Mở rộng lộ trình xuất khẩu trực tuyến cho doanh nghiệp Việt

VOV.VN - Khoảng 60% doanh nghiệp Việt cho biết giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu trực tuyến chiếm khoảng 10 – 30% tổng giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu. Những thị trường xuất khẩu trực tuyến lớn gồm: Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc…

Nhiều cơ hội cho doanh nghiệp Việt xuất khẩu trực tuyến

Theo ông Brandon Thanh Đỗ, Giám đốc Phát triển khách hàng mới khu vực Đông Nam Á – Úc và New Zealand của Google, doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam đang có rất nhiều cơ hội xuất khẩu trực tuyến. Với sự phát triển của công nghệ, doanh nghiệp có thể tiếp cận thị trường đa quốc gia, khách hàng quốc tế một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn qua các kênh online, không nhất thiết phải trực tiếp đi hội chợ quốc tế như mấy chục năm trước.

Người tiêu dùng quốc tế cũng cởi mở hơn với sản phẩm nhập khẩu. Ông Brandon kể: “Cách đây khoảng 5 năm, nhiều người Úc không mấy hào hứng khi nhìn thấy sản phẩm nhập khẩu, kể cả hàng “Made in USA”, vì họ muốn mua hàng nội địa hơn. Song những năm gần đây, tư duy mua sắm hàng hóa quốc tế của họ đã thay đổi, nhiều mặt hàng thủ công mỹ nghệ “Made in Vietnam” cũng được họ quan tâm, đánh giá chất lượng cao”.

Doanh nghiệp Việt đang ở vị thế rất thuận lợi trong “cuộc chơi” xuất khẩu trực tuyến toàn cầu khi Việt Nam đứng ở vị trí thứ 5 trong Top 10 quốc gia của bảng xếp hạng tăng trưởng doanh số bán lẻ thương mại điện tử năm 2022 do eMarketer công bố (Brazil 22,2%, Indonesia 23%, Ấn Độ 25,5%, Philippines 25,9%, Việt Nam 19%).

Bà Lê Hoàng Oanh, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số - Bộ Công Thương dẫn báo cáo khảo sát của Bộ Công Thương năm 2023 cho thấy, 53% doanh nghiệp tham gia xuất khẩu thông qua sàn thương mại điện tử, 47% có sử dụng website hoặc ứng dụng tự xây. Khoảng 60% doanh nghiệp cho biết giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu trực tuyến chiếm khoảng 10 – 30% tổng giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu. Những thị trường phổ biến mà doanh nghiệp sử dụng kênh thương mại điện tử để xuất khẩu trực tuyến gồm: Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc…

Cách đây ít lâu, Access Partnership đưa ra dự kiến tới năm 2027, sự tham gia nhiệt tình của các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ giúp giá trị xuất khẩu trực tuyến B2C (thương mại điện tử bán lẻ) tăng gấp 2,4 lần so với “quỹ đạo kinh doanh theo thông lệ”, đạt khoảng 12 tỷ USD (296,3 nghìn tỷ đồng), thúc đẩy thặng dư thương mại và xuất siêu cho Việt Nam.

Còn theo dự báo của AlphaBeta, tăng trưởng thương mại điện tử xuyên biên giới trung bình hàng năm của Việt Nam trong giai đoạn 2021 – 2026 lên tới 20%; đến năm 2026 sẽ đạt giá trị khoảng 10 tỷ USD (256,1 nghìn tỷ đồng).

Ông Trịnh Khắc Toàn, Giám đốc Khu vực miền Bắc của Amazon Global Selling Việt Nam cho rằng  “con số 10 tỷ USD này có ý nghĩa rất lớn. Khi đó, xuất khẩu trực tuyến B2C sẽ trở thành ngành xuất khẩu lớn thứ 5 tại Việt Nam trong Top 10 ngành hàng có giá trị xuất khẩu nghìn tỷ đồng”.

