Châu Âu điều tra Instagram vì cáo buộc làm lộ dữ liệu liên quan hàng triệu trẻ em

VOV.VN - Mạng chia sẻ ảnh và video Instagram đang bị EU cáo buộc làm lộ thông tin và dữ liệu liên quan đến khoảng 5 triệu người dùng dưới 18 tuổi.

Theo tờ Telegraph của Anh, Liên minh châu Âu (EU) đang tiến hành các cuộc điều tra liên quan các cáo buộc và chỉ trích cách xử lý của mạng chia sẻ ảnh và video Instagram làm lộ thông tin và dữ liệu liên quan đến khoảng 5 triệu người dùng dưới 18 tuổi.

Động thái này diễn ra sau khiếu nại của nhà nghiên cứu dữ liệu Mỹ David Stier cho rằng, Instagram đã công khai địa chỉ email và số điện thoại của trẻ chưa thành niên. Theo luật bảo mật dữ liệu nghiêm ngặt của châu Âu, công ty mẹ của Instagram là Facebook có thể phải đối mặt với khoản tiền phạt tối đa lên tới 4% doanh thu hàng năm - tương đương khoảng 2,8 tỷ USD.

Đến thời điểm này, các thông tin liên quan đến cuộc điều tra của Ủy ban bảo vệ dữ liệu của CH Ireland mới được công bố và các điều tra sẽ còn phải được tiến hành trong một thời gian dài mới có thể đưa ra kết luận. Phía Facebook, tức công ty mẹ của Instagram cũng chưa đưa ra các phản ứng chính thức mà chỉ tuyên bố rằng họ đã vá các lỗ hổng liên quan đến đến việc bảo mật thông tin người dùng ngay sau khi có các điều tra năm 2019 của chuyên gia David Stier. Vì thế, các điều tra sẽ phải tập trung trả lời cho hai câu hỏi.         

Thứ nhất, liệu Instagram đã triển khai công nghệ và nhân lực đủ để bảo vệ thông tin cá nhân của người dùng hay chưa, đặc biệt là người dùng chưa đủ tuổi thành niên? Hai, đó là Instagram có tuân thủ các điều luật liên quan đến Quy định bảo vệ dữ liệu cá nhân của châu Âu (RGPD) hay không? Chỉ khi nào có các kết luận đầy đủ của Ủy ban bảo vệ dữ liệu CH Ireland thì mới có thể dự đoán được các hậu quả mà Instagram phải đối mặt. Tất nhiên, một số chuyên gia công nghệ và pháp lý cũng đã dự đoán là Facebook, công ty mẹ của Instagram, có thể phải chịu mức phạt lên tới 2,8 tỷ USD.

Tuy nhiên, đây mới hoàn toàn chỉ là các phân tích dự đoán chứ không phải là kết luận vì các điều tra sẽ còn kéo dài. Ngoài ra, dựa trên một số án lệ trước đó liên quan đến các công ty công nghệ thì khoản tiền 2,8 tỷ USD có lẽ là quá lớn.

Hồi tháng 7/2020, Cơ quan bảo vệ dữ liệu của Bỉ cũng đã phạt Google 600.000 euro vì vi phạm quy định bảo mật của châu Âu liên quan đến một cá nhân. Trước đó nữa, Google cũng đã bị Ủy ban quốc gia và thông tin trên mạng (CNIL) của Pháp ra mức phạt 50 triệu euro vì không thông tin đầy đủ cho khách hàng. Đây là các mức phạt thấp hơn rất nhiều con số 2,8 tỷ USD và cũng không phải ngay lập tức được thi hành vì thủ tục cũng như các tranh cãi pháp lý giữa các bên còn rất phức tạp. Vì thế, với vụ việc của Instagram, có lẽ phải còn lâu nữa mới có thể có kết luận cuối cùng.

