Người Đèo Cả và “sở thích” làm việc khó

VOV.VN - Nhắc đến Đèo Cả, nhiều người nói đây là thương hiệu hạ tầng giao thông với “sở thích” làm việc khó. Nhìn lại mỗi con đường, cây cầu, hay đường hầm mà Đèo Cả xây dựng đều đang ngày ngày mang lại giá trị thực cho cộng đồng, góp phần mang đến cuộc sống an toàn, sung túc hơn cho người dân.

Trong suốt hành trình phát triển của mình, nhiều dự án công trình “khó trăm bề” đã được Tập đoàn này lần lượt chinh phục. Chia sẻ xoay quanh vấn đề này, ông Hồ Minh Hoàng - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Đèo Cả cho biết, việc thực hiện những công trình khó chính là con đường đưa Đèo Cả đạt được vị thế như hiện nay.

PV: Kể từ khi hầm đường bộ qua Đèo Cả hoàn thành và đưa vào vận hành đến nay, thương hiệu Đèo Cả được biết đến là doanh nghiệp chuyên thực hiện những dự án khó. Điều gì đã thôi thúc ông và đội ngũ cộng sự Tập đoàn Đèo Cả chọn con đường này?

Ông Hồ Minh Hoàng: Khi bắt đầu thực hiện dự án hầm đường bộ qua đèo Cả, chúng tôi chỉ là một doanh nghiệp nhỏ xuất thân từ một tỉnh nghèo như Phú Yên. Ý tưởng đầu tư xây dựng hầm xuyên núi, một công trình đòi hỏi kỹ thuật cao và chưa từng có tiền lệ được thực hiện bởi người Việt – khiến nhiều người hoài nghi.

Họ nghĩ rằng đây là giấc mơ viển vông, nhất là khi đội ngũ của chúng tôi lúc đó còn rất non trẻ. Nhưng tôi và các cộng sự bằng hoài bão, ý chí, năng lực của mình, cùng sự đồng hành của các cố vấn, chuyên gia đã thuyết phục được Bộ GTVT và địa phương, ngân hàng trong nước để hiện thực hoá đường hầm xuyên cung đèo Cả hiểm trở bậc nhất kia. Thử hỏi, ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ để dành phần ai?

Chọn làm những việc khó không phải để gây chú ý, mà là để khẳng định rằng người Việt có thể làm được những điều lớn lao, xứng đáng với niềm tin và kỳ vọng của đất nước. Đây không chỉ là cách để Đèo Cả ghi dấu ấn tiên phong trong ngành hạ tầng giao thông, mà còn là trách nhiệm đóng góp cho sự phát triển bền vững của nước nhà. 

Trong bối cảnh một bộ phận xã hội vẫn tư duy “từ quan hệ thì mới phát sinh ra công việc”, Đèo Cả khi còn non trẻ với nhiều ý tưởng táo bạo – được đảm nhận những dự án lớn là điều không hề dễ dàng. Nhưng chính những thử thách đó đã trở thành động lực để chúng tôi học hỏi, trưởng thành và hoàn thiện bản thân qua từng bước đường chông gai.

Chúng tôi tâm niệm rằng, mỗi công trình được hoàn thành không chỉ ghi nhận năng lực của Đèo Cả, mà còn góp phần thay đổi diện mạo kinh tế - xã hội, tạo điều kiện để các vùng đất nghèo khó vươn lên. Nhìn lại, mỗi con đường, cây cầu, hay đường hầm mà chúng tôi xây dựng đều đang ngày ngày mang lại giá trị thực cho cộng đồng, góp phần mang đến cuộc sống an toàn, sung túc hơn cho người dân.

Chính những điều đó đã trở thành động lực thôi thúc tôi và toàn thể đội ngũ Đèo Cả kiên định theo đuổi những dự án khó. Chúng tôi không ngại khó khăn, vì chúng tôi hiểu rằng, đằng sau mỗi thách thức là cơ hội để tạo nên sự khác biệt và góp phần kiến tạo nên những giá trị bền vững cho cả nhiều thế hệ con người mai sau.

PV: Có một triết gia từng nói rằng: “Trên thế giới có hai kiểu người, kiểu người khi gặp khó khăn sẽ tìm đường lui, và kiểu người thấy khó khăn nhưng vẫn quyết tâm dấn bước”. Trong hành trình phát triển của Tập đoàn, đâu là yếu tố tiên quyết giúp người Đèo Cả vượt qua những khó khăn mà người khác dễ dàng chọn cách thoái lui?

