Việt Nam đang có 1.500 doanh nghiệp công nghệ số có doanh thu từ thị trường nước ngoài

VOV.VN - Tính đến hết tháng 7/2024, Việt Nam đang có tổng 51.038 doanh nghệp công nghệ số đang hoạt động. Trong đó có 1.500 doanh nghiệp đang có doanh thu từ thị trường nước ngoài với doanh thu năm 2023 là 7,5 tỷ USD. Dự kiến trong năm 2025, tổng doanh thu từ thị trường nước ngoài của các doanh nghiệp Việt ước đạt 10 tỷ USD, tăng 30% so với năm ngoái.

Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đang có mặt taị 33 quốc gia, chủ yếu tập trung vào Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Myanmar, Mỹ…

Thông tin được chia sẻ tại Hội nghị “Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đi ra thế giới: Cơ hội và thách thức”, được tổ chức mới đây tại Hà Nội.

Phát biểu tại sự kiện, ông Triệu Minh Long, Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế (Bộ TT&TT) thì trong 3 năm gần đây, Bộ đã tổ chức triển khai nhiều chương trình hỗ trợ cho các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam mở rộng thị trường khai thác và đầu tư ra thị trường bên ngoài. Bộ khuyến khích các doanh nghiệp mang các sản phẩm công nghệ, các giải pháp dịch vụ của mình đi ra thế giới, mang thương hiệu Make in Việt Nam đến với thị trường thế giới, giải các bài toán về chuyển đổi số và phát triển kinh tế số của quốc gia.

Theo ông Nguyễn Thanh Tuyên – Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp và Công nghệ thông tin và Truyền thông (Bộ TT&TT) thì Việt Nam đang có khoảng 1,5 triệu lao đông, trong đó có 500.000 kỹ sư. Về cơ cấu ngành CNTT Việt Nam năm 2023, có khoảng 63% doanh nghiệp làm về phần cứng, điện tử; 17% doanh nghiệp làm về phần mềm, 14% doanh nghiệp làm về buôn bán, phân phối CNTT và 8% doanh nghiệp làm về dịch vụ CNTT trừ buôn bán, phân phối.

Dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số mà Bộ TT&TT đang xây dựng được kỳ vọng sẽ thúc đẩy phát triển công nghệ số trở thành ngành kinh tế quan trọng của đất nước, đồng thời góp phần phát triển ngành công nghiệp công nghệ số, góp phần xây dựng chính phủ số, động lực phát triển kinh tế số, xã hội số; thúc đẩy thông minh hóa các ngành công nghiệp qua việc đưa công nghệ số thâm nhập, hội tụ vào các ngành, lĩnh vực thay đổi phương thức làm việc, mang lại các giá trị mới, tạo ra cuộc cách mạng về thông minh hóa.

“Chính phủ cũng đang có nhiều hỗ trợ đối với hoạt động khởi nghiệp sáng tạo như tài trợ, cho vay vốn và hỗ trợ tài chính, có các vườn ươm, trung tâm khởi nghiệp chuyển giao công nghệ, tổ chức các cuộc thi, chương trình hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo công nghệ số…”, ông Nguyễn Thanh Tuyên cho biết thêm.

Theo các chuyên gia, nhằm tăng cơ hội, không gian và dư địa cho doanh nghiệp công nghệ số đầu tư ra nước ngoài mạnh mẽ hơn thì thời gian tới chúng ta cần tiếp tục đẩy mạnh hợp tác quốc tế, nâng cao năng lực chuyển đổi số và thương mại điện tử với các tổ chức, đối tác lớn trên thế giới…

Chia sẻ về kinh nghiệm của doanh nghiệp mình khi đầu tư ra nước ngoài, ông Hà Thế Dương - Phó TGĐ Viettel Global cho rằng, doanh nghiệp cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định pháp luật và cam kết với Chính phủ của cả Việt Nam và các nước sở tại, đồng thời cần xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với các quốc gia đầu tư. Doanh nghiệp cũng cần bồi đắp quan hệ tốt với cơ quan quản lý tại địa phương để được tạo điều kiện hỗ trợ quá trình vận hành kinh doanh. Việc coi chênh lệch tỷ giá là chi phí kinh doanh từ đó cụ thể bằng hành động, điều chỉnh giá cước thông minh để bù đắp chi phí tăng do chênh lệch tỷ giá. Cuối cùng, tại các nước, thành lập Hiệp hội các nhà đầu tư Việt Nam để giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trên hành trình đầu tư nước ngoài…

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cần đẩy nhanh tốc độ chuyển đổi số các hợp tác xã
Cần đẩy nhanh tốc độ chuyển đổi số các hợp tác xã

VOV.VN - Là một thành phần quan trọng của nền kinh tế, tuy nhiên công tác chuyển đổi số các hợp tác xã thời gian qua vẫn còn chậm, chưa xứng với tiềm năng, kỳ vọng. Việc đẩy nhanh tốc độ chuyển đổi số các hợp tác xã đang là bài toán cần sự tham gia của các Bộ ngành, tổ chức, doanh nghiệp trong cả nước.

Cần đẩy nhanh tốc độ chuyển đổi số các hợp tác xã

Cần đẩy nhanh tốc độ chuyển đổi số các hợp tác xã

VOV.VN - Là một thành phần quan trọng của nền kinh tế, tuy nhiên công tác chuyển đổi số các hợp tác xã thời gian qua vẫn còn chậm, chưa xứng với tiềm năng, kỳ vọng. Việc đẩy nhanh tốc độ chuyển đổi số các hợp tác xã đang là bài toán cần sự tham gia của các Bộ ngành, tổ chức, doanh nghiệp trong cả nước.