Trên thực tế, đây cũng không phải là lần đầu tiên Instagram vướng vào một cáo buộc liên quan đến việc bảo mật thông tin khách hàng. Vào tháng 5/2019, cũng chính chuyên gia David Stier đã công bố điều tra cho biết là thông tin cá nhân của 49 triệu người dùng được Instagram lưu trữ trên mạng tại một cơ sở dữ liệu không được bảo mật do một công ty Ấn Độ làm chủ.

Ngoài ra, Instagram còn nhiều lần bị chỉ trích và khiếu nại vì thuật toán của mạng xã hội này bị cho là phân biệt giới tính và chủng tộc. Nhiều nội dung người dùng Instagram bị cho là bị kiểm duyệt một cách không công bằng, dù Instagram có đội ngũ 15.000 người phụ trách công việc này.

Vì thế, các tranh cãi liên quan đến bảo mật lần này của Instagram có lẽ cần đặt trong bức tranh tổng thể lớn hơn liên quan đến các chính sách của châu Âu nhằm siết chặt kiểm soát với các tập đoàn công nghệ khổng lồ của Mỹ, gọi là GAFA, gồm Google, Apple, Facebook và Amazon, không chỉ về khía cạnh bảo vệ thông tin cá nhân của người dùng mà còn về nghĩa vụ thuế, nghĩa vụ chia sẻ lợi nhuận với các nhà sản xuất nội dung, tức các cơ quan báo chí và truyền thông, cũng như nghĩa vụ tuân thủ các cách thức kinh doanh và cạnh tranh công bằng.

Tranh cãi liên quan đến Instagram lần này chỉ là một phần của cuộc chiến lâu dài và cực kỳ phức tạp mà châu Âu từ nhiều năm qua đang muốn tiến hành một cách thận trọng để ngăn cản vị thế thống trị quá mạnh của các tập đoàn công nghệ Mỹ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Facebook, Instagram chặn hàng triệu quảng cáo và bài đăng cản trở bầu cử Mỹ
Facebook, Instagram chặn hàng triệu quảng cáo và bài đăng cản trở bầu cử Mỹ

VOV.VN - Ứng dụng mạng xã hội của Mỹ Facebook và Instagram vừa qua đã chặn hàng triệu quảng cáo và gỡ các bài đăng có mục đích “cản trở” việc bỏ phiếu trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào ngày 3/11 tới.

Facebook, Instagram chặn hàng triệu quảng cáo và bài đăng cản trở bầu cử Mỹ

Facebook, Instagram chặn hàng triệu quảng cáo và bài đăng cản trở bầu cử Mỹ

VOV.VN - Ứng dụng mạng xã hội của Mỹ Facebook và Instagram vừa qua đã chặn hàng triệu quảng cáo và gỡ các bài đăng có mục đích “cản trở” việc bỏ phiếu trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào ngày 3/11 tới.

Tiktok đề nghị người sáng lập Instagram làm lãnh đạo công ty
Tiktok đề nghị người sáng lập Instagram làm lãnh đạo công ty

VOV.VN - Kevin Systrom – người sáng lập ứng dụng Instagram nổi tiếng vừa được công ty ByteDance đề nghị làm Giám đốc điều hành của Tiktok.

Tiktok đề nghị người sáng lập Instagram làm lãnh đạo công ty

Tiktok đề nghị người sáng lập Instagram làm lãnh đạo công ty

VOV.VN - Kevin Systrom – người sáng lập ứng dụng Instagram nổi tiếng vừa được công ty ByteDance đề nghị làm Giám đốc điều hành của Tiktok.

Facebook cho ra mắt sản phẩm giống TikTok trên ứng dụng Instagram
Facebook cho ra mắt sản phẩm giống TikTok trên ứng dụng Instagram

VOV.VN - Dịch vụ tạo các clip ngắn của Facebook có tên gọi là Reels và được đặt trong ứng dụng Instagram của hãng này.

Facebook cho ra mắt sản phẩm giống TikTok trên ứng dụng Instagram

Facebook cho ra mắt sản phẩm giống TikTok trên ứng dụng Instagram

VOV.VN - Dịch vụ tạo các clip ngắn của Facebook có tên gọi là Reels và được đặt trong ứng dụng Instagram của hãng này.