Sâm Lai Châu sở hữu nguồn gen và hoạt chất quý hiếm

VOV.VN - Sâm Lai Châu chứa lượng hoạt chất quý giá lên tới 52 saponin, cao gấp đôi so với sâm Hàn Quốc với 24 saponin. Tuy nhiên, nếu sâm Hàn Quốc được trồng đại trà và được quảng bá rộng rãi, sâm Lai Châu chưa phát huy hết giá trị của một “quốc bảo” từ thiên nhiên.

Sâm Lai Châu: “Quốc bảo” Việt Nam

Sâm Lai Châu được đánh giá là sản vật quý hàng đầu của Việt Nam. Năm 2020, tỉnh Lai Châu đã phê duyệt Đề án phát triển một số cây dược liệu giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn 2030 trên địa bàn tỉnh, trong đó có cây sâm.

Sở dĩ, sâm Lai Châu được tôn vinh, phát triển như vậy vì công dụng nổi trội so với nhiều dòng sâm khác tại Việt Nam và trên thế giới. Cụ thể, so với các giống sâm trong nước, Sâm Lai Châu cũng được minh chứng là sở hữu công dụng quý giá. Tại lễ khai mạc Hội chợ Sâm Lai Châu năm 2022, tiềm năng, giá trị của sâm Lai Châu, sâm Ngọc Linh và một số loại sâm quý khác ở nước ta đã được khẳng định.

Sâm Lai Châu cũng được đánh giá rất cao so với sâm Hàn Quốc. Về đặc điểm ngoại hình, hai giống sâm này khá dễ phân biệt với nhau do sự khác biệt rõ rệt về hình dáng.

Sâm Lai Châu có thân củ với các mắt đốt so le nhau, lá tròn, hai mặt lá có lông, hạt có 1 chấm đen, có củ mọc thành nhiều nhánh. Hình dáng của quả Sâm giống quả thận, khi chín có màu hồng hay màu cam hoặc vàng. Trong khi đó, sâm Hàn Quốc có rễ chia 3 phần, thân rễ có nhiều thịt, giống phần đầu và thân của con người nên thường gọi là nhân sâm. Lá sâm Hàn Quốc mọc vòng, có cuống dài.

Xét về công dụng, Sâm Lai Châu thậm chí nổi trội so với sâm Hàn Quốc. Sản vật Việt Nam chứa lượng hoạt chất quý giá cao gấp đôi sâm Hàn Quốc, tới 52 saponin so với 26 saponin thường thấy của sâm Hàn Quốc, trong đó, hoạt chất MR2 và Saponin chiếm tới 21,34% (80%).

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hoạt chất MR2 chiếm tới 50% saponin toàn phần có tác dụng mạnh trong việc ức chế tế bào ung thư và ngăn ngừa sự lão hoá của tế bào. Tất cả bộ phận của cây đều có thể dùng làm thuốc. Thân rễ dùng làm thuốc bổ, cầm máu, tăng cường sinh lực, chống stress. Lá, nụ hoa dùng làm trà uống giúp kích thích tiêu hoá, an thần.

Đều là hai giống sâm quý, tuy nhiên, nếu như sâm Hàn Quốc được trồng đại trà, được bảo tồn, phát triển và phát huy tối ưu công dụng, sâm Lai Châu chưa được phát triển tương xứng với giá trị.

Nghiên cứu, tối ưu công dụng Sâm Lai Châu trong sản phẩm

Thực tế cho thấy, mặc dù được nhà nước quan tâm, tỉnh Lai Châu kêu gọi, thu hút đầu tư, phát triển, sâm Lai Châu vẫn bị khai thác tự phát nhiều, chưa hình thành khu sản xuất tập trung, chưa ứng dụng khoa học, công nghệ để trồng sâm bền vững. Sâm Lai Châu thậm chí còn có nguy cơ cạn kiệt vì bị khai thác quá đà và còn từng bị thương lái Trung Quốc thu mua ồ ạt.

Với khao khát phát triển, bảo tồn cây dược liệu quý Việt Nam, đưa Sâm Lai Châu vươn tầm giá trị, thương hiệu Cỏ Mềm đã công bố chính thức dự án đầu tư nghiên cứu và phát triển vùng trồng sâm Lai Châu nhằm mang “quốc bảo” thiên nhiên này tới gần hơn, phục vụ và chăm sóc cho người tiêu dùng Việt.