Ông Hồ Minh Hoàng: Yếu tố tiên quyết giúp chúng tôi vượt qua những khó khăn mà người khác dễ dàng chọn cách thoái lui chính là ba giá trị cốt lõi Khát vọng – Kiên định – Tri ân của Tập đoàn Đèo Cả, là kim chỉ nam định hướng mọi hoạt động của chúng tôi, là nền tảng vững chắc để Tập đoàn đối mặt và chinh phục những thử thách lớn nhất trong gần 40 năm qua.

Khát vọng là, chúng tôi luôn theo đuổi những hoài bão lớn lao, dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm trước những điều chưa từng có. Từ dự án “đầu tay” hầm Đèo Cả, chúng tôi đã phá vỡ hoài nghi về khả năng của một doanh nghiệp địa phương, đánh dấu bước trưởng thành của ngành giao thông Việt Nam trong việc làm chủ công nghệ khoan hầm NATM tiên tiến. Điều này xuất phát từ “mệnh lệnh của trái tim để biến không thành có, biến khó thành dễ” - như lời Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã khẳng định khi làm việc tại tỉnh Cao Bằng về dự án cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh vào tháng 11/2024 vừa qua.

Kiên định là chúng tôi giữ vững niềm tin và mục tiêu, ngay cả trong những thời điểm khó khăn nhất. Đèo Cả không bao giờ coi khó khăn là lý do để thoái lui. Tiêu biểu như khi đối mặt với các dự án đình trệ kéo dài như cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn hay cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận, chúng tôi kiên trì tìm giải pháp sáng tạo, tháo gỡ từng vướng mắc từ tài chính, pháp lý đến kỹ thuật, biến những “dự án chết” thành những công trình phụng sự người dân.

Hay với dự án cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh, chúng tôi đã bền bỉ theo đuổi suốt gần 6 năm để dự án được khởi công.

Tri ân, là chúng tôi biết ơn Tổ quốc, biết ơn sự đồng hành, hỗ trợ và cả những rào cản từ các cơ quan quản lý Nhà nước để có thể sáng tạo và tìm ra các giải pháp tháo gỡ. Chúng tôi biết ơn sự tin yêu của người dân, cổ đông, người lao động và các đối tác. Chính những khó khăn mà chúng tôi có cơ hội rèn giũa bản thân mình, tự soi chiếu, điều chỉnh và hoàn thiện mình hơn. 

Khi triển khai dự án cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh, lòng tri ân đối với vùng đất Cao Bằng – nơi phên dậu Tổ quốc, cái nôi cội nguồn cách mạng của dân tộc và được coi là là quê hương thứ hai của Bác Hồ - đã thôi thúc chúng tôi bền lòng vượt mọi thử thách tưởng chừng như không thể để triển khai dự án, mang đến cơ hội phát triển kinh tế, thay đổi diện mạo cho tỉnh và đồng bào các dân tộc nơi đây. 

PV: Nhìn lại chặng đường gần 40 năm, đâu là dự án mà ông tự hào nhất khi đã cùng các cộng sự vượt khó chinh phục?

Ông Hồ Minh Hoàng: Mỗi dự án mà Tập đoàn Đèo Cả thực hiện đều mang ý nghĩa và giá trị riêng. Nhưng để nói đâu là dự án khiến chúng tôi tự hào nhất thì đó là hầm đường bộ qua đèo Cả. 

Khi chúng tôi bắt đầu dự án, Đèo Cả với nguồn lực hạn chế và kinh nghiệm làm hầm xuyên núi chưa có. Ý tưởng xây dựng một hầm đường bộ cấp đặc biệt hoàn toàn do người Việt đầu tư, thiết kế và thi công đã khiến nhiều người hoài nghi. Đối mặt với sự thiếu tin tưởng, tôi và các cộng sự phải đi khắp nơi nghiên cứu cách thức triển khai của quốc tế. Thêm vào đó, các quy định pháp luật trong nước bấy giờ còn nhiều điều bị “bó hẹp”, khiến chúng tôi chỉ có thể thuyết phục các cơ quan quản lý và nhà đầu tư “tạm tin tưởng… và chờ kết quả”.

