Ứng dụng AI tạo sinh trong chuyển đổi số các địa phương

VOV.VN - Thời gian qua, nhiều địa phương trong cả nước đã tích cực đẩy mạnh ứng dụng trí tuệ nhân tạo tạo sinh trong chuyển đổi số, điển hình là việc ứng dụng trợ lý ảo và chatbox vào hoạt động của Chính quyền nhằm góp phần thúc đẩy Chính phủ số hiệu quả, tiện ích.

Nâng cao hiệu quả hoạt động của chính quyền

Trên thế giới hiện nay, việc ứng dụng AI tạo sinh trong xây dựng Chính phủ điện tử, Chính phủ số đang là xu hướng phổ biến. Nhiều quốc gia đã tiên phong triển khai trợ lý ảo để cung cấp dịch vụ công trực tuyến nhanh chóng, hiệu quả. 

Tại Việt Nam, một số địa phương bắt đầu ứng dụng AI tạo sinh trong hoạt động của cơ quan chính quyền, đặc biệt là việc xây dựng các trợ lý ảo phục vụ cơ quan chính quyền cũng như giải đáp thắc mắc của người dân, doanh nghiệp, điển hình như Yên Bái. Từ 1/3/2024, địa phương này đã triển khai thí điểm, sử dụng Trợ lý ảo phục vụ cán bộ công chức viên chức. Sau hơn hai tháng triển khai, toàn tỉnh đã có 2.154 cán bộ, công chức, viên chức tham gia thí điểm, đặt được 23.303 câu hỏi để huấn luyện Trợ lý ảo. 

Để đạt kết quả tốt nhất trong quá trình thí điểm, UBND tỉnh Yên Bái đã yêu cầu các sở, ban, ngành của tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các cơ quan, đơn vị có liên quan cập nhật, cung cấp nguồn dữ liệu của ngành, đơn vị, địa phương cho Trợ lý ảo, hình thành thói quen sử dụng Trợ lý ảo như một công cụ số thiết yếu bên cạnh các nền tảng chuyển đổi số khác tỉnh đang triển khai, đưa việc sử dụng trợ lý ảo như một trong các tiêu chí để xem xét chấm điểm thành tích trong quá trình xếp hạng Chỉ số chuyển đổi số của các sở, ban, ngành, địa phương năm 2024.

Hà Nội cũng là một trong những địa phương đi đầu ứng dụng AI trong hoạt động của Chính quyền. Ngay từ đại dịch COVID-19, ứng dụng trợ lý ảo thực hiện hàng triệu cuộc gọi tới người dân tuyên truyền phòng, chống dịch, chính sách an sinh xã hội. Trong kế hoạch nâng cấp, mở rộng nền tảng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi giai đoạn 2025 – 2026, Thành phố sẽ tích cực ứng dụng công nghệ AI tạo sinh. Dự kiến hệ thống chatbot và trợ lý ảo sẽ được xây dựng để hỗ trợ cán bộ, công chức trong việc tiếp nhận và xử lý các phản ánh, kiến nghị của người dân và doanh nghiệp cũng như hỗ trợ người dân và doanh nghiệp trong việc tương tác, hỏi đáp, tìm kiếm và khai thác thông tin một cách đơn giản, thuận tiện, và chính xác nhất.

Mới đây nhất, Tổng cục Thuế và UBND thành phố Hà Nội cũng tổ chức ra mắt sản phẩm trợ lý ảo hỗ trợ người nộp thuế và triển khai thí điểm tại Cục Thuế TP Hà Nội với hệ thống hơn 10.000 câu hỏi, hỗ trợ trả lời những câu hỏi của người nộp thuế một cách tự động, nhanh chóng, với nội dung chi tiết, dễ hiểu, tích hợp sẵn các mẫu biểu thủ tục hành chính hiện hành, những clip hướng dẫn trực quan, dễ hiểu.

Người nộp thuế có thể dễ dàng sử dụng, tương tác với trợ lý ảo 24/7, mọi lúc mọi nơi thông qua các thiết bị công nghệ như smartphone, máy tính bảng, máy tính có kết nối mạng ngay trên cổng thông tin điện tử ngành thuế, ứng dụng thuế điện tử Etaxmobile và trên ứng dụng công dân Thủ đô số Ihanoi. 

