2023 - P2P Lending liệu có tương lai khi câu chuyện Sandbox vẫn đang bỏ ngỏ

VOV.VN - Hoạt động dưới mô hình P2P Lending (cho vay ngang hàng) nhưng Tima - Sàn kết nối tài chính uy tín nhất Việt Nam vẫn chưa có được thị phần đủ lớn, phải chịu nhiều rủi ro tiềm ẩn từ các địa chỉ trá hình do Sandbox chưa được ban hành.

Tương lai của P2P Lending trong nền kinh tế số

Trên thực tế dù chưa có Sandbox cụ thể cho hình thức vay ngang hàng nhưng các địa chỉ cung cấp dịch vụ P2P Lending chính thống như Tima vẫn đã và đang đem lại lợi ích nhất định. Trong nền kinh tế nhiều biến động hướng đi số hóa vẫn sẽ là lựa chọn đột phá đầy tiềm năng.

Thêm cơ hội cho người đi vay

Theo các chuyên gia, sự xuất hiện của các sàn tài chính hoạt động dựa trên trên nền tảng công nghệ (Fintech) như Tima mở ra kênh tiếp cận vốn mới. Giúp cho những khách hàng không đủ tiêu chuẩn vay vốn ngân hàng và giúp giảm thiểu rủi ro từ tín dụng đen. Khách hàng có thể dễ dàng tiếp cận với những nguồn vốn chính thống đã được kiểm duyệt.

Các công ty P2P Lending cung cấp gói vay từ tín chấp, thế chấp đến mua trả góp như: Vay tín chấp theo lương, vay trả góp theo ngày, vay theo sổ hộ khẩu, hóa đơn điện nước, đăng ký xe máy, ô tô, vay cầm cố tài sản, vay cầm cố ô tô đang thế chấp ngân hàng, và nhiều hỗ trợ tài chính khác theo nhu cầu thị trường.

Sàn P2P Lending cũng rút ngắn thời gian vay tiền nhờ hình thức vay đơn giản, khoản vay tiêu dùng vừa và nhỏ. Ngoài ra, ứng dụng công nghệ vào đăng ký, xét duyệt rút ngắn được rất nhiều thời gian đi vay của khách hàng. Một khoản vay từ khi đăng ký đến khi giải ngân được giải quyết tối đa trong ngày thậm chí dưới 30 phút.

Lợi nhuận tốt cho nhà đầu tư

Tổng quan có thể thấy P2P lending đem đến một môi trường đầu tư mới với lợi nhuận hấp dẫn. Các khoản vay P2P mang đến lợi nhuận hai con số từ 15% - 20%/ năm gấp 2 - 3 ngân hàng.

Tuy nhiên, điều quan trọng là các khoản đầu tư P2P mang lại lợi nhuận cao nhưng ít rủi ro tiềm ẩn. Một ví dụ điển hình như ở Tima các khoản đầu tư đều có bảo hiểm, trong trường hợp nợ xấu xảy ra (khách vay bị rủi ro về tai nạn, tử vong…không hoàn trả được) thì bảo hiểm sẽ chi trả cho số tiền đầu tư đó.

Khách hàng tham gia sàn tài chính cũng có thể dễ dàng đầu tư mà không cần quá nhiều kiến thức chuyên ngành. P2P Lending cũng giúp họ có lợi nhuận cao hơn, phân tán rủi ro, nhiều cơ hội lựa chọn người đi vay.

Phát triển dựa vào nền tảng công nghệ số

Các nền tảng P2P Lending hiện nay là các ứng dụng được thiết kế và xây dựng trên nền tảng công nghệ số 4.0, kết nối trực tiếp người đi vay với người cho vay (nhà đầu tư) mà không thông qua trung gian tài chính.

Các sàn tài chính cũng có hệ thống chấm điểm tín dụng của riêng mình, kết hợp với BigData và AI (trí tuệ nhân tạo) giúp hỗ trợ duyệt vay nhanh đồng thời giảm thiểu tối đa rủi ro cho đơn vay.

Hoạt động trên các nền tảng trực tuyến về cho vay nhưng thông tin về khoản vay của khách vẫn được bảo mật tuyệt đối. Tại Tima, các điều khoản về bảo mật đều được liệt kê chi tiết trong hợp đồng để đảm bảo được quyền lợi của khách hàng.

Cần sớm có hành lang pháp lý cho hoạt động vay ngang hàng

Không phủ nhận những ưu điểm của P2P Lending mang lại cho nền kinh tế. Nhưng khi chưa có một hành lang pháp lý cho hoạt động này thì các công ty chân chính khó lòng có thể phát triển mạnh mẽ để cạnh tranh với những địa chỉ trá hình.

