Nâng cao năng lực ứng phó tấn công mạng cho người dân chuyển đổi số

VOV.VN - Cùng với quá trình chuyển đổi số và sự phát triển của nền kinh tế số, nhiều nghiên cứu mới đây cho thấy Việt Nam đang là đích đến của các tổ chức tội phạm mạng. Việc trang bị cho người dân những kiến thức, kỹ năng cần thiết để nâng cao năng lực ứng phó tấn công mạng đang là nhu cầu bức thiết hiện nay.

Điều kiện tiên quyết để đảm bảo tiến trình chuyển đổi số bền vững

Theo Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 thì một trong những mục tiêu của phát triển xã hội số, thu hẹp khoảng cách số đến năm 2030 là đưa Việt Nam lọt top 30 quốc gia dẫn đầu về an toàn, an ninh mạng (GCI). Để thực hiện thành công các mục tiêu chuyển đổi số, việc chuyển đổi nhận thức của mỗi cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân là rất quan trọng. Người dân được đặt vào trung tâm của chuyển đổi số và việc đảm bảo an toàn, an ninh mạng là then chốt để chuyển đổi số thành công và bền vững, đồng thời là thành phần xuyên suốt, không thể tách rời của chuyển đổi số….

Quá trình triển khai chuyển đổi số quốc gia thời gian qua đã đạt được nhiều thành tựu mạnh mẽ tuy nhiên cũng đặt ra không ít thách thức trong đảm bảo an toàn, an ninh mạng đối với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cả cá nhân. Theo thống kê, năm 2023, cả nước đã ghi nhận khoảng 13.900 vụ tấn công mạng với gần 16.000 phản ánh lừa đảo trực tuyến, gây thiệt hại hơn 390.000 tỷ đồng (tương đương 3,6% GDP). Trong đó, tổng số tiền người dân bị lừa đảo khoảng 8.000 - 10.000 tỷ đồng, tăng 1,5 lần so với năm 2022. Đáng lưu ý có tới 91% các vụ tấn công, lừa đảo mạng liên quan lĩnh vực tài chính, 73% người dùng thiết bị di động, mạng xã hội… nhận tin nhắn, cuộc gọi lừa đảo. 

Trong 6 tháng đầu năm 2024, số vụ lừa đảo qua mạng tại Việt Nam gia tăng mạnh hơn: Quý I với hơn 10.200 trường hợp và quý II với gần 11.500 trường hợp; tổng số tiền thiệt hại là hơn 390.000 tỷ đồng, vượt xa so với cùng kỳ năm 2023. Hành vi lừa đảo không chỉ gây thiệt hại lớn về tài chính mà còn làm tổn hại tinh thần nạn nhân. Các tổ chức, cơ quan bị kẻ gian mạo danh gây suy giảm uy tín, thậm chí mất lòng tin từ khách hàng và nhân dân.

Gần đây nhất, theo thống kê của Kaspersky trong Quý III năm 2024 cho thấy, số lượng các mối đe dọa trên không gian mạng tại Việt Nam đang gia tăng nhanh chóng, với gần 5 triệu mối đe dọa trực tuyến đã được phát hiện, tương đương với việc trung bình cứ 5 người dùng Việt Nam thì có 1 người trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công mạng.

Các hình thức tấn công mạng phổ biến gồm lừa đảo mạo danh để chiếm đoạt tài sản, cài cắm mã độc, phần mềm theo dõi trên thiết bị của nạn nhân. Đặc biệt, cùng với sự phát triển của các công nghệ cao như trí tuệ nhân tạo, deepfake ngày càng khó nhận biết khiến cho nguy cơ mất an toàn an ninh mạng của người dân trên không gian số ngày càng trở nên nhức nhối.

Theo ông Yeo Siang Tiong, Tổng Giám đốc khu vực Đông Nam Á của Kaspersk, Việt Nam đang đối mặt với một số thách thức chưa từng có về an ninh mạng. Vì vậy, việc chuyển đổi từ thế phòng thủ sang chủ động tấn công là điều cấp thiết. Cả chính phủ, doanh nghiệp và người dân đều cần nâng cao nhận thức và trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng cần thiết để bảo vệ không gian mạng.

