Đảm bảo bài toán bảo mật dữ liệu trong chuyển đổi số

VOV.VN - Chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ tại Việt Nam trên cả ba trụ cột là Chính phủ số, Kinh tế số và Xã hội số, đồng thời diễn ra sâu rộng từ trung ương đến địa phương, từ thành thị đến vùng sâu, vùng xa. Điều này đặt ra bài toán phải có các giải pháp bảo mật dữ liệu trong chuyển đổi số.

Tấn công mạng ngày càng tinh vi, phức tạp

Chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ và sâu rộng khiến dữ liệu lên môi trường mạng ngày càng nhiều và đa dạng, từ dữ liệu báo cáo phục vụ điều hành của chính quyền đến dữ liệu phục vụ hoạt động doanh nghiệp, thông tin cá nhân của người dùng. Điều này trở thành mảnh đất “màu mỡ” cho các tin tặc, đối tượng lừa đảo nhắm đến. 

Theo số liệu của Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (A05), Bộ Công an, chỉ trong 6 tháng đầu năm đã phát hiện, xử lý 211.000 cảnh báo tấn công mạng và 20 sự cố tấn công mạng đặc biệt nghiêm trọng. Nổi lên là hoạt động tấn công mã hoá dữ liệu, đòi tiền chuộc nhắm vào các tập đoàn, doanh nghiệp tài chính, năng lượng, viễn thông, gây ngưng trệ hoạt động quản lý điều hành, thiệt hại lớn về kinh tế và uy tín.

Hệ thống thông tin của các Bộ, Ngành, địa phương cũng bị các nhóm tin tặc tấn công, chiếm quyền quản trị, thay đổi giao diện, lây nhiễm mã độc gián điệp như Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực, Ban dân tộc Hà Nội, TP Đà Nẵng, Kiên Giang, Tây Ninh và Long An. Ước tính thiệt hại do tấn công tống tiền trong 6 tháng đầu năm ở Việt Nam vào khoảng 10 triệu USD.

Bên cạnh việc nhắm vào các doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước, tình trạng lừa đảo trực tuyến nhắm vào người dùng mạng cũng bùng nổ trong thời gian qua. Theo số liệu của A05, năm 2023, lực lượng Công an phát hiện, xử lý hơn hơn 3.200 vụ lừa đảo trên không gian mạng. Từ đầu năm 2024 đến nay, phát hiện, xử lý hơn 2.500 vụ lừa đảo trên không gian mạng. Tính riêng năm 2023, số tiền người dân bị các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt trên mạng khoảng 8.000 - 10.000 tỷ đồng, tăng gấp rưỡi so với năm 2022. 

Theo A05, tội phạm sử dụng nhiều thủ đoạn tinh vi như giả mạo các cơ quan, tổ chức thuế, ngân hàng, công an… để gọi điện thoại lừa gạt, giả mạo website các tập đoàn, công ty, thương hiệu lớn để thu hút vốn đầu tư, tuyển dụng nhân sự, lập các trang Facebook. 

Các đối tượng lừa đảo cũng liên tục thay đổi, sử dụng số điện thoại rác, tài khoản ngân hàng, tài khoản mạng xã hội ảo, nhằm trốn tránh, xoá dấu vết sau khi chiếm đoạt tiền. Dù liên tục được cảnh báo, nhưng nhiều người vẫn bị mắc lừa, số tiền bị chiếm đoạt lên tới hàng nghìn tỷ đồng. 

Hai vấn đề chính của công tác bảo mật dữ liệu

Theo ông Trần Quang Hưng, Quyền Cục trưởng Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông,  tấn công mạng vào các hệ thống thông tin quan trọng và tấn công mạng, lừa đảo trực tuyến nhắm vào khách hàng, người dân đang là 2 vấn đề chính công tác đảm bảo an toàn thông. Việc bảo mật dữ liệu của chính quyền, doanh nghiệp, người dùng trở nên vô cùng cấp bách, song song với các hoạt động thúc đẩy chuyển đổi số.

