Quảng bá hình ảnh Hà Giang qua truyền thông số

VOV.VN - Thời gian qua, tỉnh Hà Giang đã nhanh chóng bắt nhịp với “dòng chảy” chuyển đổi số, tích cực đổi mới, sáng tạo công tác truyền thông số để nâng cao hiệu quả tuyên truyền, quảng bá, lan tỏa hình ảnh địa phương.

Hiệu quả lớn nhờ truyền thông số

9 tháng đầu năm 2024, tỉnh Hà Giang đón gần 2,5 triệu lượt khách du lịch, trong đó có hơn 290 nghìn lượt khách quốc tế, 2,1 triệu lượt người khách nội địa, tăng 0,5% so với cùng kỳ năm 2023, đạt 77,1 % kế hoạch năm. Tổng thu từ du lịch ước đạt 6.120 tỷ đồng. Du lịch Hà Giang đã trở thành điểm sáng của ngành Du lịch Việt Nam.

Một trong những nhân tố tích cực đem lại kết quả kể trên chính là hoạt động truyền thông qua các nền tảng số.

“Làng văn hóa du lịch cộng đồng thôn Lô Lô Chải” là một trong những từ khóa được nhiều người tìm kiếm trên các diễn đàn du lịch hay qua các công cụ trực tuyến.

Ông Sình Dỉ Gai, Trưởng thôn Lô Lô Chải cho hay, nhờ được đầu tư về hạ tầng viễn thông, mạng Internet, các hộ dân trong thôn đã biết cách quảng bá về các sản phẩm, dịch vụ du lịch của mình trên các nền tảng số như Facebook, Zalo…

Với đặc thù địa bàn miền núi, biên giới, vùng sâu, vùng xa, còn nhiều khó khăn, hạn chế, nhưng với phương châm “không để ai bị bỏ lại phía sau”, tỉnh Hà Giang đã có nhiều chủ trương, chính sách và sự quyết tâm chính trị cao trong công tác chuyển đổi số, ưu tiên đầu tư, phát triển mạnh mẽ hoạt động lan tỏa thông tin, hình ảnh Hà Giang trên môi trường số. 

Bà Triệu Thị Tình, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Giang cho hay: Bên cạnh cách thức truyền thống quảng bá du lịch Hà Giang, các nhà quản lý, doanh nghiệp lữ hành, dịch vụ lưu trú trên địa bàn tỉnh đã nhanh chóng, linh hoạt tiếp cận các kênh truyền thông hiệu quả qua nền tảng số. Đáng chú ý là truyền thông, quảng bá lễ hội thường niên, mang thương hiệu của Hà Giang trên các nền tảng số, mạng xã hội như: Lễ hội hoa Tam giác mạch; Qua miền di sản ruộng bậc thang Hoàng Su Phì; Qua những miền di sản Việt Bắc…; Tổ chức các tour du lịch online trải nghiệm; Thực hiện nhiều clip quảng bá về danh thắng, di sản, các điểm đến hấp dẫn, ẩm thực vùng miền cũng như các sản phẩm đặc trưng của địa phương…

Những năm gần đây, tỉnh Hà Giang rất quan tâm và tập trung phát huy hiệu quả vai trò của báo chí - truyền thông trong công tác quảng bá hình ảnh địa phương. Tính riêng ở lĩnh vực báo điện tử, số lượng tin, bài tuyên truyền về Hà Giang vượt trội hơn nhiều so với các địa phương khác. Ước tính năm 2023 đã có trên 28 nghìn tin, bài, trong đó hơn 80% tin, bài nội dung tích cực; cao điểm có những ngày có đến 486 tin, bài tuyên truyền về Hà Giang trên môi trường số…

Bên cạnh sự góp sức của các cơ quan báo chí, truyền thông nhà nước, công tác truyền thông, quảng bá hình ảnh Hà Giang trên nền tảng số còn có sự vào cuộc và đóng góp rất tích cực, hiệu quả của các lực lượng truyền thông trong cộng đồng.

Đặc biệt, nhiều nhà sáng tạo nội dung số có uy tín đã thường xuyên chia sẻ thông tin về Hà Giang, có nhiều lượt tương tác, bình luận tích cực, thu hút đông đảo khán giả, người xem, cá nhân sử dụng mạng xã hội. 

Điển hình như ca sĩ, nhạc sĩ Quách Beem - người sáng tác và thể hiện bài hát “Hà Giang ơi” thu hút 180 triệu lượt view trên riêng kênh YouTube cá nhân; YouTuber Hoàng Nam - chủ kênh YouTube “Challenge me - Hãy Thách Thức Tôi” với gần 4,1 triệu người đăng ký cũng có rất nhiều video quảng bá, giới thiệu về Hà Giang; nghệ sĩ dân gian A Páo phát huy khả năng sáng tạo nội dung số sinh động, thu hút sự quan tâm của công chúng và những người quan tâm yêu mến Hà Giang…

Cách làm mới, sáng tạo của tỉnh vùng cao

Tháng 10 năm ngoái, lần đầu tiên Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Hà Giang tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thành công “Ngày hội Truyền thông tỉnh Hà Giang”, tạo diễn đàn để gặp gỡ, chia sẻ những cách làm hay, sáng tạo trong công tác truyền thông; thể hiện sự kết nối và phối hợp giữa truyền thông nhà nước với truyền thông cộng đồng; đồng thời cũng là dịp để ghi nhận, vinh danh, khích lệ các kênh thông tin và cá nhân có đóng góp tích cực trong hoạt động truyền thông, quảng bá, lan tỏa về Hà Giang trên môi trường số.