Ông Yeo Siang Tiong cũng cho rằng, các tổ chức và cá nhân tại Việt Nam nên áp dụng chiến lược bảo mật nhiều lớp như: Sao lưu dữ liệu thường xuyên; cập nhật phần mềm thường xuyên; tăng cường bảo vệ tài khoản; cảnh giác với các nguồn thông tin liên lạc đáng ngờ; đầu tư vào các giải pháp an ninh mạng tiên tiến; cập nhật thông tin thường xuyên…Khi thực hiện tốt các giải pháp trên, góp phần không chỉ giúp tăng cường khả năng tự bảo vệ trước các cuộc tấn công mạng hiện nay, mà còn nâng cao khả năng ứng phó với các mối đe dọa mới và mới nổi.

Mỗi người dân là một chiến sĩ trên mặt trận chống lừa đảo, tấn công mạng

Theo các chuyên gia, việc đảm bảo an toàn an ninh mạng cho người dân, phải bắt đầu từ chính ý thức của người dân. Việc trang bị kiến thức, kỹ năng phòng chống tấn công mạng cho người dân không những giúp giảm thiểu các nguy cơ bị tấn công, giảm áp lực cho các cơ quan chức năng mà còn giúp người dân tự tin hơn trên môi trường số.

Từ tháng 9/2020, Trung tâm giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) cũng đã ra mắt website hoạt động với tên miền khonggianmang.vn, là địa chỉ tin cậy cung cấp một loạt các giải pháp kỹ thuật, đồng thời hướng dẫn việc đảm bảo an toàn thông tin khi làm việc từ xa cho các cơ quan, tổ chức và người dùng cá nhân.

Các giải pháp kỹ thuật được NCSC cung cấp cho người dân như: Công cụ kiểm tra địa chỉ IP, Công cụ kiểm tra trang web lừa đảo (Phishing), Công cụ kiểm tra khả năng phòng chống tấn công giả mạo email, Công cụ kiểm tra lộ lọt thông tin cá nhân....

Hiện nay, thông qua website, NCSC cũng liên tục cập nhật các thông tin cảnh báo an toàn an ninh mạng cho người dân, tổ chức và doanh nghiệp về các chiêu thức lừa đảo mạng, hướng dẫn cách phòng chống một cách thiết thực và hiệu quả.

Thông qua cổng cảnh báo an toàn thông tin canhbao.ncsc.gov.vn, Cục An toàn thông tin cũng khuyến khích người dân phản ánh về những trường hợp lừa đảo trực tuyến ghi nhận để từ đó chung tay góp sức với cơ quan chức năng để đẩy lùi tội phạm mạng.

Trong 9 tháng đầu năm nay, Cổng cảnh báo an toàn thông tin Việt Nam cũng đã ghi nhận hơn 22.200 phản ánh về trường hợp lừa đảo trực tuyến do người dùng Internet gửi về.

Những con số kể trên cho thấy, người dân càng quan tâm, ý thức nhiều hơn về vấn đề tự bảo vệ mình trên không gian mạng và mong muốn chung tay góp sức cùng cơ quan chức năng trong một mục tiêu đẩy lùi các vấn nạn lừa đảo số.

Nhằm tăng cường nâng cao nhận thức cho người dân giảm thiểu các nguy cơ bị lừa đảo trên không gian mạng, tháng 10/2024, Bộ TT&TT cũng đã chính thức phát động chiến dịch “Kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến bảo vệ người dân trên không gian mạng” dưới sự chủ trì của Cục An toàn thông tin.

Chiến dịch tập trung phổ biến các kiến thức kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến, nâng cao nhận thức cũng như kiến thức cho người dân thông qua 5 nhóm kỹ năng chính, bao gồm: Kỹ năng nhận biết, kỹ năng phát hiện, kỹ năng xử lý, kỹ năng phòng tránh và kỹ năng bảo vệ.

Chiến dịch được triển khai trên diện rộng từ ngày 10/10/2024 đến ngày 20/11/2024, phối hợp với các bộ ban ngành từ trung ương tới địa phương, các doanh nghiệp an toàn thông tin, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trực tuyến, nền tảng mạng xã hội và các cơ quan báo chí, truyền thông trên cả nước đã tạo ra những hiệu ứng tích cực trong cộng đồng và mỗi người dân trên môi trường mạng.

Không chỉ cơ quan chức năng, Bộ ngành, nhiều tổ chức, doanh nghiệp trong cả nước cũng đang tham gia vào nỗ lực nâng cao năng lực ứng phó tấn công mạng cho người dân chuyển đổi số. Ngày 30/7 năm nay, Hiệp hội An ninh mạng quốc gia cũng đã chính thức ra mắt phần mềm phòng chống lừa đảo nTrust, cung cấp miễn phí cho người dân, được sử dụng trên điện thoại thông minh (smartphone), giúp phát hiện các dấu hiệu lừa đảo thông qua kiểm tra số điện thoại, số tài khoản, đường dẫn trang web (link) và mã QR.

