Xem xét trình sửa đổi Luật Di sản Văn hoá

VOV.VN - Di sản văn hóa là lĩnh vực chuyên ngành có hệ thống văn bản pháp lý hoàn chỉnh sớm nhất trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Trong thời gian tới, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch sẽ trình Thủ tướng Chính phủ cho phép lập hồ sơ sửa đổi Luật Di sản Văn hoá nhằm tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá của dân tộc, khắc phục những bất cập, hạn chế sau 20 năm Luật Di sản văn hoá được ban hành và 10 năm triển khai Luật sửa đổi, bổ sung của Luật Di sản Văn hoá.

Di sản văn hóa là lĩnh vực chuyên ngành có hệ thống văn bản pháp lý hoàn chỉnh sớm nhất trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Trước những yêu cầu và đòi hỏi cấp bách từ thực tế đang diễn ra, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về di sản văn hóa cũng dần bộc lộ một số hạn chế, bất cập cả về nội dung và hình thức trong từng lĩnh vực cụ thể. 

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh cho biết: "Trách nhiệm của những cơ quan, của những cán bộ tham mưu …và phát huy những di sản này chưa được tận tâm với công việc. Ngân sách chúng ta đầu tư cho di sản cũng còn có nhiều hạn chế. Công tác xã hội hóa không phát huy được như mong muốn. Ý thức của người dân chưa hiểu luật và chúng ta chưa thấy được tầm quan trọng của việc bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa phi vật thể..."

Bên cạnh đó, pháp luật về di sản văn hóa phi vật thể ra đời sau pháp luật về di sản văn hóa vật thể, nên trong cách hiểu về các khái niệm, thuật ngữ cũng bị ảnh hưởng theo góc độ di sản văn hóa vật thể. Trong lĩnh vực bảo tàng, vẫn còn nhiều quy định còn chưa cụ thể thiên về định tính, chưa định lượng, nhiều quy định của Luật còn chưa có hoặc chưa đầy đủ  cũng gây ra những khó khăn, vướng mắc khi triển khai nhiệm vụ.

Do đó, việc tiếp tục sửa đổi, bổ sung Luật Di sản văn hóa cùng các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành là hết sức cần thiết để bắt kịp sự vận động và biến chuyển của xã hội, địều chỉnh và cụ thể hóa được những vẫn đề còn vướng mắc, tạo hành lang pháp lý thuận lợi nhất cho các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Sửa đổi Luật Di sản văn hóa cần lấp những khoảng trống đang có
Sửa đổi Luật Di sản văn hóa cần lấp những khoảng trống đang có

VOV.VN - Sáng nay (12/1) tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Hội nghị - Hội thảo tổng kết Luật Di sản văn hóa.

Sửa đổi Luật Di sản văn hóa cần lấp những khoảng trống đang có

Sửa đổi Luật Di sản văn hóa cần lấp những khoảng trống đang có

VOV.VN - Sáng nay (12/1) tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Hội nghị - Hội thảo tổng kết Luật Di sản văn hóa.

Quốc hội thảo luận về sửa đổi Điều 23 Luật Nhà ở: Có lo ngại gom đất chờ thời?
Quốc hội thảo luận về sửa đổi Điều 23 Luật Nhà ở: Có lo ngại gom đất chờ thời?

VOV.VN - Đánh giá việc sửa quy định là cần thiết để gỡ vướng mắc cho hàng trăm dự án, song nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, cần phải đảm bảo nguyên tắc hài hoà lợi ích của Nhà nước, nhà đầu tư và người dân.

Quốc hội thảo luận về sửa đổi Điều 23 Luật Nhà ở: Có lo ngại gom đất chờ thời?

Quốc hội thảo luận về sửa đổi Điều 23 Luật Nhà ở: Có lo ngại gom đất chờ thời?

VOV.VN - Đánh giá việc sửa quy định là cần thiết để gỡ vướng mắc cho hàng trăm dự án, song nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, cần phải đảm bảo nguyên tắc hài hoà lợi ích của Nhà nước, nhà đầu tư và người dân.

Trình Quốc hội Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 8 luật
Trình Quốc hội Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 8 luật

VOV.VN - Việc sửa đổi, bổ sung một số điều của 8 luật nhằm kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về thể chế, pháp luật, khơi thông và phát huy nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh phòng, chống dịch bệnh COVID-19...

Trình Quốc hội Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 8 luật

Trình Quốc hội Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 8 luật

VOV.VN - Việc sửa đổi, bổ sung một số điều của 8 luật nhằm kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về thể chế, pháp luật, khơi thông và phát huy nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh phòng, chống dịch bệnh COVID-19...