Dự án hầm Đèo Cả đối mặt với vô vàn khó khăn, từ vấn đề tài chính đến kỹ thuật. Chúng tôi phải tìm mọi cách huy động nguồn lực từ các đối tác trong nước, đồng thời tránh những “bẫy lợi ích” từ các doanh nghiệp nước ngoài, như áp dụng hình thức Tổng thầu (EPC) với tổng mức đầu tư và chi phí vay vốn cao ngất ngưởng.

Bằng tinh thần người Việt, chúng tôi đã sáng tạo một mô hình hợp tác chặt chẽ giữa các ngân hàng, nhà thầu và đơn vị tư vấn – tất cả đều là người Việt Nam.

Nhờ đó, chúng tôi tiếp cận và dần làm chủ được công nghệ - kỹ thuật, kiểm soát hiệu quả chi phí đầu tư và sáng tạo ra phương pháp đào hầm riêng của Việt Nam. Vào thời điểm đó, việc thiết kế, thi công hầm xuyên núi phải dựa hoàn toàn vào Nhật Bản, cụ thể như công trình hầm Hải Vân với một ống hầm.

Việc hoàn thành hầm đường bộ Đèo Cả vào năm 2017 không chỉ là lời khẳng định về năng lực đầu tư, công nghệ thi công khả năng quản lý dự án của Tập đoàn, mà còn mở ra một giai đoạn mới cho ngành hạ tầng giao thông Việt Nam. 

Công trình này tạo tiền đề cho chúng tôi tiết giảm gần 4.000 tỷ đồng để thực hiện dự án hầm Cù Mông, đồng thời tự tin nhân rông mô hình đầu tư để thực hiện các dự án khó khăn hơn sau này là hầm Hải Vân 2, cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn, cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận, cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo…

Hầm Đèo Cả khẳng định tinh thần dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm của người Đèo Cả, là khẳng định đanh thép hơn bất kỳ lời nói nào, rằng nếu được đánh giá đúng năng lực, được tin tưởng giao phó và được tạo điều kiện, doanh nghiệp Việt hoàn toàn có thể đảm đương những dự án giao thông khó từ hầm xuyên núi, cầu dây văng hay các dự án đường sắt, metro trong tương lai. 

Tôi tin rằng đây là niềm tự hào không chỉ của tôi, mà còn của tất cả những người Đèo Cả, những người đã đồng hành Đèo Cả trên hành trình đã qua và đặc biệt là vì sự bình an của hàng triệu người dân đi lại trên cung đường thiên lý Bắc - Nam.

PV: Ông có thể chia sẻ về những bài học mà Đèo Cả đúc kết được qua việc chinh phục những việc khó. Những bài học đó đóng vai trò như thế nào trong việc định hình phong cách quản trị và phát triển lâu dài cho doanh nghiệp?

Ông Hồ Minh Hoàng: Mỗi dự án Tập đoàn Đèo Cả thực hiện đều bắt đầu từ việc đánh giá tính khả thi, xây dựng kế hoạch toàn diện và quản lý rủi ro chặt chẽ, bao gồm dự đoán trước những rủi ro có thể xảy ra từ cơ chế, tài chính, kỹ thuật đến các yếu tố môi trường, xã hội… kiểm soát và nghiên cứu các phương án xử lý cụ thể.

Tất cả các bên tham gia từ bên ngoài như cơ quan nhà nước có thẩm quyền, chủ đầu tư, các đối tác, các bên liên quan… cho đến nội bộ đội ngũ cán bộ công nhân viên đều xác định rõ trách nhiệm của mình và kiên trì đồng lòng khắc phục khó khăn. Chúng tôi luôn tin rằng, “muốn đi xa, cần đi cùng nhau”. Chính sự đoàn kết, chia sẻ trách nhiệm giữa các bên góp phần tối ưu hóa việc triển khai, tháo gỡ những nút thắt quan trọng trong các dự án. 

Đèo Cả luôn chủ động đào tạo phát triển nhân lực đa cấp bậc, đa lĩnh vực, đồng thời đổi mới, sáng tạo để củng cố năng lực quản trị và hiệu quả thi công các dự án. Nhiều đoàn công tác Tập đoàn đã được cử đến Nhật Bản, Trung Quốc, Đức, Pháp… để nghiên cứu các công nghệ, chương trình đào tạo và mô hình quản lý tiên tiến. Việc áp dụng công nghệ hiện đại đã giúp chúng tôi ngày càng tối ưu hóa quy trình, đảm bảo an toàn, hiệu quả dự án.