Hệ thống dữ liệu của Amazon ghi nhận nhiều số liệu tích cực: Các doanh nghiệp Việt Nam đã mở rộng phạm vi kinh doanh quốc tế với số lượng sản phẩm xuất khẩu và bán ra trên Amazon tăng 300% trong 5 năm qua. Riêng năm 2023, hơn 17 triệu sản phẩm Việt Nam đã được bán ra trên sàn thương mại điện tử xuyên biên giới Amazon; giá trị xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam qua Amazon tăng 50% so với cùng kỳ năm 2022.

Nhiều nguồn lực sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp Việt

Ông Brandon Thanh Đỗ cho biết, Google đã triển khai nhiều công cụ miễn phí hữu ích cho doanh nghiệp muốn xuất khẩu hàng Việt. Có thể kể tới: Google Trend giúp xác định thị trường tiềm năng; Market Finder giúp tìm kiếm những thị trường đang có nhu cầu với sản phẩm doanh nghiệp bán trên website, đưa ra chỉ dẫn để tiếp cận khách hàng tại thị trường đó tốt nhất…

Gần đây, Google  đang triển khai chương trình hỗ trợ theo kiểu “cầm tay chỉ việc” trong 6 tháng đầu, giúp doanh nghiệp Việt đưa ra chiến lược xuất khẩu tốt nhất. Các doanh nghiệp Việt đang xuất khẩu qua sàn thương mại điện tử xuyên biên giới như Amazon, hoặc đang xuất khẩu qua website riêng, thậm chí chưa biết xuất khẩu theo hướng nào cũng đều có thể tham gia chương trình này để tìm kiếm thêm cơ hội tăng trưởng doanh thu và mở rộng thị trường.

Ông Trịnh Khắc Toàn cho hay, Amazon hoạt động tại 23 thị trường, có thể hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận hơn 200 quốc gia, vùng lãnh thổ trên toàn cầu thông qua việc bán hàng thương mại điện tử xuyên biên giới.

Hiện có hơn 200 triệu khách hàng – tín đồ mua sắm rất trung thành, gần 2 triệu doanh nghiệp vừa và nhỏ toàn cầu đang bán hàng trên Amazon, hơn 61% đơn vị hàng hóa đang bán trên Amazon toàn cầu đến từ doanh nghiệp vừa và nhỏ.

4 năm đồng hành hỗ trợ hàng nghìn doanh nghiệp Việt Nam thành công với hoạt động thương mại điện tử xuyên biên giới thông qua sàn Amazon, ông Toàn khuyến nghị doanh nghiệp Việt: Nên tham gia ngay và luôn “cuộc chơi” thương mại điện tử xuyên biên giới. Trong 2 – 3 năm tới, nếu không tham gia thì sẽ trở nên lạc hậu, chậm chân.

“Chúng tôi có nền tảng online Seller University bao gồm cả tài liệu bằng tiếng Việt đúc kết câu chuyện thành công và cả những thách thức khi bán hàng trên Amazon. Chúng tôi cũng có cả những chương trình kết hợp với các đối tác hỗ trợ doanh nghiệp Việt, ví dụ như phối hợp Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số của Bộ Công Thương triển khai chủ đề “Thương mại điện tử xuyên biên giới – Kỷ nguyên bứt phá”, hướng tới mục tiêu trong vòng 5 năm có thể đào tạo hơn 10.000 nhân lực trong doanh nghiệp Việt về xuất khẩu trực tuyến”, ông Toàn thông tin thêm.

Bà Anna Trần, đại diện Pingpong lưu ý, sau khi bán được hàng ra nước ngoài trên nền tảng trực tuyến, rất nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam gặp khó khăn trong khâu thanh toán: Làm sao mang ngoại tệ về Việt Nam thuận tiện nhất; Làm sao có thể chuyển đổi các loại ngoại tệ với nhau một cách nhanh nhất với tỷ giá tốt nhất trong bối cảnh biến động tỷ giá theo từng giờ từng phút; Làm thế nào để có thể dùng khoản doanh thu từ xuất khẩu trực tuyến đó để thanh toán tiếp cho các đối tác, nhà cung cấp ở nước ngoài…

“Chúng tôi có thể giúp các nhà xuất khẩu trực tuyến tháo gỡ các rào cản về mặt thanh toán. Đơn cử, có thể nhận tiền doanh thu từ nước ngoài đa ngoại tệ về cùng 1 tài khoản Pingpong”, bà Anna Trần bày tỏ.