Ông Trần Quang Hưng chỉ ra một số vấn đề dẫn đến nhiều hệ thống bị tấn công mạng thời gian qua như mức độ quan tâm và trách nhiệm của người đứng đầu còn hạn chế, hơn 50% chủ quản hệ thống thông tin không biết cần phải tuân thủ quy định về đảm bảo an toàn theo cấp độ, sự đầu tư, quan tâm đến an toàn thông tin vừa thừa vừa thiếu. 

Người đứng đầu Cục An toàn thông tin nêu thực tế, tại nhiều đơn vị đã đầu tư hệ thống an toàn thông tin nhưng chưa đủ, chưa đúng, chưa biết đâu là nguy cơ, rủi ro cần quan tâm nhất. Thậm chí có đơn vị khi gặp sự cố vẫn không áp dụng được công nghệ, quy trình và kế hoạch ứng phó đã xây dựng.

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Bùi Hoàng Phương cho biết, trong thời gian tới để bảo vệ hạ tầng dữ liệu và nền tảng số quốc gia sẽ yêu cầu các cơ quan, tổ chức phải rà soát, đánh giá tổng thể hiện trạng các hệ thống thông tin và triển khai đầy đủ quy định hiện hành về đảm bảo an toàn, an ninh thông tin, đặc biệt là quy định đảm bảo an toàn theo cấp độ. Tăng cường đầu tư cho an toàn thông tin, tập trung phát triển các sản phẩm công nghệ Make in Việt Nam, nhất là các hệ thống phát hiện và phòng chống tấn công mạng tự động, ứng dụng AI.

Bên cạnh đó, các hệ thống thông tin cần chủ động xây dựng kế hoạch ứng phó các sự cố mất an toàn thông tin, lưu ý triển khai phương án sao lưu định kỳ hệ thống và dữ liệu quan trọng để kịp thời khôi phục hoạt động của hệ thống khi bị tấn công mạng.

Bộ Thông tin và Truyền thông cũng sẽ chỉ đạo tổ chức thực thi hiệu quả, thực chất, thường xuyên và liên tục công tác bảo đảm an toàn thông tin theo mô hình 4 lớp, đặc biệt là nâng cao năng lực của lớp giám sát, bảo vệ chuyên nghiệp, duy trì kết nối chia sẻ thông tin với Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia.

Đối với tình trạng lừa đảo trực tuyến người dùng, Bộ Công an khuyến cáo, các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp cần đề cao cảnh giác khi nhận các cuộc gọi điện thoại từ người lạ, tự xưng là cán bộ các cơ quan nhà nước và các cơ quan tư pháp, tiến hành tố tụng hình sự, để thông báo, yêu cầu điều tra vụ án qua điện thoại hoặc giả danh nhân viên ngân hàng, bưu điện, bảo hiểm, thanh tra, hải quan... yêu cầu nhận tiền, quà bưu phẩm có giá trị lớn hoặc đóng các khoản phí, trả các khoản nợ không xác định.

Đồng thời, tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân, số điện thoại, số chứng minh thư (căn cước công dân), địa chỉ nhà ở, số tài khoản ngân hàng, mã OTP trên điện thoại cá nhân... cho bất kỳ ai không quen biết hoặc khi chưa biết rõ nhân thân, lai lịch. 

Khi gặp những tin nhắn thông qua các trang mạng xã hội để vay tiền, nhờ mua thẻ điện thoại, yêu cầu chuyển tiền để xác minh tài khoản; nhờ tài khoản ngân hàng để nhận tiền từ nước ngoài thì cần đặc biệt cảnh giác, tuyệt đối không làm theo; nhanh chóng liên hệ hoặc gọi điện thoại nói chuyện trực tiếp với người đó để kiểm tra thông tin.

