Xây dựng và triển khai Chiến lược quốc gia về Cách mạng công nghiệp 4.0

VOV.VN - Đây là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu mà giới nghiên cứu và hoạch định chính sách đặc biệt quan tâm.

Để tổ chức và thực hiện Nghị quyết 52-NQ/TW, Bộ chính trị đã giao cho Ban cán sự đảng Chính phủ 4 nhiệm vụ. Trong đó có nhiệm vụ - Xây dựng và triển khai Chiến lược quốc gia về CMCN 4.0. Đây là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu mà giới nghiên cứu và hoạch định chính sách đặc biệt quan tâm.

Từ quan điểm...

Về quan điểm chiến lược đối với CMCN 4.0, Nghị quyết 52 Bộ chính trị đã khẳng định phải: (1) Chủ động, tích cực tham gia; (2) Nắm bắt kịp thời, tận dụng hiệu quả các cơ hội; (3) Đổi mới tư duy về quản lý kinh tế - xã hội; Và (4) Phát huy tối đa các nguồn lực...

Theo các chuyên gia, các quan điểm nêu trên, phản ánh nhận thức sâu sắc của Đảng ta về CMCN 4.0 đã, đang và sẽ mở ra thời đại mới, bởi những thành tựu vĩ đại mà con người đạt được trong quá trình nhận thức và cải tạo thế giới.

Ảnh minh họa

Bước đột phá về hàng loạt công nghệ lõi, khiến cuộc CMCN 4.0 vượt xa các cuộc cách mạng công nghiệp trước đó. Lần đầu tiên lao động trí óc của con người được giải phóng, bởi con người đã sản sinh ra “siêu trí tuệ” với công nghệ AI (trí tuệ thông minh nhân tạo) và hàng loạt các siêu phẩm mà trước đó chỉ coi là viễn tưởng. 

Đến mục tiêu...

Văn kiện đã chỉ rõ 3 mục tiêu tổng quát và nhấn mạnh: Một là, phải tận dụng có hiệu quả các cơ hội, để thực hiện các đột phá trong quá trình, công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước. Hai là, phải phát triển mạnh kinh tế số, bảo đảm tính bền vững dựa trên nền tảng khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo bằng nhân lực chất lượng cao. Ba là, nâng cao chất lượng cuộc sống và lợi ích của người dân, bảo đảm quốc phòng, an ninh và môi trường vững chắc.

Với 11 mục tiêu chiến lược cụ thể, Nghị quyết 52 còn nêu rõ cho từng giai đoạn. Theo đó, giai đoạn một, với 4 mục tiêu từ nay đến năm 2025; giai đoạn hai, với 5 mục tiêu từ năm 2025 đến năm 2030; và giai đoạn ba với 2 mục tiêu cho tầm nhìn đến năm 2045 - khi Việt Nam kỷ niệm 100 năm thành lập nước.

Với việc xác định hệ mục tiêu, từ tổng quát đến cụ thể cho từng giai đoạn, Nghị quyết 52 của Bộ chính trị đã khẳng định quyết tâm chiến lược của toàn Đảng, toàn dân ta là, đưa Việt Nam vào TOP các quốc gia sáng tạo (Makein Việt Nam). Với tinh thần “Việt Nam có khát vọng thành quốc gia thịnh vượng và đủ tự tin làm điều đó”.

Các mục tiêu nêu trên có vai trò quan trọng bởi chỉ có CMCN 4.0 mới cung cấp các siêu phẩm để tạo ra bước đột phá mới cho sự nghiệp phát triển đất nước. Đến mức có chuyên gia cho rằng: Việt Nam cần quyết liệt tham gia CMCN 4.0 với tinh thần “bây giờ hoặc không bao giờ” có thể “bắt kịp, đi cùng và vượt lên” trong hệ thống kinh tế thế giới.

Và các giải pháp chiến lược

Trên cơ sở quán triệt quan điểm, mục tiêu, các định hướng chủ trương, chính sách trong Nghị quyết 52 của Bộ chính trị, giới chuyên gia và dư luận cho rằng chúng ta có thể và cần phải quan tâm đến các giải pháp sau đây:

(1) Cần phải đổi mới tư duy, thống nhất nhận thức, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, phát huy sự tham gia của các tổ chức chính trị-xã hội. Với nhận thức, chủ động tích cực là trọng tâm; phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo là cốt lõi; ứng dụng công nghệ mới phải được ưu tiên; và tạo sự liên kết giữa Nhà nước - doanh nghiệp - các đoàn thể.

(2) Cần sớm hoàn thiện thể chế tạo thuận lợi cho việc chủ động tham gia cuộc CMCN 4.0 và quá trình chuyển đổi số quốc gia. Theo đó, cần hoàn thiện pháp luật, nhất là những luật liên quan đến khởi nghiệp, sáng tạo, AI, công nghệ số, bảo đảm an ninh, chống tiêu cực. Chủ động tham gia vào các khuôn khổ pháp lý khu vực và quốc tế.

