Vẻ đẹp Ca trù tại đình Kim Ngân, Hàng Bạc

VOV.VN -Ca trù còn gọi nôm na là Hát cô đầu, Hát ả đào,...là loại hình diễn xướng bằng âm giai rất thịnh hành tại khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam

Khác với các loại hình nghệ thuật dân gian khác như cải lương, tuồng, chèo, nghệ thuật ca trù được xem như là Opera của Việt Nam. Muốn hiểu hơn về nghệ thuật này, chúng ta có thể đến đình Kim Ngân nằm trên phố Hàng Bạc, Hà Nội 

Nói về điểm khác biệt của ca trù so với những nghệ thuật khác, Nghệ sĩ ưu tú Bạch Vân, chủ nhiệm Câu lạc bộ ca trù Hà Nội cho biết: “Cái hay của ca trù là ở chỗ nghệ sĩ kép đàn và quan viên vừa là một khán giả, vừa là một nghệ sĩ. Đây là điểm khác biệt giữa ca trù với các nghệ thuật khác. Quan viên phải rất hiểu thơ và phải hiểu nghệ thuật ca trù thì quan viên mới có thể đánh theo được, và quan viên thưởng thức lời thơ, lời hát thì quan viên lại là khán giả. Quan viên vừa là nghệ sĩ vừa là khán giả. Phải là nghệ sĩ mới hiểu được, mới hòa cùng được”.
Ca trù đình Kim Ngân, Hàng Bạc ( Ảnh: Trần Hoàng). 

Anh Duệ Anh - một nhà nghiên cứu nhưng đồng thời anh cũng là một quan viên, đồng hành với Nghệ sĩ ưu tú Bạch Vân trong CLB ca trù Hà Nội chia sẻ về cái hay nhất của ca trù: “Tôi là nhà nghiên cứu và tôi đã đồng hành với nghệ sĩ Bạch Vân từ những ngày mở đầu cho việc vực dậy ca trù. Ở đây, người ta gọi ca trù là một nghệ thuật bác học. Đầu tiên, ca trù là một kiểu hát thơ (bài hát đó phải là một bài thơ) và khi người ta bắt đầu nói đến chất thơ ở trong một bài hát thì phải thâm thúy, không dàn trải, cô đọng và tất nhiên khó hiểu. Nó mở ra một trường cảm của người thưởng thức. Đó là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa nghệ thuật biểu diễn và tiếng hát của đào nương. Người đào nương có thẩm được sự thâm thúy của lời thơ thì mới có thể diễn tả cho người khác cùng thưởng thức áng văn chương ấy”.

Như vậy, cái hay của ca trù là văn nhân sáng tác ra thơ để ca nương biểu diễn. Cả văn nhân và ca nương phải rất hiểu nhau và lời thơ càng thâm thúy, càng sâu sắc bao nhiêu thì ca nương diễn càng cảm xúc bấy nhiêu.

Cụ Nguyễn Văn Tri (86 tuổi) là người đã biết đến ca trù từ thời trước. Tuy nhiên, theo thời gian nghệ thuật này cũng dần mai một cho đến khi sinh hoạt ở Văn Miếu và được biết cô Bạch Vân phục hồi ca trù, cụ bắt đầu tham gia sinh hoạt ở CLB. Cho đến nay, cụ Nguyễn Văn Tri đã sinh hoạt ở CLB ca trù được 20 năm. Chia sẻ về nghệ thuật ca trù, cụ cho biết: “Ngày xưa ca trù là đầu bảng, sau đó mới đến cải lương, tuồng, chèo, quan họ. Chủ yếu các cụ ngày xưa sinh hoạt nên có những bài thơ, bài hát ca trù và tôi cũng đã làm được mười mấy bài thơ, bài hát ca trù”.

NSƯT, Ca nương Bạch Vân với bài "Hồng hồng tuyết tuyết".

Nguyễn Ngọc Thanh – một dancer ở Hà Nội nhưng lại có hứng thú với ca trù. Trả lời câu hỏi điều gì ở ca trù lại hấp dẫn một dancer, Nguyễn Ngọc Thanh cho biết: “Nghe thì có vẻ nó đối lập nhau về hình thái biểu hiện nhưng vì tôi là người làm nghệ thuật nên muốn trước tuổi 30 sẽ tập trung vào nghiên cứu những điều mới hơn. Sau tuổi 30, tôi muốn tìm hiểu thêm về cái gốc của người Việt chính là những bộ môn nghệ thuật dân gian”.