Nhiều quận huyện của Thủ đô cũng bắt đầu ứng dụng AI tạo sinh trong hoạt động chính quyền như tại Cầu Giấy, ngay từ năm 2023, Quận đã ra mắt ứng dụng trí tuệ nhân tạo hỗ trợ hỏi - đáp thủ tục hành chính (AI chatbot), góp phần tăng hiệu quả, năng suất lao động, hỗ trợ đắc lực trong việc trả lời, giải đáp tất cả vấn đề vướng mắc, các câu hỏi thường gặp liên quan đến thực hiện dịch vụ công trực tuyến của người dân, doanh nghiệp.

Ứng dụng hoạt động liên tục 24/7 và thường xuyên được cập nhật các thông tin mới, những sự kiện đặc sắc, khuyến mãi, gửi thông báo cho du khách các sự kiện sắp diễn ra đến các du khách đã từng tương tác với ứng dụng để du khách không bỏ lỡ cơ hội tham gia các sự kiện khi đến du lịch Đà Nẵng. 

TPHCM cũng đang đẩy mạnh ứng dụng AI tạo sinh. Mới đây nhất, Sở Thông tin và Truyền thông đã phối hợp Văn phòng HĐND thành phố tổ chức triển khai thử nghiệm phần mềm hỗ trợ hoạt động, trong đó có ứng dụng trí tuệ nhân tạo thẩm tra các dự thảo nghị quyết tại kỳ họp lần thứ 17 - khóa X (nhiệm kỳ 2021 - 2026).

Phần mềm ra đời đã số hóa toàn bộ quy trình thẩm tra dự thảo nghị quyết của HĐND TP. Đồng thời ứng dụng trí tuệ nhân tạo để tra cứu văn bản, tóm tắt nội dung chính của văn bản, chuyển văn bản thành giọng nói, chuyển giọng nói thành văn bản. Kết quả cuối cùng của phần mềm là hỗ trợ xuất các biên bản thẩm tra dự thảo. Nhờ đó,  giúp các đại biểu tiết kiệm được thời gian, công sức trong việc đọc, tra cứu các văn bản liên quan.

Ngoài ra, Sở Thông tin và Truyền thông TPHCM cũng đang đẩy mạnh phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai thực hiện Đề án xây dựng trợ lý ảo phục vụ công chức và lãnh đạo thành phố. Đây là một nội dung quan trọng trong kế hoạch chuyển đổi số của thành phố nhằm  nâng cao năng suất làm việc của cán bộ, công chức.

Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội địa phương

Là địa phương đứng đầu cả nước về chuyển đổi số trong nhiều năm, Đà Nẵng đã sớm ứng dụng AI tạo sinh trong hoạt động của Chính quyền. Ngay từ năm 2018, Thành phố đã xây dựng dự án thí điểm chatbot, cung cấp thông tin dịch vụ công cho người dân với tên gọi “Chatbot 1022”, nhằm cung cấp, hướng dẫn thông tin tự động cho tổ chức, công dân tại Đà Nẵng, phục vụ nhu cầu thông tin ngày càng cao của người dân, du khách.

Chatbot 1022 có thể tương tác, nhận yêu cầu, hỗ trợ người dùng truy cập các thông tin liên quan đến dịch vụ công như hỏi đáp về thủ tục hành chính, tra cứu các dịch vụ công ích, cụ thể tra cứu kết quả xử lý hồ sơ thủ tục hành chính; tư vấn lộ trình các tuyến xe buýt, cung cấp thông tin các tuyến xe, thông tin xe vi phạm giao thông bị phạt nguội, thông tin các cơ sở tiêm chủng, phòng khám, nhà thuốc; tra cứu lịch sự kiện, thời tiết, địa điểm hấp dẫn, giấy phép, hoạt động xe du lịch, nhà vệ sinh công cộng.

Ngoài ra “trợ lý ảo” có thể tiếp nhận yêu cầu và hướng dẫn người dân đăng ký hẹn giờ khám chữa bệnh, tiêm chủng, thủ tục hành chính mà không cần sự hỗ trợ của nhân viên tổng đài. Trong năm 2019, Chatbot 1022 của Đà Nẵng sẽ tiếp tục được cập nhật các bộ thủ tục để hướng dẫn và giải đáp tự động. 

