Top 15 chuyển đổi số cả nước: Thành công nhìn từ mô hình của Thanh Hóa

VOV.VN - Là một trong những địa phương đầu tiên của cả nước ban hành bộ tiêu chí và giao chỉ tiêu hoàn thành chuyển đổi số cấp huyện, cấp xã, Thanh Hóa đang gặt được nhiều thành tựu quan trọng trong việc hướng tới các mục tiêu tăng trưởng xanh, tăng trưởng bền vững.

Mô hình “3 không” và dấu ấn chuyển đổi số ở Thanh Hóa

Là một trong những tỉnh thành có vai trò quan trọng trong công cuộc xây dựng nền kinh tế, xã hội số khu vực Bắc Trung Bộ, Thanh Hóa đã sớm nắm bắt tình hình và thực hiện các giải pháp chuyển đổi số từ cách đây nhiều năm. Ngay từ năm 2021, Tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 10/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Nghị quyết đã định hướng, mở đường cho các đơn vị, địa phương, tổ chức, doanh nghiệp trong tỉnh triển khai các giải pháp chuyển đổi số và đến nay đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng.

Năm 2022, Thanh Hóa đứng thứ 15/63 tỉnh, thành phố trong cả nước về xếp hạng chuyển đổi số. Trong đó, chính quyền số xếp thứ 16, kinh tế số xếp thứ 14, xã hội số xếp thứ 13 (kết quả năm 2023 chưa công bố). Thanh Hóa cũng là một trong những địa phương đầu tiên của cả nước ban hành bộ tiêu chí và giao chỉ tiêu hoàn thành chuyển đổi số cấp huyện, cấp xã. Tính đến tháng 10/2024, Tỉnh đã công nhận việc hoàn thành các tiêu chí chuyển đổi số cho 148 đơn vị cấp xã; đang thẩm định trình công nhận hoàn thành các tiêu chí chuyển đổi số cấp huyện cho thị xã Bỉm Sơn.

Theo ông Đỗ Hữu Quyết, Giám đốc Sở TT&TT tỉnh Thanh Hóa, trong 9 tháng năm 2024, hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) của tỉnh cung cấp 1.680 dịch vụ công trực tuyến chiếm tỉ lệ 85%. Trong đó, 974 dịch vụ công trực tuyến toàn trình và 706 dịch vụ công trực tuyến một phần; đã được tích hợp, đồng bộ dữ liệu đầy đủ, chính xác với Cổng Dịch vụ công Quốc gia.

Cả 3 trụ cột chính của chuyển đổi số là chính quyền số, kinh tế số và xã hội số cũng đang ghi nhận nhiều thay đổi tích cực. Trong trụ cột chính quyền số, Thanh Hóa là tỉnh có số lượng TTHC cung cấp dịch vụ công trực tuyến đứng đầu cả nước; tỷ lệ hồ sơ TTHC được giải quyết trước hạn và đúng hạn đạt 99,51%. Việc trao đổi, xử lý văn bản, hồ sơ trên môi trường mạng giữa các cơ quan, chính quyền, tập thể trên 3,3 triệu lượt xem, tỷ lệ ký số cơ quan đạt 98%.

Đặc biệt, nền tảng chia sẻ, tích hợp nội tỉnh LGSP (tại địa chỉ https://lgsp.thanhhoa.gov.vn) hiện đang cung cấp 11 dịch vụ kết nối các phần mềm nội tỉnh và 15 dịch vụ kết nối bên ngoài; trục kết nối nội tỉnh đang được duy trì, hoạt động một cách thường xuyên, ổn định. Thanh Hóa cũng là địa phương đầu tiên của cả nước thực hiện việc kết nối, chia sẻ, trao đổi văn bản điện tử giữa chính quyền và doanh nghiệp, nhằm bảo đảm công khai, minh bạch, nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi phí.

Đến hiện tại, toàn tỉnh Thanh Hóa đã kích hoạt thành công gần 2,6 triệu tài khoản định danh điện tử, 100% dân dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến được định danh và xác thực qua cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Tỉnh cũng đã rà soát được gần 2,3 triệu mã số thuế cá nhân, đạt tỷ lệ 98,4%; tỷ lệ doanh nghiệp thực hiện thuế điện tử đạt 84%; 100% doanh nghiệp được tiếp cận và ứng dụng các nền tảng trong hoạt động sản xuất kinh doanh; tổng số doanh nghiệp công nghệ số trên địa bàn là 615 doanh nghiệp…

Ở trụ cột kinh tế số, xã hội số, trong 6 tháng đầu năm 2024, toàn tỉnh đã có 54.620 doanh nghiệp, hộ kinh doanh sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế khởi tạo từ máy tính tiền (tăng 11.902 doanh nghiệp so với tháng 3-2024), với hơn 342,78 triệu hóa đơn, giúp hỗ trợ việc quản lý thuế, chống thất thu ngân sách. 100% doanh nghiệp, hộ kinh doanh, thương nhân kinh doanh xăng dầu và 80% trung tâm thương mại, siêu thị đã sử dụng hóa đơn điện tử.

