Vụ gỗ trắc ở Quảng Trị lại được nhắc khi chất vấn ở Ủy ban Thường vụ Quốc hội

VOV.VN - Đại biểu Hoàng Đức Thắng – Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị tiếp tục đặt vấn đề liên quan “vụ gỗ trắc” tại phiên chất vấn do Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức sáng 15/8.

Vị đại biểu này cho biết, trả lời ý kiến của đại biểu Quốc hội tại phiên chất vấn do Ủy ban thường vụ Quốc hội tổ chức ngày 20/3, về xử lý vụ án ra quyết định trái pháp luật tại cơ quan CSĐT C44 Bộ Công an, Viện trưởng VKSND Lê Minh Trí cho rằng, do không có cơ quan nào giám định, định giá lô gỗ vật chứng đã bán đi một cách khuất tất nên không có cơ sở đánh giá hậu quả, hành vi vi phạm pháp luật. Vì thế, dù khởi tố vụ án nay phải đình chỉ.

“Vậy theo Bộ trưởng, trách nhiệm giám định này thuộc về cơ quan nào? Bộ trưởng có giải pháp gì để việc giám định vụ việc này được thực hiện và khi nào sẽ hoàn tất giám định?” – ông Hoàng Đức Thắng hỏi.

Đại biểu này cũng gửi Viện trưởng VKSND Tối cao Lê Minh Trí ý kiến: Tại sao cùng một lô gỗ vật chứng, các cơ quan tố tụng đã căn cứ vào kết quả giám định, định giá trước đó để làm cơ sở buộc tội các bị cáo, nay lại bảo chưa có cơ sở giám định, định giá để xem xét hậu quả hành vi vi phạm bán vật chứng trái phép nên không có căn cứ khởi tố bị can.

 “Nói như Viện trưởng thì chẳng lẽ cả hệ thống tư pháp đành bó tay để tội phạm nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật? Như vậy có mâu thuẫn không?”, ông Thắng nêu vấn đề.

Trả lời câu hỏi này, ông Lê Thành Long cho biết, Bộ Tư pháp tham gia duy nhất một việc trong vụ gỗ trắc ở Quảng Trị là trả lời văn bản rằng, các tổ chức giám định chưa được công bố trong danh sách thì có đủ thẩm quyền theo quy định của pháp luật về giám định tư pháp để làm việc này không.

“Chúng tôi nói là đủ. Chúng tôi chỉ khẳng định về mặt hình thức và quy định của pháp luật về giám định. Bộ Tư pháp không có thẩm quyền đi vào nội dung” – ông Lê Thành Long khẳng định.

Ngay sau đó, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định mời Viện trưởng Viện KSND tối cao Lê Minh Trí trả lời câu chất vấn của đại biểu Hoàng Đức Thắng.

“Tôi được hỏi và trả lời lần này là lần thứ 10 về hai vụ án liên quan” – Viện trưởng VKSND tối cao Lê Minh Trí chia sẻ, đồng thời nhấn mạnh, phải xác định rõ hai vụ án để tránh nhầm lẫn: Một là vụ án “buôn lậu, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” đã xét xử sơ thẩm, phúc thẩm; còn vụ án “Ra quyết định trái pháp luật, xử lý vật chứng, bán vật chứng trái pháp luật”.

Trước ý kiến đại biểu cho rằng, có 1 lô gỗ nhưng với vụ buôn lậu thì xử lý được, còn vụ ra quyết định trái pháp luật lại chưa làm được, phải đình chỉ, ông Lê Minh Trí lưu ý, hiện Cơ quan điều tra của Viện KSND tối cao đang dùng biện pháp tố tụng “tạm đình chỉ” chứ không “đình chỉ” vụ án.