Chúng tôi cũng luôn ý thức rằng thành công của Đèo Cả có được là nhờ sự đồng hành của rất nhiều cơ quan, tổ chức và cá nhân đã chia sẻ để đảm bảo hài hoà lợi ích từ các bên. Đèo Cả còn luôn ý thức làm tốt trách nhiệm xã hội thông qua những hoạt động đền ơn đáp nghĩa, thiện nguyện và an sinh cộng đồng.

Tất cả được chúng tôi thực hiện với tinh thần “Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà hãy hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc”. Đây cũng chính là tinh thần được Tổng Bí Thư Tô Lâm phát biểu tại Đại học Colombia (New York) trong chuyến công tác tháng 9 vừa qua, thức tỉnh và khơi dậy ý thức trách nhiệm của hàng triệu tri thức Việt, dù ở bất kỳ nơi đâu, cống hiến cho đất nước phát triển “trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.

Những đúc rút trên giúp Đèo Cả tích luỹ thêm kinh nghiệm, định hình phong cách quản trị minh bạch, trách nhiệm và hiệu quả. Nhờ đó, chúng tôi đã xây dựng một tập đoàn lớn mạnh, sẵn sàng đối mặt với những thách thức và phải luôn mang lại giá trị thực cho xã hội.

PV: Trên hành trình phía trước, Tập đoàn Đèo Cả định hướng những bước tiến tiếp theo như thế nào để đương đầu với những thách thức mới, đưa thương hiệu vươn xa hơn, không chỉ trong nước mà còn trên trường quốc tế?

Ông Hồ Minh Hoàng: Tập đoàn Đèo Cả đã đặt tầm nhìn vươn tầm quốc tế từ ba năm qua, hướng đến định danh thương hiệu hạ tầng giao thông Việt Nam trên bản đồ thế giới. Chúng tôi nhận thức rõ rằng, trước tiên, làm tốt các dự án trong nước là nền tảng quan trọng để khẳng định năng lực, xây dựng uy tín và tích lũy kinh nghiệm. Hiện tại, Đèo Cả đang đảm nhiệm nhiều dự án giao thông trọng điểm và chuẩn bị nguồn lực “đón đầu” các dự án khó trong giai đoạn tới, đã và sẽ là những bước đệm vững chắc cho Đèo Cả khi vươn mình ra quốc tế. 

Chúng tôi đầu tư mạnh mẽ vào phát triển nhân lực “thực chiến”, thông qua các chương trình tự đào tạo và thiết lập hợp tác với đơn vị đào tạo trong và ngoài nước. Chúng tôi hợp tác triển khai các chương trình nghiên cứu sinh tiến sĩ, đào tạo thạc sĩ điều hành cao cấp, thạc sĩ quản lý dự án, kỹ sư đường sắt tốc độ cao và metro…, tổ chức các chương trình đào tạo nâng cao năng lực, chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, kỹ sư, công nhân trong tổ chức và các đối tác. Đồng thời, làm việc với nhiều đơn vị, đặc biệt là các đối tác lớn từ quốc tế để tiếp cận, nhận chuyển giao công nghệ, tìm hiểu các mô hình quản lý tiên tiến.

Trên hành trình ấy, Đèo Cả tích cực góp ý hoàn thiện cơ chế chính sách, đặc biệt là khơi thông các vướng mắc, “phá băng” mô hình PPP thông qua việc đưa ra các giải pháp sáng tạo như mô hình 3P hay PPP ++, triển khai thành công nhiều dự án giao thông lớn, chứng minh tính ưu việt của mô hình và giảm thiểu rủi ro về tiêu cực, lãng phí so với đầu tư công hiện nay. 

Chúng tôi cũng kiến nghị các phương án tạo hành lang pháp lý thuận lợi, đảm bảo minh bạch và trách nhiệm giữa các bên – là cơ sở để cộng đồng doanh nghiệp Việt trưởng thành, phát huy nội lực tham gia phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng đất nước.

PV: Xin cảm ơn ông!

Tập đoàn Đèo Cả: Nói không với vay mượn nhân lực tay nghề cao

VOV.VN - Không chi là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực hạ tầng giao thông với nhiều công trình trọng điểm trải dài từ Bắc vào Nam, Tập đoàn Đèo Cả còn được biết đến là doanh nghiệp có hướng đi tiên phong và mang nhiều khác biệt trong chiến lược phát triển con người, minh chứng bằng những hoạt động cụ thể trong đào tạo, hoạch định nguồn nhân lực tương lai.