Đặc biệt, là điểm đến hấp dẫn trong nước và quốc tế, Đà Nẵng còn đẩy mạnh ứng dụng trợ lý ảo trong phát triển du lịch, góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội của địa phương. Năm 2018, Thành phố đưa ứng dụng Chatbot “Danang Fantasticity” vào hoạt động, giúp du khách khám phá du lịch Đà Nẵng, tìm kiếm các điểm tham quan, sự kiện, ẩm thực, lưu trú, đi lại, tình hình thời tiết trong vòng 3 ngày và những thông tin du lịch cần biết (nhà vệ sinh công cộng, vị trí các cây ATM, số điện thoại đường dây nóng…) một cách đơn giản và nhanh chóng nhất.

Có thể nói, AI nói chung, AI tạo sinh nói riêng đang góp phần ngày càng quan trọng vào quá trình chuyển đổi số của các địa phương. Nhận thức rõ tầm quan trọng của ứng dụng AI vào hoạt động chính quyền ở địa phương, trong Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 – 2025 vừa ban hành đã đặt mục tiêu, thí điểm ở các bộ, ngành, địa phương sau đó nhân rộng các nền tảng trợ lý ảo hỗ trợ cán bộ, công chức trong xây dựng văn bản pháp luật, thực thi công vụ; hỗ trợ người dân về các vấn đề pháp lý và các trợ lý ảo khác, góp phần thúc đẩy chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cốt lõi của chuyển đổi số vẫn là phát triển trí tuệ nhân tạo trên cơ sở dữ liệu
Cốt lõi của chuyển đổi số vẫn là phát triển trí tuệ nhân tạo trên cơ sở dữ liệu

VOV.VN - Thủ tướng Phạm Minh Chính: “Việt Nam muốn kết hợp sức mạnh dân tộc và thời đại thì phải đi đúng hướng của thời đại, đánh giá chính xác tình hình và phản ứng chính sách kịp thời, phù hợp, hiệu quả, với tinh thần "theo kịp, tiến cùng và vượt lên".

Cốt lõi của chuyển đổi số vẫn là phát triển trí tuệ nhân tạo trên cơ sở dữ liệu

Cốt lõi của chuyển đổi số vẫn là phát triển trí tuệ nhân tạo trên cơ sở dữ liệu

VOV.VN - Thủ tướng Phạm Minh Chính: “Việt Nam muốn kết hợp sức mạnh dân tộc và thời đại thì phải đi đúng hướng của thời đại, đánh giá chính xác tình hình và phản ứng chính sách kịp thời, phù hợp, hiệu quả, với tinh thần "theo kịp, tiến cùng và vượt lên".

Cổng dịch vụ công quốc gia – Thành tố quan trọng của Chính phủ điện tử
Cổng dịch vụ công quốc gia – Thành tố quan trọng của Chính phủ điện tử

VOV.VN - Sau 5 năm đi vào hoạt động, cổng dịch vụ công quốc gia đã phát triển trở thành một phần không thể thiếu trong phát triển Chính phủ điện tử và thúc đẩy quá trình chuyển đổi số quốc gia, đem đến những lợi ích chưa từng có cho người dân, tổ chức và doanh nghiệp.

Cổng dịch vụ công quốc gia – Thành tố quan trọng của Chính phủ điện tử

Cổng dịch vụ công quốc gia – Thành tố quan trọng của Chính phủ điện tử

VOV.VN - Sau 5 năm đi vào hoạt động, cổng dịch vụ công quốc gia đã phát triển trở thành một phần không thể thiếu trong phát triển Chính phủ điện tử và thúc đẩy quá trình chuyển đổi số quốc gia, đem đến những lợi ích chưa từng có cho người dân, tổ chức và doanh nghiệp.

Tổ công nghệ số và những hạt giống đỏ chuyển đổi số nông thôn
Tổ công nghệ số và những hạt giống đỏ chuyển đổi số nông thôn

VOV.VN - Tính đến tháng 9/2024, cả nước đã có 93.524 Tổ công nghệ số cộng đồng, đang hoạt động tích cực như những “hạt giống đỏ”, giúp rút ngắn con đường dẫn đến chuyển đổi số toàn diện ở các địa phương.

Tổ công nghệ số và những hạt giống đỏ chuyển đổi số nông thôn

Tổ công nghệ số và những hạt giống đỏ chuyển đổi số nông thôn

VOV.VN - Tính đến tháng 9/2024, cả nước đã có 93.524 Tổ công nghệ số cộng đồng, đang hoạt động tích cực như những “hạt giống đỏ”, giúp rút ngắn con đường dẫn đến chuyển đổi số toàn diện ở các địa phương.