Yên Bái: Trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu “Vì hạnh phúc của nhân dân”

VOV.VN - Từ tầm nhìn chiến lược trong lựa chọn các khâu đột phá, cùng sự phát huy cao độ tinh thần, trách nhiệm của những người đứng đầu, năm 2022, Yên Bái đã đứng thứ 14/63 tỉnh, thành phố về chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX), cải thiện 7 bậc so với năm 2021; đứng thứ 11/63 tỉnh, thành về chỉ số sự hài lòng về sự phục vụ hành chính (SIPAS),...

Sự chung tay, vào cuộc quyết liệt của những người đứng đầu, để việc nâng cao chỉ số hạnh phúc người dân không dừng lại ở những mục tiêu chung chung, những cách làm chung chung, hay xa hơn nữa là những khẩu hiệu chung chung. Đây được coi là yếu tố quan trọng, giúp mang đến những kết quả bước đầu trong hơn 1 nửa nhiệm kỳ tỉnh Yên Bái thực hiện nghị quyết về chỉ số “hạnh phúc” mà Đại hội Đảng bộ tỉnh này lần thứ XIX đã đề ra.

Bài 2 của loạt bài “Chỉ số Hạnh phúc” - Thước đo hoạt động cấp ủy Yên Bái” với nhan đề “Trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu “Vì hạnh phúc của nhân dân” sẽ đề cập nội dung này.

Đi dọc các xã vùng cao Mù Cang Chải, đâu cũng thấy những “cây mới”, “con mới” đã và đang được người dân địa phương nuôi trồng, canh tác, từ những giống dễ nhớ như: Lợn rừng, gà đen Mông, vịt bầu Lục Yên… đến những giống phải tận “mắt thấy, tai nghe” như: Rau mầm đá, nấm dược liệu, lê “ăn tại cây”…

Hái lê mời khách ăn mà không cần gọt rửa ngay giữa đồi lê Tai Nung rộng hơn 5ha lúc lỉu quả to tròn của gia đình, anh Mùa A Tòng ở xã Púng Luông vô cùng phấn khởi: "Tới năm thứ 3, thứ 4 có quả. Riêng cây lê này thì không có năm nào mất mùa. Trước đây, thì đây là nương ngô, sau mình chuyển đổi trồng cây ăn quả, so vườn lê với nương ngô ngày xưa thì vườn lê gấp 10, 15 lần".

Bí thư huyện uỷ Mù Cang Chải Nông Việt Yên cho biết, toàn huyện có diện tích khoảng 1.200km2, với ba tiểu vùng khí hậu khác nhau. Căn cứ vào từng tiểu vùng khí hậu, huyện đã tính toán thay đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi cho phù hợp.

Bí thư huyện uỷ Mù Cang Chải Nông Việt Yên khẳng định, huyện đã tập trung đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa các giống mới vào sản xuất theo chuỗi giá trị và phát triển các sản phẩm OCOP bước đầu đem lại hiệu quả cao. Đặc biệt đã từng bước làm thay đổi tư duy sản xuất của người dân và dần hình thành các vùng sản xuất tập trung như là vùng sản xuất hoa hồng, sản xuất nấm hương, rau an toàn, gạo nếp tan, gạo Séng cù, chè Shan tuyết….với tổng diện tích toàn huyện đạt trên 1000 ha.

Nay đã là nhiệm kỳ thứ 2 Bí thư Nông Việt Yên gắn bó với đất và người Mù Cang Chải. Chừng ấy thời gian là chừng ấy ngày anh gắn liền với những “Ngày cuối tuần cùng dân”: lúc thì anh cùng cán bộ huyện lên núi khai hoang ruộng nước cùng đoàn viên thanh niên; khi thì đi trồng những đường hoa Tớ dày với “ước mơ hoa” hồng rực nơi xứ núi; khi lại thấy anh lên bản đổ những con đường bê tông “không cần quá to, chỉ cần xe máy đi lại thuận lợi để bà con chở hàng hóa đem xuống chợ bán”…

Ngay từ đầu nhiệm kỳ, việc cụ thể hóa các nghị quyết Đại hội, cũng như các chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đã được Ban Thường vụ Huyện ủy chỉ đạo theo phương châm rõ người, rõ việc với cơ chế “giao nhiệm vụ, khoán sản phẩm”. Mỗi cán bộ, đảng viên luôn gương mẫu thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, thực hiện hiệu quả các phong trào thi đua như “Làm hết việc, chứ không chờ hết giờ”, “Mỗi ngày làm thêm một giờ, mỗi tuần làm thêm một ngày”. Trong quá trình triển khai có tổ chức rà soát, đánh giá nhằm kịp thời điều chỉnh, bổ sung, đảm bảo hoàn thành tốt các mục tiêu, nhiệm vụ theo kế hoạch đề ra. Kết quả là sau nửa nhiệm kỳ, đã có hơn 1/3 chỉ tiêu đạt và vượt so với nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện đề ra; trong 29 chỉ tiêu Đảng bộ tỉnh giao thì đã có một nửa đạt và vượt mức.