Mới đây, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam vừa thành lập Liên minh Hỗ trợ xuất khẩu trực tuyến Việt Nam (VESA) ​​, bao gồm các nhà cung cấp dịch vụ công nghiệp, các công ty hậu cần và đối tác công nghệ nhằm kết nối, hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam chuyển đổi số, khai thác các cơ hội xuất khẩu trực tuyến.

Bộ Công Thương cũng đã giao Trung tâm Phát triển Thương mại điện tử nghiên cứu xây dựng Hệ sinh thái xuất khẩu trực tuyến EcomEX, không chỉ liên quan đào tạo, tập huấn, kết nối dữ liệu, mà còn kết nối cả doanh nghiệp logistics, vận chuyển, thanh toán, ngân hàng.

Có thể nói, doanh nghiệp Việt không hề đơn độc trên hành trình xuất khẩu trực tuyến trong thời gian tới.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đảm bảo bài toán bảo mật dữ liệu trong chuyển đổi số
Đảm bảo bài toán bảo mật dữ liệu trong chuyển đổi số

VOV.VN - Chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ tại Việt Nam trên cả ba trụ cột là Chính phủ số, Kinh tế số và Xã hội số, đồng thời diễn ra sâu rộng từ trung ương đến địa phương, từ thành thị đến vùng sâu, vùng xa. Điều này đặt ra bài toán phải có các giải pháp bảo mật dữ liệu trong chuyển đổi số.

Đảm bảo bài toán bảo mật dữ liệu trong chuyển đổi số

Đảm bảo bài toán bảo mật dữ liệu trong chuyển đổi số

VOV.VN - Chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ tại Việt Nam trên cả ba trụ cột là Chính phủ số, Kinh tế số và Xã hội số, đồng thời diễn ra sâu rộng từ trung ương đến địa phương, từ thành thị đến vùng sâu, vùng xa. Điều này đặt ra bài toán phải có các giải pháp bảo mật dữ liệu trong chuyển đổi số.

Ứng dụng AI tạo sinh trong chuyển đổi số các địa phương
Ứng dụng AI tạo sinh trong chuyển đổi số các địa phương

VOV.VN - Thời gian qua, nhiều địa phương trong cả nước đã tích cực đẩy mạnh ứng dụng trí tuệ nhân tạo tạo sinh trong chuyển đổi số, điển hình là việc ứng dụng trợ lý ảo và chatbox vào hoạt động của Chính quyền nhằm góp phần thúc đẩy Chính phủ số hiệu quả, tiện ích.

Ứng dụng AI tạo sinh trong chuyển đổi số các địa phương

Ứng dụng AI tạo sinh trong chuyển đổi số các địa phương

VOV.VN - Thời gian qua, nhiều địa phương trong cả nước đã tích cực đẩy mạnh ứng dụng trí tuệ nhân tạo tạo sinh trong chuyển đổi số, điển hình là việc ứng dụng trợ lý ảo và chatbox vào hoạt động của Chính quyền nhằm góp phần thúc đẩy Chính phủ số hiệu quả, tiện ích.

Giải pháp chuyển đổi số ngành giao thông thiết thực, gần gũi với người dân
Giải pháp chuyển đổi số ngành giao thông thiết thực, gần gũi với người dân

VOV.VN - Không còn cảnh phải canh giờ, canh ngày, chen chúc xếp hàng để mua vé tàu, vé xe, chuyển đổi số ngành giao thông vận tải bắt đầu từ những thay đổi thiết thực nhất như mua vé trực tuyến đã đem lại những lợi ích chưa từng có cho người dân.

Giải pháp chuyển đổi số ngành giao thông thiết thực, gần gũi với người dân

Giải pháp chuyển đổi số ngành giao thông thiết thực, gần gũi với người dân

VOV.VN - Không còn cảnh phải canh giờ, canh ngày, chen chúc xếp hàng để mua vé tàu, vé xe, chuyển đổi số ngành giao thông vận tải bắt đầu từ những thay đổi thiết thực nhất như mua vé trực tuyến đã đem lại những lợi ích chưa từng có cho người dân.