(3) Phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu. Theo đó, cần sớm triển khai băng thông rộng chất lượng cao; xây dựng và phát triển đồng bộ hạ tầng dữ liệu quốc gia; hình thành hệ thống trung tâm dữ liệu kết nối quốc gia - vùng - địa phương đồng bộ và thống nhất; xây dựng hạ tầng thanh toán số quốc gia và đẩy mạnh việc thanh toán không dùng tiền mặt.

(4) Nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo. Theo đó, cần cơ cấu lại hệ thống nghiên cứu khoa học công nghệ công lập; nâng cao hiệu quả đầu tư, quản trị theo thông lệ quốc tế; áp dụng các cơ chế, chính sách đặc biệt, có tính đột phá đối với các trung tâm đổi mới sáng tạo; hoàn thiện mô hình và cơ chế, chính sách để tạo sự phát triển đột phá đối với các khu công nghệ cao.

(5) Ban hành chính sách phát triển nguồn nhân lực. Theo đó, cần sớm thực hiện đổi mới giáo dục, đào tạo theo hướng phát triển năng lực tiếp cận, tư duy sáng tạo và khả năng thích ứng với môi trường công nghệ mới; đưa vào chương trình giáo dục phổ thông những nội dung kỹ năng số; hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích, thu hút, sử dụng nhân tài.

(6) Cần sớm hình thành chính sách phát triển các ngành và công nghệ ưu tiên mà trọng tâm là: Công nghệ thông tin và truyền thông, cơ điện tử, công nghệ mới trong lĩnh vực năng lượng, AI, công nghệ sinh học, điện tử y sinh.

(7) Xây dựng và ban hành chính sách hội nhập quốc tế. Mở rộng và làm sâu sắc hơn sự hợp tác với các đối tác chiến lược có trình độ khoa học công nghệ tiên tiến, đang đi đầu trong cuộc CMCN 4.0. Chủ động tham gia mạng lưới đổi mới sáng tạo toàn cầu; thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn lực từ nước ngoài trong các hoạt động nghiên cứu, đổi mới và chuyển giao công nghệ.

(8) Sớm có chính sách, thúc đẩy chuyển đổi số trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội. Theo đó, bảo đảm sự kết nối liên thông và đồng bộ. Chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu của cuộc CMCN 4.0; chuẩn hoá và tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước các cấp.

Như vậy, Nghị quyết 52-NQ/TW là một Văn kiện đặc biệt có tính lịch sử, Bộ chính trị đã đánh giá toàn diện về cuộc CMCN 4.0, xác định rõ các quan điểm, mục tiêu, định hướng chính sách và các giải pháp chiến lược cụ thể. Vì thế, giới nghiên cứu, hoạch định chính sách và dư luận đang rất quan tâm đến việc Xây dựng và triển khai Chiến lược để sớm đưa Nghị quyết 52 của Bộ chính trị vào thực tiễn cuộc sống có hiệu quả./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cuộc chiến Vinasun và Grab cho thấy tâm thế chưa sẵn sàng cho CMCN 4.0
Cuộc chiến Vinasun và Grab cho thấy tâm thế chưa sẵn sàng cho CMCN 4.0

VOV.VN - ĐBQH Phạm Trọng Nhân cho rằng, cuộc chiến giữa Vinasun và Grab cho thấy tâm thế chưa sẵn sàng cho cuộc dấn thân vào cuộc cách mạng 4.0.

Cuộc chiến Vinasun và Grab cho thấy tâm thế chưa sẵn sàng cho CMCN 4.0

Cuộc chiến Vinasun và Grab cho thấy tâm thế chưa sẵn sàng cho CMCN 4.0

VOV.VN - ĐBQH Phạm Trọng Nhân cho rằng, cuộc chiến giữa Vinasun và Grab cho thấy tâm thế chưa sẵn sàng cho cuộc dấn thân vào cuộc cách mạng 4.0.

Mới chỉ 50% doanh nghiệp Việt nhận thức về tác động của CMCN 4.0
Mới chỉ 50% doanh nghiệp Việt nhận thức về tác động của CMCN 4.0

VOV.VN - Khảo sát của VVCI cho thấy, mới chỉ có 1/2 số doanh nghiệp Việt Nam nhận thức rằng cách mạng công nghiệp 4.0 đã, đang và sẽ tác động đến doanh nghiệp.

Mới chỉ 50% doanh nghiệp Việt nhận thức về tác động của CMCN 4.0

Mới chỉ 50% doanh nghiệp Việt nhận thức về tác động của CMCN 4.0

VOV.VN - Khảo sát của VVCI cho thấy, mới chỉ có 1/2 số doanh nghiệp Việt Nam nhận thức rằng cách mạng công nghiệp 4.0 đã, đang và sẽ tác động đến doanh nghiệp.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: CMCN 4.0 chính là cuộc cách mạng về tư duy
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: CMCN 4.0 chính là cuộc cách mạng về tư duy

VOV.VN - Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, thách thức lớn nhất trong CMCN 4.0 là làm sao để con người có thể bắt kịp với xu thế thay đổi công nghệ.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: CMCN 4.0 chính là cuộc cách mạng về tư duy

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: CMCN 4.0 chính là cuộc cách mạng về tư duy

VOV.VN - Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, thách thức lớn nhất trong CMCN 4.0 là làm sao để con người có thể bắt kịp với xu thế thay đổi công nghệ.