Tỉnh cũng đã tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp về công nghệ, khởi nghiệp sáng tạo, tổ chức tập huấn, tư vấn sử dụng hợp đồng điện tử; hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử; đưa 429 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP và sản phẩm đặc trưng của các huyện lên sàn thương mại điện tử.

Cho đến thời điểm hiện tại, 100% doanh nghiệp tại Thanh Hoá đã được tiếp cận và ứng dụng các nền tảng số trong hoạt động sản xuất – kinh doanh, trong đó có 5.550 doanh nghiệp đạt mức độ chuyển đổi số theo quy định, bằng 29,65% tổng số doanh nghiệp có phát sinh thuế, tăng 3,85% so với năm 2023.

Để đạt được những thành tựu ấn tượng kể trên, phải kể đến việc áp dụng và triển khai thành công mô hình “3 không” tại tất cả các đơn vị hành chính của Tỉnh. Ngoài tại 5 xã, phường đã áp dụng thành công, toàn tỉnh cũng đã có 10/27 huyện với 227 xã, phường triển khai thực hiện mô hình “3 không” (không phải khai báo thông tin nhiều lần trong thực hiện dịch vụ công; không dùng tiền mặt trong một số dịch vụ thiết yếu và không cần tiếp xúc trực tiếp với chính quyền). Áp dụng mô hình này, 100% lãnh đạo, cán bộ, công chức thực hiện chỉ đạo, điều hành, xử lý công việc hoàn toàn trên môi trường mạng; 100% văn bản, hồ sơ công việc được tạo lập, xử lý, ký số trên môi trường mạng (trừ văn bản mật theo quy định); 90% hồ sơ, thủ tục hành chính được tiếp nhận, giải quyết trực tuyến.

Chưa dừng lại ở đó, rất nhiều mô hình chuyển đổi số đã và đang được triển khai, nhân rộng tại địa phương như mô hình “Ngày không bút”; “chợ 4.0” tại chợ Điện Biên, chợ Quảng Thắng (TP Thanh Hóa); “Thôn thông minh” tại xã Hoằng Thái (huyện Hoằng Hóa) và xã Định Long (huyện Yên Định). Người dân tại Thanh Hóa đã dần áp dụng nền tảng số như các sàn thương mại điện tử, mạng xã hội Facebook, YouTube, Zalo... để quảng bá, bán hàng. Một số sản phẩm của người dân đã được dán tem truy xuất nguồn gốc; đã có hàng triệu tài khoản thanh toán không dùng tiền mặt với các dịch vụ thiết yếu.

Theo lãnh đạo Tỉnh, quá trình chuyển đổi số của địa phương, luôn đặt lợi ích của người dân, doanh nghiệp lên hàng đầu, lấy đó làm trung tâm, chủ thể, mục tiêu, động lực và nguồn lực phát triển địa phương. Đó cũng chính là bí quyết để mọi quyết sách đưa ra đều được các đơn vị, sở ngành và người dân ủng hộ, quyết tâm triển khai để đạt được những mục tiêu đề ra.

Chuyển đổi số rộng đường cho phát triển kinh tế, thu hút đầu tư

Theo thống kê, Thanh Hóa hiện có hơn 21.000 doanh nghiệp, trong đó có hơn 20.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa, chiếm 90% tổng số doanh nghiệp trên địa bàn. Trong bối cảnh hiện tại, việc thực hiện chuyển đổi số thành công các doanh nghiệp này sẽ đóng vai trò quan trọng để có thể tiến tới mục tiêu hoàn thành chuyển đổi số toàn dân, toàn diện không chỉ trên địa bàn tỉnh mà còn với cả nước.

Cũng chính vì vậy, thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp chuyển đổi số. Sở Thông tin và Truyền thông mỗi năm đã tổ chức tập huấn, hội thảo, hội nghị nhiều chương trình đến chuyển đổi số, chuyển đổi xanh,…

Từ đầu năm đến nay, Thanh Hoá đã thành lập mới 8 doanh nghiệp công nghệ số, nâng tổng số doanh nghiệp công nghệ số trên địa bàn lên 337 doanh nghiệp, đây sẽ là nền tảng để các doanh nghiệp trong tỉnh được tiếp cận thêm các giải pháp số hóa phù hợp, linh hoạt với điều kiện cụ thể theo từng giai đoạn của chuyển đổi số.

Theo ông Mai Xuân Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa thì chuyển đổi số không chỉ đơn thuần là ứng dụng công nghệ thông tin mà yêu cầu tiên quyết làm thay đổi quy trình nội tại, quy trình xử lý công việc, hướng tới mục tiêu nâng cao hiệu suất, tạo ra sản phẩm, dịch vụ mới.