Nguyễn Ngọc Thanh cũng cho rằng: “Theo tôi, nhiều người có ý tưởng về sự pha trộn giữa ca trù với những bộ môn nghệ thuật hiện đại khác. Tuy nhiên, làm sao để không bị gọi là “lố” quá lại là một việc rất khó. Khi mình được nghe ca trù như thế này thì sẽ hiểu biết hơn về tinh thần của ca trù và truyền cảm hứng cho những người khác”.

Tháng 10.2009, Ca Trù được UNESCO công nhận là “Di sản phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp”. Không gian Ca Trù trải khắp 16 tỉnh thành phía Bắc, trong đó Hà Nội hiện sở hữu “vốn” Ca Trù nhiều nhất, phong phú nhất cả nước, với khoảng 14 CLB, nhóm Ca Trù đang hoạt động. Câu lạc bộ Ca Trù Hà nội là nơi tập hợp những người yêu nghệ thuật Ca Trù, một môn nghệ thuật độc đáo của dân tộc Việt Nam , đã được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể của Thế giới, cần được bảo tồn khẩn cấp.

Hiện ở đình Kim Ngân (42-44 Hàng Bạc, HN) chỉ có CLB ca trù Hà Nội là diễn đều đặn vào tối thứ 4, thứ 6 và chủ nhật hàng tuần, còn một số CLB khác diễn theo show. Dù gặp nhiều khó khăn, thường vẫn chỉ là những sinh hoạt tự phát chưa có chiến lược cụ thể và lâu dài, Ca Trù vẫn âm thầm cống hiến vẻ đẹp của cung bậc thời gian đến kẻ tri âm và khách du lịch quốc tế./.



Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tùng Dương, Tấn Minh, Trọng Tấn tập hát "ca trù ngày xuân"
Tùng Dương, Tấn Minh, Trọng Tấn tập hát "ca trù ngày xuân"

VOV.VN - 3 danh ca làng nhạc Việt lần đầu cùng hoà giọng một ca khúc mang âm hưởng ca trù của nhạc sỹ Nguyễn Cường: Một khúc ca trù ngày xuân.

Tùng Dương, Tấn Minh, Trọng Tấn tập hát "ca trù ngày xuân"

Tùng Dương, Tấn Minh, Trọng Tấn tập hát "ca trù ngày xuân"

VOV.VN - 3 danh ca làng nhạc Việt lần đầu cùng hoà giọng một ca khúc mang âm hưởng ca trù của nhạc sỹ Nguyễn Cường: Một khúc ca trù ngày xuân.

Vĩnh biệt ‘Đệ nhất danh cầm’ Nguyễn Phú Đẹ của ca trù Việt
Vĩnh biệt ‘Đệ nhất danh cầm’ Nguyễn Phú Đẹ của ca trù Việt

Nghệ nhân nhân dân Nguyễn Phú Đẹ có nhiều đóng góp to lớn cho việc phục hưng ca trù và truyền dạy thế hệ kế cận. 

Vĩnh biệt ‘Đệ nhất danh cầm’ Nguyễn Phú Đẹ của ca trù Việt

Vĩnh biệt ‘Đệ nhất danh cầm’ Nguyễn Phú Đẹ của ca trù Việt

Nghệ nhân nhân dân Nguyễn Phú Đẹ có nhiều đóng góp to lớn cho việc phục hưng ca trù và truyền dạy thế hệ kế cận. 

Thanh Hương đóng cảnh nóng, học hát ca trù trong “Thương nhớ ở ai“
Thanh Hương đóng cảnh nóng, học hát ca trù trong “Thương nhớ ở ai“

VOV.VN - "Thương nhớ ở ai" là bộ phim được đạo diễn Lưu Trọng Ninh và Bùi Thọ Thịnh thực hiện dựa trên tiểu thuyết "Bến không chồng".

Thanh Hương đóng cảnh nóng, học hát ca trù trong “Thương nhớ ở ai“

Thanh Hương đóng cảnh nóng, học hát ca trù trong “Thương nhớ ở ai“

VOV.VN - "Thương nhớ ở ai" là bộ phim được đạo diễn Lưu Trọng Ninh và Bùi Thọ Thịnh thực hiện dựa trên tiểu thuyết "Bến không chồng".