợi ích riêng có hành vi bao che, thậm chí câu kết dìm giá, nâng giá, làm thất thoát tài sản Nhà nước.

Xử lý bỏ cọc sau trúng đấu giá tài sản: Có nên nâng mức tiền đặt trước?
Xử lý bỏ cọc sau trúng đấu giá tài sản: Có nên nâng mức tiền đặt trước?

VOV.VN - Quy định mức tiền đặt trước, nhất là việc có nên nghiên cứu nâng cao hơn với tài sản có giá trị lớn là vấn đề đang được đặt ra khi sửa Luật Đấu giá tài sản.

Xử lý bỏ cọc sau trúng đấu giá tài sản: Có nên nâng mức tiền đặt trước?

Xử lý bỏ cọc sau trúng đấu giá tài sản: Có nên nâng mức tiền đặt trước?

VOV.VN - Quy định mức tiền đặt trước, nhất là việc có nên nghiên cứu nâng cao hơn với tài sản có giá trị lớn là vấn đề đang được đặt ra khi sửa Luật Đấu giá tài sản.