Thanh Hóa xác định chuyển đổi số là nhiệm vụ trọng tâm, là một trong những khâu đột phá Tỉnh trở thành cực tăng trưởng mới trong khu vực cùng với Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng và hướng đến trở thành tỉnh kiểu mẫu vào năm 2045.

Tỉnh đang đặt mục tiêu, phấn đấu đến năm 2025, nằm trong nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số. Đến năm 2030 tiếp tục trong nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số và trong nhóm 5 tỉnh, thành phố dẫn đầu về chính quyền số.

Ông Đỗ Hữu Quyết, Giám đốc Sở TT&TT Thanh Hóa khẳng định, chuyển đổi số không chỉ mang lại hiệu quả thiết thực cho người dân và doanh nghiệp địa phương, mà đây còn là xu thế tất yếu, then chốt thu hút đầu tư các doanh nghiệp quốc tế nhận diện môi trường đầu tư và lựa chọn đến với Thanh Hóa nói riêng và Việt Nam nói chung.

Ở Thanh Hóa hiện nay, nhiều công cụ số được mở rộng để khách hàng tiếp cận nhiều dịch vụ số. Sự thay đổi này đã mở ra rất nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư trong nhiều lĩnh vực như giáo dục, thành phố thông minh, IoT, AI, big data, tự động hóa, trí tuệ nhân tạo… đến với Thanh Hóa, từ đó tạo ra một môi trường đầu tư hấp dẫn, bền vững để thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Chỉ tính từ đầu năm đến nay, tỉnh Thanh Hóa đã thu hút được 94 dự án đầu tư trực tiếp (có 17 dự án FDI), tăng 36,2% so với cùng kỳ năm 2023, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 12.433 tỷ đồng và 367,8 triệu USD. Những con số đầy khả quan này cho thấy, chuyển đổi số ở Thanh Hóa đã và đang mang lại hiệu quả thiết thực cho không chỉ người dân mà cả với nền kinh tế số cả nước.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Gỡ vướng trong triển khai hợp đồng điện tử
Gỡ vướng trong triển khai hợp đồng điện tử

VOV.VN - Bên cạnh những lợi ích lớn về kinh tế, thời gian qua, quá trình áp dụng hợp đồng điện tử vẫn tiềm ẩn nhiều vướng mắc, rủi ro. Bộ Công Thương cùng các bộ, ngành, doanh nghiệp liên quan đã và đang nỗ lực tìm giải pháp tháo gỡ.

Gỡ vướng trong triển khai hợp đồng điện tử

Gỡ vướng trong triển khai hợp đồng điện tử

VOV.VN - Bên cạnh những lợi ích lớn về kinh tế, thời gian qua, quá trình áp dụng hợp đồng điện tử vẫn tiềm ẩn nhiều vướng mắc, rủi ro. Bộ Công Thương cùng các bộ, ngành, doanh nghiệp liên quan đã và đang nỗ lực tìm giải pháp tháo gỡ.

Để doanh nghiệp dệt may không còn “chậm chân” chuyển đổi số
Để doanh nghiệp dệt may không còn “chậm chân” chuyển đổi số

VOV.VN - Có đến 90% doanh nghiệp trong ngành dệt may đang “chậm chân” chuyển đổi số. Các doanh nghiệp cần ứng dụng công nghệ số nếu muốn tăng năng lực cạnh tranh, không để mất thị trường và khách hàng.

Để doanh nghiệp dệt may không còn “chậm chân” chuyển đổi số

Để doanh nghiệp dệt may không còn “chậm chân” chuyển đổi số

VOV.VN - Có đến 90% doanh nghiệp trong ngành dệt may đang “chậm chân” chuyển đổi số. Các doanh nghiệp cần ứng dụng công nghệ số nếu muốn tăng năng lực cạnh tranh, không để mất thị trường và khách hàng.

Mở rộng lộ trình xuất khẩu trực tuyến cho doanh nghiệp Việt
Mở rộng lộ trình xuất khẩu trực tuyến cho doanh nghiệp Việt

VOV.VN - Khoảng 60% doanh nghiệp Việt cho biết giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu trực tuyến chiếm khoảng 10 – 30% tổng giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu. Những thị trường xuất khẩu trực tuyến lớn gồm: Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc…

Mở rộng lộ trình xuất khẩu trực tuyến cho doanh nghiệp Việt

Mở rộng lộ trình xuất khẩu trực tuyến cho doanh nghiệp Việt

VOV.VN - Khoảng 60% doanh nghiệp Việt cho biết giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu trực tuyến chiếm khoảng 10 – 30% tổng giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu. Những thị trường xuất khẩu trực tuyến lớn gồm: Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc…