Bệnh chổi rồng trên cây nhãn hoành hành ở ĐBSCL

VOV.VN -Nhiều nhà khoa học cho rằng ngoài nhện lông nhung gây bệnh chổi rồng, vẫn còn một tác nhân gây bệnh khác mà đến nay chưa tìm ra được.

Theo thống kê của Cục Trồng trọt đến cuối tháng 8/2014, 7 tỉnh, thành vùng ĐBSCL có gần 15.400 ha diện tích nhãn bị nhiễm bệnh chổi rồng, chiếm hơn 60% diện tích nhãn toàn vùng, trong số này có hơn 5.340 ha bị nhiễm nặng.

Nguyên nhân do nhiều nông dân không quan tâm đến việc chữa trị để dịch bệnh lan rộng, trong khi đó đến thời điểm này ngành Nông nghiệp vẫn chưa xác định được tác nhân và cơ chế gây bệnh chổi rồng trên cây nhãn để tìm ra phác đồ điều trị hữu hiệu.

Bệnh chổi rồng làm giản năng suất vườn nhãn - Ảnh Hữu Trãi

Bệnh chổi rồng lây nhiễm nặng nề nhất ở tỉnh Vĩnh Long với gần 8.000 ha, chiếm hơn 85% diện tích toàn tỉnh; kế đến là tỉnh Đồng Tháp hơn 3.560 ha, chiếm trên 74% diện tích, các tỉnh còn lại có diện tích nhiễm bệnh trung bình từ 6-11% đến cao nhất từ 31-35%.

Để bảo vệ diện tích cây nhãn, ngay từ tháng 8/2011, Cục Bảo vệ thực vật phối hợp với Viện Cây ăn quả miền Nam ban hành quy trình phòng trừ dịch bệnh chổi rồng, Bộ NN&PTNT đã có công văn đến các tỉnh công bố dịch, Chính phủ công bố hỗ trợ kinh phí dập dịch hơn 180 tỉ đồng cho nông dân các địa phương cắt tỉa cành hơn 24.200 ha vườn nhãn nhiễm bệnh, phun thuốc phòng bệnh 25.200 ha.

Kết quả có hơn trên 81% vườn nhãn hồi phục và cho năng suất khá. Tuy nhiên, từ giữa năm ngoái đến nay do giá nhãn xuống thấp, trong khi đó chi phí đầu tư cho phòng trị bệnh chổi rồng cao nên nhiều nông dân không mạnh dạn đầu tư chi phí chữa trị, dẫn đến diện tích nhiều vườn nhãn tái bệnh trở lại. Tính riêng tỉnh Vĩnh Long đã có hơn 1.300 ha nhãn bệnh nặng nông dân đốn bỏ để chuyển sang trồng các loại cây ăn trái khác.

Nông dân đồng loạt phá bỏ vườn nhãn bị bệnh chổi rồng: Ảnh Hữu Trãi

Anh Trần Hoàng Vui, Hội nông dân xã Bình Hòa Phước, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long chia sẻ, trước đây cây nhãn trên vùng đất cù lao này năng suất rất cao, bình quân 15 tấn/ha, từ lúc bị chổi rồng năng suất giảm chỉ còn 2-4 tấn/ha. Thực tế cho thấy có rất nhiều nông dân thiếu vốn đầu tư chăm sóc, phòng trị bệnh chổi rồng nên năng suất ngày một giảm.

Vĩnh Long là địa phương có diện tích nhãn lớn nhất ĐBSCL. Vừa qua tỉnh đã xây dựng thí điểm 5 mô hình khắc phục bệnh chổi rồng cây nhãn trên diện tích 5 ha, hiệu quả bước đầu mang lại khả quan. Ông Nguyễn Văn Liêm – Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Vĩnh Long cho biết ngành nông nghiệp hướng dẫn cho nông dân cắt tỉa cành, phun thuốc và chăm sóc đúng kỹ thuật, đúng lúc, đồng loạt theo quy trình của Cục Bảo vệ thực vật. Kết quả tỉ lệ bệnh chổi rồng giảm từ 70-80%, năng suất trong mô hình đạt 8-9 tấn/ha, thu nhập trên 30 triệu đồng/ha , cao hơn 20 triệu đồng/ha so với vườn nhãn ngoài mô hình. Tuy nhiên mô hình này chi phí rất cao nên nông dân khó thực hiện.