Vùng trồng được đặt tại độ cao 1.700 m ở Lai Châu, nơi có nhiệt độ ôn hòa lý tưởng, độ ẩm cao từ 70% trở lên. Thương hiệu sử dụng công nghệ nhà màng quy mô lớn đầu tiên tại Việt Nam để trồng sâm, cho năng suất cao hơn, tối ưu chi phí. Nhờ đó, chất lượng cây sâm đồng đều, ổn định, đảm bảo hàm lượng hoạt chất cao, khai thác bền vững. Về sinh kế, việc phát triển sâm Lai Châu góp phần hướng tới mục tiêu quốc gia là xóa đói giảm nghèo bền vững, tạo thêm cơ hội công việc và thu nhập cho người dân.

Trên hành trình phát triển, tối ưu công dụng Sâm Lai Châu, để cây sâm xứng đáng với danh xưng “quốc bảo”, thậm chí vươn tầm thế giới, Cỏ Mềm đã nghiên cứu và phát triển bộ Chăm sóc da ngừa lão hoá sâm 1700 với công dụng ngăn ngừa lão hóa da, cải thiện các dấu hiệu tuổi tác như da xỉn màu, đốm nâu, nếp nhăn,  giúp làm sáng da và phục hồi da vượt trội.

Đặc biệt, bộ sản phẩm còn ứng dụng công nghệ chiết cồn và nổi bật là công nghệ nhũ tương nano hiện đại hàng đầu. Với kích thước siêu nhỏ, nhũ tương nano có khả năng giúp các thành phần ngăn ngừa lão hóa quan trọng thẩm thấu sâu hơn vào từng tế bào và tối ưu hiệu quả với làn da.

Bộ sản phẩm Sâm 1700 gồm: Sữa rửa mặt, Tẩy trang, Toner, Kem dưỡng ẩm và Serum Sâm 1700 ngừa lão hóa, được kiểm nghiệm và quản lý chặt chẽ bởi cơ quan của Bộ Y tế. Dù mới tung ra thị trường, sản phẩm đã nhận được những phản hồi tích cực về khả năng phục hồi da, làm sáng, cải thiện các dấu hiệu “tuổi tác” và độ lành tính.

Để biết thêm thông tin chi tiết về Bộ sản phẩm Chăm sóc da ngừa lão hóa Sâm 1700 của Cỏ Mềm, vui lòng truy cập website: https://comem.vn/sp/bo-cham-soc-da-chiet-xuat-sam-ngua-lao-hoa.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Phát triển sâm Lai Châu và bài toán làm giàu của người dân vùng cao
Phát triển sâm Lai Châu và bài toán làm giàu của người dân vùng cao

VOV.VN - Cùng với cây thảo dược bản địa như thảo quả, thất diệp nhất chi hoa... hiện nay cây sâm đang được người dân vùng cao Lai Châu tập trung mở rộng diện tích.

Phát triển sâm Lai Châu và bài toán làm giàu của người dân vùng cao

Phát triển sâm Lai Châu và bài toán làm giàu của người dân vùng cao

VOV.VN - Cùng với cây thảo dược bản địa như thảo quả, thất diệp nhất chi hoa... hiện nay cây sâm đang được người dân vùng cao Lai Châu tập trung mở rộng diện tích.

Phát triển sâm Lai Châu theo mô hình chế biến sâu
Phát triển sâm Lai Châu theo mô hình chế biến sâu

VOV.VN - Mục tiêu đến năm 2030, tỉnh Lai Châu sẽ tập trung phát triển vùng trồng sâm khoảng 3.000 ha gắn với chế biến, xây dựng thương hiệu và tiêu thụ sản phẩm chế biến từ sâm Lai Châu.

Phát triển sâm Lai Châu theo mô hình chế biến sâu

Phát triển sâm Lai Châu theo mô hình chế biến sâu

VOV.VN - Mục tiêu đến năm 2030, tỉnh Lai Châu sẽ tập trung phát triển vùng trồng sâm khoảng 3.000 ha gắn với chế biến, xây dựng thương hiệu và tiêu thụ sản phẩm chế biến từ sâm Lai Châu.

Để sâm Lai Châu xứng danh “quốc bảo”
Để sâm Lai Châu xứng danh “quốc bảo”

VOV.VN - Sâm Lai Châu là loài cây bản địa lâu đời trên địa bàn tỉnh Lai Châu và là loài cây thuốc rất quý hiếm, được liệt vào mức độ nguy cấp cần ưu tiên bảo tồn, phát triển ở Việt Nam.

Để sâm Lai Châu xứng danh “quốc bảo”

Để sâm Lai Châu xứng danh “quốc bảo”

VOV.VN - Sâm Lai Châu là loài cây bản địa lâu đời trên địa bàn tỉnh Lai Châu và là loài cây thuốc rất quý hiếm, được liệt vào mức độ nguy cấp cần ưu tiên bảo tồn, phát triển ở Việt Nam.