Tiếp nối thành công năm 2023, Ngày hội truyền thông lần thứ 2 với chủ đề “Lan toả tinh thần chuyển đổi số Hà Giang” vừa được tổ chức hồi đầu tháng 10/2024.

Những ý kiến trao đổi, gợi mở, tư vấn, góp ý của các nhà quản lý, các chuyên gia, những nhà sáng tạo nội dung số đã giúp cho các cấp, các ngành và Sở Thông tin và Truyền thông có thêm nhận thức mới, kinh nghiệm quý để tiếp tục làm tốt hơn nữa công tác tham mưu, triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao, góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác truyền thông số, lan tỏa hình ảnh Hà Giang. 

Nhiều chuyên gia, nhà quản lý đánh giá cao việc Hà Giang bước đầu mạnh dạn tạo cơ chế để mở rộng, thúc đẩy phát triển các phương thức truyền thông mới; thu hút sự tham gia của không chỉ báo chí mà cả các nhà sáng tạo nội dung số.

“Ngày hội Truyền thông tỉnh Hà Giang được lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông quan tâm, ủng hộ, được đánh giá là cách làm mới, sáng tạo, thể hiện sự nhanh nhạy, dám nghĩ, dám làm trong công tác truyền thông chính sách và lan tỏa hình ảnh địa phương đến cộng đồng, người dân trong và ngoài nước. Bộ Thông tin và Truyền thông khuyến nghị đây là một sáng kiến hay, mô hình cần được tham khảo nhân rộng đối với các địa phương khác. Điều này tạo thêm động lực, truyền cảm hứng, niềm tin cho chúng tôi để tiếp tục triển khai cách làm mới này trong thời gian tới”, ông Đỗ Thái Hòa, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Hà Giang chia sẻ.

Thời gian tới, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Hà Giang chia sẻ sẽ tiếp tục kết nối truyền thông nhà nước, truyền thông quốc tế và truyền thông cộng đồng, phối hợp hiệu quả với các cấp, các ngành và đội ngũ cán bộ làm truyền thông chính sách của địa phương, tạo thành mạng lưới truyền thông số mạnh, góp phần xây dựng Hà Giang ngày càng phát triển.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cốt lõi của chuyển đổi số vẫn là phát triển trí tuệ nhân tạo trên cơ sở dữ liệu
Cốt lõi của chuyển đổi số vẫn là phát triển trí tuệ nhân tạo trên cơ sở dữ liệu

VOV.VN - Thủ tướng Phạm Minh Chính: “Việt Nam muốn kết hợp sức mạnh dân tộc và thời đại thì phải đi đúng hướng của thời đại, đánh giá chính xác tình hình và phản ứng chính sách kịp thời, phù hợp, hiệu quả, với tinh thần "theo kịp, tiến cùng và vượt lên".

Cốt lõi của chuyển đổi số vẫn là phát triển trí tuệ nhân tạo trên cơ sở dữ liệu

Cốt lõi của chuyển đổi số vẫn là phát triển trí tuệ nhân tạo trên cơ sở dữ liệu

VOV.VN - Thủ tướng Phạm Minh Chính: “Việt Nam muốn kết hợp sức mạnh dân tộc và thời đại thì phải đi đúng hướng của thời đại, đánh giá chính xác tình hình và phản ứng chính sách kịp thời, phù hợp, hiệu quả, với tinh thần "theo kịp, tiến cùng và vượt lên".

Cổng dịch vụ công quốc gia – Thành tố quan trọng của Chính phủ điện tử
Cổng dịch vụ công quốc gia – Thành tố quan trọng của Chính phủ điện tử

VOV.VN - Sau 5 năm đi vào hoạt động, cổng dịch vụ công quốc gia đã phát triển trở thành một phần không thể thiếu trong phát triển Chính phủ điện tử và thúc đẩy quá trình chuyển đổi số quốc gia, đem đến những lợi ích chưa từng có cho người dân, tổ chức và doanh nghiệp.

Cổng dịch vụ công quốc gia – Thành tố quan trọng của Chính phủ điện tử

Cổng dịch vụ công quốc gia – Thành tố quan trọng của Chính phủ điện tử

VOV.VN - Sau 5 năm đi vào hoạt động, cổng dịch vụ công quốc gia đã phát triển trở thành một phần không thể thiếu trong phát triển Chính phủ điện tử và thúc đẩy quá trình chuyển đổi số quốc gia, đem đến những lợi ích chưa từng có cho người dân, tổ chức và doanh nghiệp.

Tổ công nghệ số và những hạt giống đỏ chuyển đổi số nông thôn
Tổ công nghệ số và những hạt giống đỏ chuyển đổi số nông thôn

VOV.VN - Tính đến tháng 9/2024, cả nước đã có 93.524 Tổ công nghệ số cộng đồng, đang hoạt động tích cực như những “hạt giống đỏ”, giúp rút ngắn con đường dẫn đến chuyển đổi số toàn diện ở các địa phương.

Tổ công nghệ số và những hạt giống đỏ chuyển đổi số nông thôn

Tổ công nghệ số và những hạt giống đỏ chuyển đổi số nông thôn

VOV.VN - Tính đến tháng 9/2024, cả nước đã có 93.524 Tổ công nghệ số cộng đồng, đang hoạt động tích cực như những “hạt giống đỏ”, giúp rút ngắn con đường dẫn đến chuyển đổi số toàn diện ở các địa phương.