Sau 1 tuần ra mắt, ứng dụng đã có hơn 100.000 lượt tải ứng dụng từ 2 kho Google Play và App Store, số lượng người dùng thường xuyên là 85.000 người, điều này cho thấy phần mềm bước đầu đã được người dùng đón nhận tích cực.

Tính tới ngày 8/8, đã có hơn 25.000 báo cáo về các số tài khoản, số điện thoại, website nghi ngờ liên quan đến hoạt động lừa đảo, làm phiền, giúp làm giàu liên tục cho cơ sở dữ liệu về lừa đảo của phần mềm.

Theo ông Vũ Ngọc Sơn, Trưởng ban Công nghệ và Hợp tác quốc tế, Hiệp hội An ninh mạng quốc gia thì cuộc chiến chống lừa đảo, chống tấn công mạng là cuộc chiến giữa con người với con người, vì vậy sẽ tiếp tục có những biến tướng mới của các hình thức lừa đảo. Vì vậy đòi hỏi mỗi người dân cần tự mình là một chiến sĩ trong mặt trận phòng chống lừa đảo đó.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Xu hướng chuyển từ ngân hàng số sang ngân hàng AI
Xu hướng chuyển từ ngân hàng số sang ngân hàng AI

VOV.VN - Việt Nam đang hòa theo xu hướng thế giới, chuyển dịch từ ngân hàng truyền thống sang ngân hàng số (Digital Bank) và giờ là sang ngân hàng ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI Bank).

Xu hướng chuyển từ ngân hàng số sang ngân hàng AI

Xu hướng chuyển từ ngân hàng số sang ngân hàng AI

VOV.VN - Việt Nam đang hòa theo xu hướng thế giới, chuyển dịch từ ngân hàng truyền thống sang ngân hàng số (Digital Bank) và giờ là sang ngân hàng ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI Bank).

Nhận diện những tác động của trí tuệ nhân tạo với báo chí Việt Nam
Nhận diện những tác động của trí tuệ nhân tạo với báo chí Việt Nam

VOV.VN - Các cơ quan báo chí tại Việt Nam đã mạnh dạn “nhập cuộc” ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI). Bên cạnh những tác động tích cực mà AI mang lại, vẫn cần lưu ý một số vấn đề có thể gây hệ lụy khó lường.

Nhận diện những tác động của trí tuệ nhân tạo với báo chí Việt Nam

Nhận diện những tác động của trí tuệ nhân tạo với báo chí Việt Nam

VOV.VN - Các cơ quan báo chí tại Việt Nam đã mạnh dạn “nhập cuộc” ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI). Bên cạnh những tác động tích cực mà AI mang lại, vẫn cần lưu ý một số vấn đề có thể gây hệ lụy khó lường.

Chuyển đổi số ngành bảo tàng: Khi lịch sử được kết nối giữa quá khứ, hiện tại và tương lai
Chuyển đổi số ngành bảo tàng: Khi lịch sử được kết nối giữa quá khứ, hiện tại và tương lai

VOV.VN - Tại Bảo tàng lịch sử quốc gia, bảo tàng lịch sử TP.HCM và nhiều bảo tàng khác trong cả nước đã, đang ứng dụng công nghệ số vào việc phục dựng, bảo tồn và phục vụ công chúng tham quan. Từ khâu quảng bá đến tổ chức, bán vé và trải nghiệm đang ngập tràn các công nghệ số hàng đầu như mã QR Code, bảo tàng 3D, tour trải nghiệm số…

Chuyển đổi số ngành bảo tàng: Khi lịch sử được kết nối giữa quá khứ, hiện tại và tương lai

Chuyển đổi số ngành bảo tàng: Khi lịch sử được kết nối giữa quá khứ, hiện tại và tương lai

VOV.VN - Tại Bảo tàng lịch sử quốc gia, bảo tàng lịch sử TP.HCM và nhiều bảo tàng khác trong cả nước đã, đang ứng dụng công nghệ số vào việc phục dựng, bảo tồn và phục vụ công chúng tham quan. Từ khâu quảng bá đến tổ chức, bán vé và trải nghiệm đang ngập tràn các công nghệ số hàng đầu như mã QR Code, bảo tàng 3D, tour trải nghiệm số…