“Cái khó hiện nay là diện tích nhãn của Vĩnh long rất nhiều. Việc thực hiện theo quy trình này đòi hỏi công cắt tỉa, phun thuốc , đúng thời điểm cần thiết, nên khi áp dụng đại trà rất nhiều nông dân gặp khó khăn về kinh phí, thời điểm, nhân công lao động. Ngoài ra giá nhãn ở mức quá thấp, chi phí thực hiệc mô hình giá thành khoảng 8.000 đồng/kg, nhưng giá bán của nông dân khoảng 9.000-10.000 đồng/kg, lợi nhuận không khuyến khích chúng ta phổ biến nhân rộng”, ông Nguyễn Văn Liêm cho biết thêm. 

Nông dân cắt tỉa những cành nhãn bị bệnh chổi rồng - Ảnh Hữu Trãi

Tại hội nghị Quản lý bệnh chổi rồng hại nhãn và chôm chôm do Bộ NN&PTNT chủ trì được tổ chức tại tỉnh Vĩnh Long mới đây, nhiều nhà khoa học thuộc Viện Bảo vệ thực vật, Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam và lãnh đạo các Sở Nông nghiệp các tỉnh ĐBSCL tham dự đều thừa nhận đến thời điểm này, các nhà khoa học vẫn chưa đưa ra được chính xác nguyên nhân virus hay vi khuẩn gây bệnh chổi rồng. Đa số các ý kiến cho rằng ngoài nhện lông nhung gây bệnh chổi rồng, vẫn còn một tác nhân gây bệnh khác mà đến nay chưa tìm ra được.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát cho rằng, đối với ĐBSCL thì cây nhãn và chôm chôm là hai loại cây trồng chủ lực mang lại nguồn thu và việc làm cho hàng vạn nông dân nơi đây. Do vậy, việc tìm đúng nguyên nhân để đề ra giải pháp phòng trị bệnh chổi rồng để phòng trị là vấn đề quan trọng và cấp bách. Bộ trưởng Cao Đức Phát cho hay: “Muốn phòng chống bệnh hiệu quả thì phải có cơ sở khoa học. Nếu xác định không đúng tác nhân và cơ chế lây lan dịch bệnh sẽ có những bệnh pháp không trúng. Không phải từ những giải pháp kỹ thuật cụ thể mà phải từ giải pháp chiến lược tổng thể để phòng chống dịch bệnh có hiệu quả”.

Trong lúc chưa tìm ra được tác nhân gây bệnh Bộ NN&PTNT yêu cầu các địa phương cần quan tâm bảo vệ hơn 30.000 ha vườn nhãn chưa bị bệnh. Sử dụng bằng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp như chăm sóc, bón phân cân đối, tưới nước hợp lý để tăng cường khả năng đề kháng trên cây nhãn. Tăng cường giám sát vườn cây, phát hiện xử lý sớm diệt nhện lông nhung. Đối với vườn cây bệnh nặng nên phá bỏ chọn giống cây ít nhiễm bệnh để trồng; hình thành 1 dự án khuyến nông cấp quốc gia thực hiện ở tất cả các tỉnh để hỗ trợ cho các địa phương; tập hợp mọi lực lượng khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu để có cơ sở khoa học, định hướng phòng trị hiệu quả hơn./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bệnh chổi rồng gây hại hơn 6.000 ha nhãn
Bệnh chổi rồng gây hại hơn 6.000 ha nhãn

Diện tích bị bệnh chiếm khoảng 12% diện tích nhãn trong vùng ĐBSCL; trong đó, tập trung nhiều nhất tại các tỉnh: Vĩnh Long, Bến Tre, Tiền Giang và Trà Vinh với gần 4.000 ha

Bệnh chổi rồng gây hại hơn 6.000 ha nhãn

Bệnh chổi rồng gây hại hơn 6.000 ha nhãn

Diện tích bị bệnh chiếm khoảng 12% diện tích nhãn trong vùng ĐBSCL; trong đó, tập trung nhiều nhất tại các tỉnh: Vĩnh Long, Bến Tre, Tiền Giang và Trà Vinh với gần 4.000 ha

Bệnh chổi rồng tiếp tục tấn công vườn nhãn
Bệnh chổi rồng tiếp tục tấn công vườn nhãn

Vùng ĐBSCL hiện nay có hơn 4.000 ha vườn nhãn bị bệnh chổi rồng, gây thiệt hại lớn.