Tập đoàn Đèo Cả dự kiến đến 2030 đầu tư khoảng 400km đường cao tốc

VOV.VN - Theo kế hoạch sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Đèo Cả, đến năm 2030, Tập đoàn dự kiến đầu tư khoảng 400km đường cao tốc, đường vành đai với tổng mức đầu tư hơn 94.000 tỷ đồng. Các dự án cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc, TP. Hồ Chí Minh - Trung Lương - Mỹ Thuận giai đoạn 2… đã đề xuất chọn Tập đoàn Đèo Cả làm nhà đầu tư dự án.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tập đoàn Đèo Cả: Nói không với vay mượn nhân lực tay nghề cao
Tập đoàn Đèo Cả: Nói không với vay mượn nhân lực tay nghề cao

VOV.VN - Không chi là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực hạ tầng giao thông với nhiều công trình trọng điểm trải dài từ Bắc vào Nam, Tập đoàn Đèo Cả còn được biết đến là doanh nghiệp có hướng đi tiên phong và mang nhiều khác biệt trong chiến lược phát triển con người, minh chứng bằng những hoạt động cụ thể trong đào tạo, hoạch định nguồn nhân lực tương lai.

Tập đoàn Đèo Cả: Nói không với vay mượn nhân lực tay nghề cao

Tập đoàn Đèo Cả: Nói không với vay mượn nhân lực tay nghề cao

VOV.VN - Không chi là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực hạ tầng giao thông với nhiều công trình trọng điểm trải dài từ Bắc vào Nam, Tập đoàn Đèo Cả còn được biết đến là doanh nghiệp có hướng đi tiên phong và mang nhiều khác biệt trong chiến lược phát triển con người, minh chứng bằng những hoạt động cụ thể trong đào tạo, hoạch định nguồn nhân lực tương lai.

Tập đoàn Đèo Cả khẳng định không có chuyện HHV mất khả năng thanh toán nợ
Tập đoàn Đèo Cả khẳng định không có chuyện HHV mất khả năng thanh toán nợ

VOV.VN - Tập đoàn Đèo Cả vừa thông tin về hoạt động kinh doanh cũng như khả năng thanh toán dư nợ của HHV (đơn vị thành viên) trong thời gian qua, các khoản nợ của doanh nghiệp được bảo đảm thanh toán bởi các nguồn thu ổn định…

Tập đoàn Đèo Cả khẳng định không có chuyện HHV mất khả năng thanh toán nợ

Tập đoàn Đèo Cả khẳng định không có chuyện HHV mất khả năng thanh toán nợ

VOV.VN - Tập đoàn Đèo Cả vừa thông tin về hoạt động kinh doanh cũng như khả năng thanh toán dư nợ của HHV (đơn vị thành viên) trong thời gian qua, các khoản nợ của doanh nghiệp được bảo đảm thanh toán bởi các nguồn thu ổn định…

Tập đoàn Đèo Cả dự kiến đến 2030 đầu tư khoảng 400km đường cao tốc
Tập đoàn Đèo Cả dự kiến đến 2030 đầu tư khoảng 400km đường cao tốc

VOV.VN - Theo kế hoạch sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Đèo Cả, đến năm 2030, Tập đoàn dự kiến đầu tư khoảng 400km đường cao tốc, đường vành đai với tổng mức đầu tư hơn 94.000 tỷ đồng. Các dự án cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc, TP. Hồ Chí Minh - Trung Lương - Mỹ Thuận giai đoạn 2… đã đề xuất chọn Tập đoàn Đèo Cả làm nhà đầu tư dự án.

Tập đoàn Đèo Cả dự kiến đến 2030 đầu tư khoảng 400km đường cao tốc

Tập đoàn Đèo Cả dự kiến đến 2030 đầu tư khoảng 400km đường cao tốc

VOV.VN - Theo kế hoạch sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Đèo Cả, đến năm 2030, Tập đoàn dự kiến đầu tư khoảng 400km đường cao tốc, đường vành đai với tổng mức đầu tư hơn 94.000 tỷ đồng. Các dự án cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc, TP. Hồ Chí Minh - Trung Lương - Mỹ Thuận giai đoạn 2… đã đề xuất chọn Tập đoàn Đèo Cả làm nhà đầu tư dự án.