Bà Nguyễn Thị Hồng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết: “Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin đã cho ra đời nhiều sản phẩm, dịch vụ mới, trong đó có ứng dụng cho hoạt động vay ngang hàng (P2P Lending). Tuy nhiên, việc thiếu một hành lang pháp lý cho hoạt động này đã gây ra nhiều vấn đề. Về lý thuyết, P2P Lending có thể góp phần hỗ trợ phổ cập tài chính, mở rộng khả năng và tạo thêm kênh tiếp cận nguồn lực tài chính, cách thức cho vay đối với nền kinh tế nhất là với các đối tượng yếu thế trong xã hội. Nhưng trên thực tiễn, hoạt động P2P - Lending tiềm ẩn nhiều rủi ro có thể tác động bất lợi, bất ổn đến an sinh xã hội", trích ITC News.

2023 đã là năm thứ 3 kể từ khi Thủ tướng yêu cầu đề xuất cơ chế thí điểm quản lý hoạt động cho vay ngang hàng nhưng cho đến nay các công ty hoạt động chân chính như Tima vẫn luôn trong trạng thái “chờ đợi”.

Theo CEO Tima Trần Thế Vĩnh: “Nhà nước cần sớm có khung pháp lý quy định cụ thể về hoạt động cho vay ngang hàng nhằm thanh lọc thị trường, loại bỏ các công ty trá hình, không đủ điều kiện hoạt động. Việt Nam có hơn một nửa là dân số trẻ trong độ tuổi lao động đang có nhu cầu tài chính cao nhưng lại gặp nhiều rào cản khi tiếp cận tài chính chính thống, đặc biệt là nhóm người ở nông thôn. Đây là tiềm năng rất lớn cho lĩnh vực P2P Lending phát triển. Thêm vào đó là sự phổ cập của Internet, điện thoại di động mở ra cơ hội để cho vay ngang hàng dễ dàng tiếp cận đến từng khách hàng trên mọi vùng địa lý”.

Dù cơ chế Sandbox vẫn còn đang bỏ ngỏ nhưng với tiềm năng của mình các công ty P2P - Lending chính thống có quyền chờ đợi và tin vào tương lai của ngành. 2023 - P2P Lending vẫn sẽ là xu hướng bởi nhu cầu tất yếu của thị trường, nhưng vẫn cần rất nhiều sự hỗ trợ từ cơ quan có thẩm quyền để các tổ chức cho vay ngang hàng có thể cạnh tranh lành mạnh và phát triển an toàn./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nhiều người mua nhà, đất phải bỏ cọc vì khó vay vốn với lãi suất cao
Nhiều người mua nhà, đất phải bỏ cọc vì khó vay vốn với lãi suất cao

VOV.VN - Nhiều người không chịu nổi áp lực lãi vay mua nhà đã chấp nhận bỏ cọc hoặc bán lỗ để bớt gánh nặng tài chính.

Nhiều người mua nhà, đất phải bỏ cọc vì khó vay vốn với lãi suất cao

Nhiều người mua nhà, đất phải bỏ cọc vì khó vay vốn với lãi suất cao

VOV.VN - Nhiều người không chịu nổi áp lực lãi vay mua nhà đã chấp nhận bỏ cọc hoặc bán lỗ để bớt gánh nặng tài chính.

Quỹ Hợp tác xã được huy động vốn và cho vay, nếu thua lỗ ai chịu trách nhiệm?
Quỹ Hợp tác xã được huy động vốn và cho vay, nếu thua lỗ ai chịu trách nhiệm?

VOV.VN - Quy định quỹ hợp tác xã được huy động vốn và cho vay trong các thành viên, song ĐBQH băn khoăn, quỹ này có theo chế tài, quy định của ngân hàng hay không. Nếu hiệu quả là tốt, nhưng không hiệu quả, thua lỗ, mất khả năng thanh toán cho người góp vốn thì tổ chức nào sẽ chịu trách nhiệm?

Quỹ Hợp tác xã được huy động vốn và cho vay, nếu thua lỗ ai chịu trách nhiệm?

Quỹ Hợp tác xã được huy động vốn và cho vay, nếu thua lỗ ai chịu trách nhiệm?

VOV.VN - Quy định quỹ hợp tác xã được huy động vốn và cho vay trong các thành viên, song ĐBQH băn khoăn, quỹ này có theo chế tài, quy định của ngân hàng hay không. Nếu hiệu quả là tốt, nhưng không hiệu quả, thua lỗ, mất khả năng thanh toán cho người góp vốn thì tổ chức nào sẽ chịu trách nhiệm?

Vốn vay ưu đãi, động lực cho người nghèo vượt khó
Vốn vay ưu đãi, động lực cho người nghèo vượt khó

VOV.VN - Sau 20 năm triển khai chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác theo Nghị định 78 của Chính phủ, nguồn vốn tín dụng chính sách đã đến tận các tổ bản, vùng sâu, vùng xa, góp phần tích cực vào mục tiêu giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới của tỉnh Sơn La.

Vốn vay ưu đãi, động lực cho người nghèo vượt khó

Vốn vay ưu đãi, động lực cho người nghèo vượt khó

VOV.VN - Sau 20 năm triển khai chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác theo Nghị định 78 của Chính phủ, nguồn vốn tín dụng chính sách đã đến tận các tổ bản, vùng sâu, vùng xa, góp phần tích cực vào mục tiêu giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới của tỉnh Sơn La.