Bệnh chổi rồng tiếp tục tấn công vườn nhãn

Bệnh chổi rồng tiếp tục tấn công vườn nhãn

Vùng ĐBSCL hiện nay có hơn 4.000 ha vườn nhãn bị bệnh chổi rồng, gây thiệt hại lớn.

15.000 vườn nhãn ở ĐBSCL bị bệnh chổi rồng
15.000 vườn nhãn ở ĐBSCL bị bệnh chổi rồng

Tác nhân gây bệnh là do một loài vi khuẩn mới chưa có tên, thuộc nhóm GammaProteobacteria, sống trong mạch dẫn của cây...

15.000 vườn nhãn ở ĐBSCL bị bệnh chổi rồng

15.000 vườn nhãn ở ĐBSCL bị bệnh chổi rồng

Tác nhân gây bệnh là do một loài vi khuẩn mới chưa có tên, thuộc nhóm GammaProteobacteria, sống trong mạch dẫn của cây...

Bến Tre chưa ngăn được bệnh chổi rồng trên nhãn
Bến Tre chưa ngăn được bệnh chổi rồng trên nhãn

Cả tỉnh đang có  hơn 2.000 ha, trong tổng số 6.200 ha, vườn nhãn bị nhiễm bệnh chổi rồng, trong đó có gần 1.000 ha bị thiệt hại từ 70-90%.

Bến Tre chưa ngăn được bệnh chổi rồng trên nhãn

Bến Tre chưa ngăn được bệnh chổi rồng trên nhãn

Cả tỉnh đang có  hơn 2.000 ha, trong tổng số 6.200 ha, vườn nhãn bị nhiễm bệnh chổi rồng, trong đó có gần 1.000 ha bị thiệt hại từ 70-90%.

Bệnh “chổi rồng” gây thiệt hại nặng diện tích nhãn
Bệnh “chổi rồng” gây thiệt hại nặng diện tích nhãn

Ước tính 1.700 ha nhãn ở tỉnh Trà Vinh bị bệnh “chổi rồng” làm giảm năng suất từ 60% trở lên...

Bệnh “chổi rồng” gây thiệt hại nặng diện tích nhãn

Bệnh “chổi rồng” gây thiệt hại nặng diện tích nhãn

Ước tính 1.700 ha nhãn ở tỉnh Trà Vinh bị bệnh “chổi rồng” làm giảm năng suất từ 60% trở lên...

Trồng hoa lan trong vườn nhãn cổ để phát triển du lịch
Trồng hoa lan trong vườn nhãn cổ để phát triển du lịch

VOV.VN - Mô hình này đang hứa hẹn mở ra hướng đi mới cho nông dân ở các xã vùng ven biển Thành phố Bạc Liêu.

Trồng hoa lan trong vườn nhãn cổ để phát triển du lịch

Trồng hoa lan trong vườn nhãn cổ để phát triển du lịch

VOV.VN - Mô hình này đang hứa hẹn mở ra hướng đi mới cho nông dân ở các xã vùng ven biển Thành phố Bạc Liêu.

Nhiều tỉnh ĐBSCL ồ ạt phá bỏ nhãn bị bệnh chổi rồng
Nhiều tỉnh ĐBSCL ồ ạt phá bỏ nhãn bị bệnh chổi rồng

Hiện tại, nhiều nhà vườn ở các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long… đã đốn phá số diện tích nhãn bị bệnh chổi rồng để trồng các loại cây ăn trái khác.

Nhiều tỉnh ĐBSCL ồ ạt phá bỏ nhãn bị bệnh chổi rồng

Nhiều tỉnh ĐBSCL ồ ạt phá bỏ nhãn bị bệnh chổi rồng

Hiện tại, nhiều nhà vườn ở các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long… đã đốn phá số diện tích nhãn bị bệnh chổi rồng để trồng các loại cây ăn trái khác.