Viện trưởng cho biết, quá trình điều tra có thời hạn, nhưng thời hạn giám định chưa xác định cụ thể trong luật nên cơ quan giám định trả lời chậm, dẫn đến hết hạn điều tra nên phải tạm đình chỉ vụ án, khi có kết quả, có cơ sở thì phục hồi điều tra trở lại.

Thời gian qua, Cơ quan điều tra của Viện KSND tối cao gửi 4 cơ quan có chức năng để giám định hậu quả thiệt hại của vụ án ra quyết định trái pháp luật. 2 cơ quan Hội đồng định giá tài sản của Quảng Trị và Đà Nẵng trả lời gỗ không còn, gỗ quý hiếm, không có cơ sở định giá. Bộ Tài chính trả lời không thuộc thẩm quyền định giá của bộ. Bộ NN-NT trả lời chưa đầy đủ căn cứ cơ sở pháp lý theo quy định chuyên môn về hoạt động của hội đồng định giá tài sản . Có nghĩa là tới giờ này 4 cơ quan chức năng chưa cho ra ra kết quả nên không có xác định hậu quả thiệt hại.

Ông Lê Minh Trí nhấn mạnh, xử lý tội phạm hình sự phải có hành vi vi phạm pháp luật hình sự và gây hậu quả được xác định. Hành vi vi phạm khẳng định là có, vi phạm Điều 76 Bộ luật tố tụng hình sự khi bán vật chứng nhưng hiện giờ còn thiếu kết quả xác định hậu quả gây ra.

Trước băn khoăn vì sao cũng số gỗ đó mà vụ án buôn lậu tính được mà vụ án ra quyết định trái pháp luật không tính được, Viện trưởng Viện KSND tối cao phân tích: Đối tượng và thời điểm xác định hậu quả hai vụ án khác nhau. Với hành vi buôn lậu thì việc xác định căn cứ số lượng, chủng loại quy ra tiền ở thời điểm đó. Còn vụ này xác định hậu quả ở thời điểm ra quyết định trái pháp luật, nhưng có đặc điểm lô vật chứng bán rồi nên không còn giám định thực tế được, phải giám định theo nguyên tắc khác thì cơ quan chức năng chưa đưa ra quyết định.

“Tới giờ này chưa có kết quả giám định, chưa có căn cứ nào khác thì chúng tôi không thể tiếp tục thực hiện chức năng điều tra mà phải tạm định chỉ để đúng quy định pháp luật. Thời gian qua, Cơ quan cảnh sát điều tra của Viện KSND tối cao đã làm đúng trách nhiệm, đúng luật pháp. Nếu bây giờ không có hậu quả mà chúng tôi làm khác đi thì là thực hiện một hành vi vi phạm pháp luật khác.

Ông cũng chia sẻ thêm rằng, trong cuộc đấu tranh này chưa chứng minh được tội phạm, chưa kết luận được là điều cảm thấy băn khoăn về trách nhiệm trong thực thi nhiệm vụ, nhưng không thể bất chấp pháp luật để kết luận cho bằng được khi chứng cứ và quy định pháp luật chưa đủ điều kiện để kết luận.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bộ trưởng Tư pháp: Chặn thông đồng dìm giá khi đấu giá tài sản công
Bộ trưởng Tư pháp: Chặn thông đồng dìm giá khi đấu giá tài sản công

VOV.VN - Bộ Tư pháp sẽ định hướng sửa Luật Đấu giá tài sản theo hướng siết chặt một số quy định để tránh thông đồng, dìm giá; tăng cường năng lực, chuyên nghiệp hóa đội ngũ đấu giá; phát triển đấu giá trực tuyến…

Bộ trưởng Tư pháp: Chặn thông đồng dìm giá khi đấu giá tài sản công

Bộ trưởng Tư pháp: Chặn thông đồng dìm giá khi đấu giá tài sản công

VOV.VN - Bộ Tư pháp sẽ định hướng sửa Luật Đấu giá tài sản theo hướng siết chặt một số quy định để tránh thông đồng, dìm giá; tăng cường năng lực, chuyên nghiệp hóa đội ngũ đấu giá; phát triển đấu giá trực tuyến…