Theo Bí thư Yên, kết quả này không chỉ làm thay đổi bộ mặt kinh tế, xã hội của địa phương, mà còn tác động trực tiếp tới việc nâng cao chỉ số hạnh phúc, sự hài lòng của người dân trên địa bàn. 

"Tất cả các nhiệm vụ, giải pháp trong phát triển kinh tế, xã hội suy cho cùng đều hướng tới việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, trực tiếp góp phần nâng cao chỉ số hạnh phúc người dân theo bộ chỉ số đánh giá Tỉnh ủy Yên Bái đã ban hành. Thế nên dù còn nhiều khó khăn song huyện Mù Cang Chải đã quyết tâm biến những khó khăn thành lợi thế để thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, gắn với giảm nghèo bền vững, ngày càng nâng cao hơn nữa chỉ số hạnh phúc cho nhân dân"- Bí thư Nông Việt Yên khẳng định.

Tại huyện Yên Bình – nơi có hồ Thác Bà được ví như “Hạ Long trên núi” của tỉnh Yên Bái, đi đến đâu cũng được nghe người dân kể về Bí thư huyện ủy An Hoàng Linh và đội ngũ cán bộ, đảng viên dành mọi ngày cuối tuần để về với dân, để nghe dân nói, giúp dân giải quyết những khó khăn thực tại. Thậm chí, Bí thư huyện của họ còn công bố công khai số điện thoại của mình để lắng nghe ý kiến của nhân dân, kịp thời xử lý những vấn đề người dân phản ánh.

Cùng với việc giải quyết các vấn đề gắn liền với cuộc sống của nhân dân, cấp ủy, chính quyền, người đứng đầu địa phương ở Yên Bình còn dành nhiều thời gian gặp gỡ, hỗ trợ các doanh nghiệp.

Ông Võ Tiến Dũng, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Bảo Lai – đơn vị đóng chân trên địa bàn huyện Yên Bình cho biết, với sự hỗ trợ hết sức của địa phương trong việc giải phóng mặt bằng, xây dựng giao thông, công ty rất thuận lợi cho công tác luân chuyển hàng hóa, bán hàng, xuất hàng cho các đối tác. Các chế độ đối với doanh nghiệp thì huyện cũng rất ủng hộ.

Ông An Hoàng Linh, Bí thư huyện ủy Yên Bình chia sẻ: Thực hiện tinh thần chỉ đạo, hướng dẫn của Tỉnh ủy, hằng năm, Đảng bộ huyện đều xây dựng kế hoạch lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị với mục tiêu, chỉ tiêu năm sau cao hơn năm trước, “giao nhiệm vụ, khoán sản phẩm”, “cá thế hóa trách nhiệm cá nhân” với phương châm nhất quán “không có gì là không thể, phải quyết tâm tìm cách để làm”.

Bí thư huyện Yên Bình khẳng định, huyện luôn phát huy vai trò gương mẫu, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo quản lý các cấp, gần dân, sát dân, kịp thời nắm bắt và giải quyết các kiến nghị chính đáng của nhân dân, góp phần củng cố niềm tin, sự đồng thuận của nhân dân đối với hoạt động của cấp ủy, chính quyền các cấp.

Xác định cải cách hành chính là một trong 3 khâu đột phá trong việc hướng đến một nền hành chính trong sạch, phục vụ nhân dân, doanh nghiệp và cộng đồng xã hội; là tiền đề phát triển nhanh, bền vững theo hướng “Xanh, hài hòa, bản sắc, hạnh phúc” mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX đã đề ra,  

Ông Đoàn Hữu Phung, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Yên Bái cho biết, thời gian qua, Yên Bái đã thực hiện cải cách đồng bộ trên cả 6 lĩnh vực gồm: cải cách thể chế; cải cách thủ tục hành chính; cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; cải cách chế độ công vụ; cải cách tài chính công; xây dựng và phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số nhằm xây dựng nền hành chính dân chủ, hiện đại, chuyên nghiệp, kỷ cương, công khai, minh bạch...

Với chức năng của mình, người đứng đầu ngành kế hoạch –đầu tư tỉnh Yên Bái cũng đẩy mạnh tham mưu, thực hiện việc liên thông trong giải quyết các thủ tục hành chính, gắn với cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; ban hành quy chế phối hợp giải quyết thủ tục đầu tư đối với các dự án đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư năm 2020, từ đó cắt giảm thời gian thực hiện thủ tục từ 35-50% so với quy định.

"Với quan điểm đồng hành, hỗ trợ tích cực các nhà đầu tư hiện hữu trên địa bàn tỉnh, tỉnh đã và đang thực hiện hiệu quả chương trình cà phê doanh nhân, ngày thứ 7 cùng dân và doanh nghiệp; thường xuyên đối thoại với doanh nghiệp để nắm bắt và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, để các doanh nghiệp xây dựng chiến lược kinh doanh và triển khai thực hiện dự án"- Ông Đoàn Hữu Phung nói. 