Bộ Công an cũng khuyến cáo người dùng thường xuyên thay đổi mật khẩu hoặc tăng tính năng bảo mật quyền riêng tư trên các tài khoản mạng xã hội; không chia sẻ quá nhiều thông tin cá nhân trên các trang mạng xã hội. Không chia sẻ số tài khoản ngân hàng trên mạng xã hội; nếu cần có tài khoản ngân hàng công khai để giao dịch mua bán trên không gian mạng, thì tiền trong số tài khoản công khai cần giữ ở mức thấp nhất để tránh bị kẻ gian chiếm đoạt.

Trường hợp có nghi ngờ về hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì kịp thời thông báo cho Cơ quan Công an nơi gần nhất hoặc tra cứu địa chỉ tố giác tội phạm trên Chuyên mục “Hướng dẫn tố giác tội phạm” của Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an (địa chỉ http://bocongan.gov.vn hoặc http://mps.gov.vn) để được tiếp nhận và hướng dẫn giải quyết.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cốt lõi của chuyển đổi số vẫn là phát triển trí tuệ nhân tạo trên cơ sở dữ liệu
Cốt lõi của chuyển đổi số vẫn là phát triển trí tuệ nhân tạo trên cơ sở dữ liệu

VOV.VN - Thủ tướng Phạm Minh Chính: “Việt Nam muốn kết hợp sức mạnh dân tộc và thời đại thì phải đi đúng hướng của thời đại, đánh giá chính xác tình hình và phản ứng chính sách kịp thời, phù hợp, hiệu quả, với tinh thần "theo kịp, tiến cùng và vượt lên".

Cốt lõi của chuyển đổi số vẫn là phát triển trí tuệ nhân tạo trên cơ sở dữ liệu

Cốt lõi của chuyển đổi số vẫn là phát triển trí tuệ nhân tạo trên cơ sở dữ liệu

VOV.VN - Thủ tướng Phạm Minh Chính: “Việt Nam muốn kết hợp sức mạnh dân tộc và thời đại thì phải đi đúng hướng của thời đại, đánh giá chính xác tình hình và phản ứng chính sách kịp thời, phù hợp, hiệu quả, với tinh thần "theo kịp, tiến cùng và vượt lên".

Cổng dịch vụ công quốc gia – Thành tố quan trọng của Chính phủ điện tử
Cổng dịch vụ công quốc gia – Thành tố quan trọng của Chính phủ điện tử

VOV.VN - Sau 5 năm đi vào hoạt động, cổng dịch vụ công quốc gia đã phát triển trở thành một phần không thể thiếu trong phát triển Chính phủ điện tử và thúc đẩy quá trình chuyển đổi số quốc gia, đem đến những lợi ích chưa từng có cho người dân, tổ chức và doanh nghiệp.

Cổng dịch vụ công quốc gia – Thành tố quan trọng của Chính phủ điện tử

Cổng dịch vụ công quốc gia – Thành tố quan trọng của Chính phủ điện tử

VOV.VN - Sau 5 năm đi vào hoạt động, cổng dịch vụ công quốc gia đã phát triển trở thành một phần không thể thiếu trong phát triển Chính phủ điện tử và thúc đẩy quá trình chuyển đổi số quốc gia, đem đến những lợi ích chưa từng có cho người dân, tổ chức và doanh nghiệp.

Tổ công nghệ số và những hạt giống đỏ chuyển đổi số nông thôn
Tổ công nghệ số và những hạt giống đỏ chuyển đổi số nông thôn

VOV.VN - Tính đến tháng 9/2024, cả nước đã có 93.524 Tổ công nghệ số cộng đồng, đang hoạt động tích cực như những “hạt giống đỏ”, giúp rút ngắn con đường dẫn đến chuyển đổi số toàn diện ở các địa phương.

Tổ công nghệ số và những hạt giống đỏ chuyển đổi số nông thôn

Tổ công nghệ số và những hạt giống đỏ chuyển đổi số nông thôn

VOV.VN - Tính đến tháng 9/2024, cả nước đã có 93.524 Tổ công nghệ số cộng đồng, đang hoạt động tích cực như những “hạt giống đỏ”, giúp rút ngắn con đường dẫn đến chuyển đổi số toàn diện ở các địa phương.