Bộ trưởng Tư pháp: Việc chậm, nợ văn bản pháp luật chưa được giải quyết dứt điểm
Bộ trưởng Tư pháp: Việc chậm, nợ văn bản pháp luật chưa được giải quyết dứt điểm

VOV.VN - Trả lời chất vấn của các đại biểu, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long thừa nhận, việc nợ, chậm ban hành văn bản pháp luật là vấn đề từ lâu chưa được giải quyết dứt điểm.

Bộ trưởng Tư pháp: Việc chậm, nợ văn bản pháp luật chưa được giải quyết dứt điểm

Bộ trưởng Tư pháp: Việc chậm, nợ văn bản pháp luật chưa được giải quyết dứt điểm

VOV.VN - Trả lời chất vấn của các đại biểu, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long thừa nhận, việc nợ, chậm ban hành văn bản pháp luật là vấn đề từ lâu chưa được giải quyết dứt điểm.

Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long: "Vấn đề sợ trách nhiệm là có"
Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long: "Vấn đề sợ trách nhiệm là có"

VOV.VN - Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long thừa nhận có vấn đề sợ trách nhiệm. Điều này không chỉ Chính phủ, Bộ Tư pháp nói mà lãnh đạo Đảng, Nhà nước và diễn đàn Quốc hội cũng nói nhiều.

Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long: "Vấn đề sợ trách nhiệm là có"

Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long: "Vấn đề sợ trách nhiệm là có"

VOV.VN - Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long thừa nhận có vấn đề sợ trách nhiệm. Điều này không chỉ Chính phủ, Bộ Tư pháp nói mà lãnh đạo Đảng, Nhà nước và diễn đàn Quốc hội cũng nói nhiều.

Đại biểu Quốc hội tiếp tục chất vấn Chánh án về vụ “buôn lậu gỗ trắc” ở Quảng Trị
Đại biểu Quốc hội tiếp tục chất vấn Chánh án về vụ “buôn lậu gỗ trắc” ở Quảng Trị

VOV.VN - Tại phiên chất vấn Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hoà Bình sáng 20/3, đại biểu Hoàng Đức Thắng tiếp tục đề cập đến vụ án “buôn lậu gỗ trắc” xảy ra cách đây nhiều năm ở Quảng Trị do Trương Huy Liệu và đồng phạm thực hiện.

Đại biểu Quốc hội tiếp tục chất vấn Chánh án về vụ “buôn lậu gỗ trắc” ở Quảng Trị

Đại biểu Quốc hội tiếp tục chất vấn Chánh án về vụ “buôn lậu gỗ trắc” ở Quảng Trị

VOV.VN - Tại phiên chất vấn Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hoà Bình sáng 20/3, đại biểu Hoàng Đức Thắng tiếp tục đề cập đến vụ án “buôn lậu gỗ trắc” xảy ra cách đây nhiều năm ở Quảng Trị do Trương Huy Liệu và đồng phạm thực hiện.

5 bị cáo trong kỳ án buôn lậu gỗ trắc lĩnh án
5 bị cáo trong kỳ án buôn lậu gỗ trắc lĩnh án

VOV.VN - Sau phiên Tòa xét xử sơ thẩm lần thứ tư kéo dài từ ngày 14-23/8, vụ án buôn lậu có tính chất nghiêm trọng kéo dài 7 năm đã đi đến hồi kết.

5 bị cáo trong kỳ án buôn lậu gỗ trắc lĩnh án

5 bị cáo trong kỳ án buôn lậu gỗ trắc lĩnh án

VOV.VN - Sau phiên Tòa xét xử sơ thẩm lần thứ tư kéo dài từ ngày 14-23/8, vụ án buôn lậu có tính chất nghiêm trọng kéo dài 7 năm đã đi đến hồi kết.