Chính thức tắt sóng 2G trong cả nước, vượt kế hoạch mong đợi
Chính thức tắt sóng 2G trong cả nước, vượt kế hoạch mong đợi

VOV.VN - Từ 0 giờ ngày 16/10, các nhà mạng trong cả nước đã đồng loạt tắt sóng, ngừng cung cấp dịch vụ thuê bao 2G only. Đây là mốc quan trọng trong việc triển khai và thực hiện các mục tiêu chuyển đổi số Quốc gia.

Chính thức tắt sóng 2G trong cả nước, vượt kế hoạch mong đợi

Chính thức tắt sóng 2G trong cả nước, vượt kế hoạch mong đợi

VOV.VN - Từ 0 giờ ngày 16/10, các nhà mạng trong cả nước đã đồng loạt tắt sóng, ngừng cung cấp dịch vụ thuê bao 2G only. Đây là mốc quan trọng trong việc triển khai và thực hiện các mục tiêu chuyển đổi số Quốc gia.

Mạng 5G thương mại đầu tiên tại Việt Nam đi vào hoạt động chính thức
Mạng 5G thương mại đầu tiên tại Việt Nam đi vào hoạt động chính thức

VOV.VN - Ngày 15/10, Viettel chính thức khai trương mạng 5G thương mại đầu tiên tại Việt Nam, một phần trong những nỗ lực góp phần thúc đẩy quá trình kiến tạo xã hội số, kinh tế số của nước nhà. Viettel hiện đang sở hữu 6.500 trạm thu phát sóng 5G, phủ 100% thủ phủ của 63/63 tỉnh, thành phố, các khu công nghiệp, du lịch, bệnh viện, đại học, sân bay…

Mạng 5G thương mại đầu tiên tại Việt Nam đi vào hoạt động chính thức

Mạng 5G thương mại đầu tiên tại Việt Nam đi vào hoạt động chính thức

VOV.VN - Ngày 15/10, Viettel chính thức khai trương mạng 5G thương mại đầu tiên tại Việt Nam, một phần trong những nỗ lực góp phần thúc đẩy quá trình kiến tạo xã hội số, kinh tế số của nước nhà. Viettel hiện đang sở hữu 6.500 trạm thu phát sóng 5G, phủ 100% thủ phủ của 63/63 tỉnh, thành phố, các khu công nghiệp, du lịch, bệnh viện, đại học, sân bay…

Nhiệm vụ và giải pháp ưu tiên để Chương trình chuyển đổi số quốc gia đạt mục tiêu của 2025
Nhiệm vụ và giải pháp ưu tiên để Chương trình chuyển đổi số quốc gia đạt mục tiêu của 2025

VOV.VN - Đẩy mạnh 3 đột phá chiến lược về thể chế số, hạ tầng số và nhân lực số được coi là động lực quan trọng nhất để Việt Nam có thể đạt được các mục tiêu đã đặt ra trong Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Nhiệm vụ và giải pháp ưu tiên để Chương trình chuyển đổi số quốc gia đạt mục tiêu của 2025

Nhiệm vụ và giải pháp ưu tiên để Chương trình chuyển đổi số quốc gia đạt mục tiêu của 2025

VOV.VN - Đẩy mạnh 3 đột phá chiến lược về thể chế số, hạ tầng số và nhân lực số được coi là động lực quan trọng nhất để Việt Nam có thể đạt được các mục tiêu đã đặt ra trong Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Các nền tảng kết nối khám chữa bệnh từ xa đem bác sĩ riêng đến tận nhà người dân
Các nền tảng kết nối khám chữa bệnh từ xa đem bác sĩ riêng đến tận nhà người dân

VOV.VN - Với việc triển khai các nền tảng kết nối khám chữa bệnh từ xa, người dân có thể dễ dàng tiếp cận các dịch vụ khám, chữa bệnh với các chuyên gia, bác sĩ một cách dễ dàng, kịp thời, tiết kiệm thời gian, chi phí, đồng thời giảm tải áp lực cho các cơ sở y tế trong cả nước.

Các nền tảng kết nối khám chữa bệnh từ xa đem bác sĩ riêng đến tận nhà người dân

Các nền tảng kết nối khám chữa bệnh từ xa đem bác sĩ riêng đến tận nhà người dân

VOV.VN - Với việc triển khai các nền tảng kết nối khám chữa bệnh từ xa, người dân có thể dễ dàng tiếp cận các dịch vụ khám, chữa bệnh với các chuyên gia, bác sĩ một cách dễ dàng, kịp thời, tiết kiệm thời gian, chi phí, đồng thời giảm tải áp lực cho các cơ sở y tế trong cả nước.

Gỡ “nút thắt” cuối cùng trong chuỗi chuyển đổi số
Gỡ “nút thắt” cuối cùng trong chuỗi chuyển đổi số

VOV.VN - Mô hình kinh doanh trực tuyến ngày càng phát triển, vì thế hợp đồng điện tử đóng vai trò “nút thắt cuối cùng” trong chuỗi chuyển đổi số, đảm bảo sự minh bạch và tự động hóa giữa các bên tham gia.

Gỡ “nút thắt” cuối cùng trong chuỗi chuyển đổi số

Gỡ “nút thắt” cuối cùng trong chuỗi chuyển đổi số

VOV.VN - Mô hình kinh doanh trực tuyến ngày càng phát triển, vì thế hợp đồng điện tử đóng vai trò “nút thắt cuối cùng” trong chuỗi chuyển đổi số, đảm bảo sự minh bạch và tự động hóa giữa các bên tham gia.