Tỉnh Yên Bái đến nay đã cấp quyết định chủ trương đầu tư cho 612 dự án, với tổng vốn đăng ký khoảng 87.700 tỷ đồng. Trên địa bàn tỉnh hiện có khoảng 3.200 doanh nghiệp, hơn 700 hợp tác xã đang hoạt động. 

9 tháng năm 2023, tổng doanh thu của các doanh nghiệp Nhà nước do địa phương quản lý đạt gần 170 tỉ đồng, tăng 61% so với cùng kỳ năm trước. Tổng doanh thu các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt gần 110 triệu USD; tổng doanh thu doanh nghiệp ngoài nhà nước đạt trên 38.500 tỉ đồng.

Các doanh nghiệp đã tạo việc làm thường xuyên cho hơn 48.000 lao động địa phương với mức thu nhập bình quân trên 7,5 triệu đồng/người/tháng; nộp thuế vào ngân sách Nhà nước ước đạt 870 tỉ đồng, chiếm hơn 1 nửa tổng thu cân đối ngân sách trên địa bàn trong 9 tháng.

Từ tầm nhìn chiến lược trong lựa chọn các khâu đột phá, cùng sự phát huy cao độ tinh thần, trách nhiệm của những người đứng đầu, năm 2022, Yên Bái đã đứng thứ 14/63 tỉnh, thành phố về chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX), cải thiện 7 bậc so với năm 2021; đứng thứ 11/63 tỉnh, thành về chỉ số sự hài lòng về sự phục vụ hành chính (SIPAS), đứng thứ 15/63 tỉnh, thành về chỉ số chuyển đổi số; kinh tế số thì xếp thứ 7/63.

Đây là những minh chứng cụ thể của lộ trình hiện thực hoá mục tiêu phát triển nhanh, bền vững theo hướng “xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc” mà tỉnh Yên Bái đã đề ra.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

“Chỉ số Hạnh phúc” - Thước đo hoạt động cấp ủy Yên Bái
“Chỉ số Hạnh phúc” - Thước đo hoạt động cấp ủy Yên Bái

VOV.VN - Qua 2 năm đầu triển khai đưa chỉ số “hạnh phúc” vào chủ đề Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025, chỉ số hạnh phúc của người dân ở Yên Bái đã tăng vượt kế hoạch đề ra.

“Chỉ số Hạnh phúc” - Thước đo hoạt động cấp ủy Yên Bái

“Chỉ số Hạnh phúc” - Thước đo hoạt động cấp ủy Yên Bái

VOV.VN - Qua 2 năm đầu triển khai đưa chỉ số “hạnh phúc” vào chủ đề Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025, chỉ số hạnh phúc của người dân ở Yên Bái đã tăng vượt kế hoạch đề ra.

Yên Bái đã làm thế nào để nâng chỉ số hạnh phúc của người dân?
Yên Bái đã làm thế nào để nâng chỉ số hạnh phúc của người dân?

VOV.VN - Tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025, Yên Bái đã lựa chọn triết lý phát triển nhanh, bền vững theo hướng “xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc”; đồng thời xác định “xây dựng chỉ số hạnh phúc cho người dân” là nhiệm vụ trọng tâm, giá trị cốt lõi trong chiến lược phát triển của tỉnh.

Yên Bái đã làm thế nào để nâng chỉ số hạnh phúc của người dân?

Yên Bái đã làm thế nào để nâng chỉ số hạnh phúc của người dân?

VOV.VN - Tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025, Yên Bái đã lựa chọn triết lý phát triển nhanh, bền vững theo hướng “xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc”; đồng thời xác định “xây dựng chỉ số hạnh phúc cho người dân” là nhiệm vụ trọng tâm, giá trị cốt lõi trong chiến lược phát triển của tỉnh.

Yên Bái gần nửa nhiệm kỳ nâng cao chỉ số hạnh phúc người dân
Yên Bái gần nửa nhiệm kỳ nâng cao chỉ số hạnh phúc người dân

VOV.VN - Cuộc sống người dân Yên Bái qua từng năm không chỉ được nâng cao về vật chất, mà đời sống văn hóa, tinh thần cũng phong phú, đa dạng hơn. Đây là cơ sở để Yên Bái tiếp tục đề ra những giải pháp triển khai thực hiện với mục tiêu đến cuối nhiệm kỳ, chỉ số hạnh phúc người dân tăng 15% so với đầu nhiệm kỳ.

Yên Bái gần nửa nhiệm kỳ nâng cao chỉ số hạnh phúc người dân

Yên Bái gần nửa nhiệm kỳ nâng cao chỉ số hạnh phúc người dân

VOV.VN - Cuộc sống người dân Yên Bái qua từng năm không chỉ được nâng cao về vật chất, mà đời sống văn hóa, tinh thần cũng phong phú, đa dạng hơn. Đây là cơ sở để Yên Bái tiếp tục đề ra những giải pháp triển khai thực hiện với mục tiêu đến cuối nhiệm kỳ, chỉ số hạnh phúc người dân tăng 15% so với đầu nhiệm kỳ.