Bình Định và Nghệ An di dời dân, bảo vệ hồ đập

VOV.VN -Chiều 9/11, tại tỉnh Bình Định, Nghệ An các lực lượng chức năng khẩn trương triển khai các biện pháp ứng phó với bão số 14.

Ngày 9/11, lãnh đạo tỉnh Bình Định trực tiếp xuống các vùng xung yếu chỉ đạo công tác đối phó với bão số 14. Tại các địa phương ven biển, người dân đang khẩn trương neo đậu tàu thuyền, chằng chống nhà cửa, cắt tỉa cành cây, dự trữ lương thực, nước ngọt.

Các địa phương sử dụng hệ thống loa truyền thanh cơ sở và các loa truyền thanh di động liên tục thông tin về diễn biến cơn bão để người dân chủ động phòng tránh.

Các địa phương cũng đã chuẩn bị phương tiện, lực lượng di dời khẩn cấp các hộ dân ở vùng ven biển, vùng chân núi đến nơi an toàn.

Phó Chủ tịch thường trực Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Định Hồ Quốc Dũng cho biết, đến tối 9/11, tỉnh di dời hơn 2.000 hộ dân ra khỏi vùng nguy hiểm.

Người dân huyện Phù Mỹ (Bình Định) chằng chống nhà cửa trước khi bão đổ bộ


“Việc lo nhất bây giờ là di dân, cơn bão rất lớn nên đây vẫn là công việc được kiểm tra chủ yếu. Trong buổi tối 9/11, các hộ dân ở những xã ven biển dọc tuyến biển là những hộ được ưu tiên trong việc di dân và ít nhất sẽ có 2.000 hộ được di dời đến nơi an toàn” – ông Hồ Quốc Dũng cho biết.

** Tại Nghệ An, để chủ động đối phó với siêu bão Haiyan, Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Nghệ An đề nghị chính quyền địa phương các cấp cấp, ban, ngành và đoàn thể hoãn các cuộc họp và các hoạt động không cần thiết trong các ngày 9 và 10/11.

Đồng thời, các địa phương tổ chức các lực lượng thường trực 24/24h và triển khai mọi biện pháp kêu gọi, cưỡng chế các tàu thuyền về đất liền và tìm nơi trú ẩn an toàn vì sóng biển có thể dâng cao từ 6 - 10m. Đặc biệt các lực lượng chức năng tổ chức các phương án sơ tán, di dời tất cả nhân dân trong vùng nước biển có thể dâng cao đến nơi an toàn; tập trung chằng chống nhà cửa, công sở, trường học, phát gọn cây xanh...

Các trường cho học sinh nghỉ học từ ngày 10 đến ngày 12/11, các bệnh viện bố trí cho bệnh nhân có chỗ trú ẩn an toàn. 

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các công ty khai thác công trình thủy lợi, chủ hồ chứa phải có phương án thông báo và chủ động xả nước, vì hiện các hồ đập đã đầy nước. Có phướng án ứng cứu khi bão vào, đảm bảo thông tin từ tỉnh đến cơ sở; chuẩn bị lương thực, thực phẩm đẩy đủ để kịp thời ứng cứu cho nhân dân, không để nhân dân bị đói, khát, bị cô lập....  Tránh tình trạng chủ quan, coi thường vì lâu nay bão không trực tiếp đổ bộ vào Nghệ An.

Tàu thuyền Nghệ An vào bờ tránh bão số 14

Các phương án đối phó với siêu bão Haiyan phải hoàn tất trước 19h tối ngày 9/11. Đồng thời các huyện miền núi cần đề phòng lũ ống, lũ quét và sạt lở đất có thể xẩy ra do mưa lớn và hoàn lưu sau bão.

Chiều 9/11, tại Cảng Cửa Lò nhiều tàu thuyền đã vào bờ trú ẩn. Với 40 năm kinh nghiệm trong nghề đi biển, nên khi nghe thông tin về cơn bão số 14, ông Lê Viết Xuân ở phường Nghi Thủy, thị xã Cửa Lò đã đưa tàu về bờ từ 5 h sáng 9/11. Không những thế, vào đến bờ ông còn phải tìm kiếm nơi an toàn nhất để neo tàu.

Ông Lê Viết Xuân, Phường Nghi Thủy cho biết: “Đây là cơn bão cực kỳ lớn nên tàu của chúng tôi neo vào sâu trong lạch vì nếu để tàu phía ngoài thì bão vào có thể đập tan tàu”.

Tuy nhiên, điều đáng lo ngại lớn nhất là hiện nay ở Nghệ An đó là trên 600 hồ đập loại vừa và lớn. Hệ thống đập ở đây đều đã bị xuống cấp, ít được đầu tư, trong khi đó qua các cơn bão các hồ đều đã đầy nước, nên có nhiều nguy hiểm trong và sau bão khi có mưa lớn. Chính quyền các địa phương đang tập trung huy động lực lượng gia cố hạn chế mức thấp nhất nguy cơ vỡ đập.

Ông Phạm Công Hùng, xã Mỹ Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An cho biết: “Chính quyền đã huy động lực lượng, bà con nhân dân tổ chức đóng cọc tre, bạt che phủ tạm thời trong điều kiện mưa bão. Nhưng về lâu dài đề nghị các cấp chính quyền cấp trên tạo mọi điều kiện đầu tư nâng cấp thân đập đảm bảo cho bà con nhân dân trong mưa bão”.

Ngay trong sáng 9/11, lãnh đạo tỉnh Nghệ An và các thành viên Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn của tỉnh đã trực tiếp xuống địa bàn kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng chống bão lụt lại các địa phương.

Tỉnh Nghệ An cũng đã có các phương án như di dân ở các khu vực nhà chung cư đã xuống cấp, những nơi có nguy cơ ngập nước do triều cường dâng cao và sạt lở núi, đồng thời chuẩn bị các vật tư, phương tiện và lực lượng ứng trực suốt ngày đêm đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản, nhằm giảm thiểu tối đa những thiệt hại do bão số 14 gây ra.

Ông Nguyễn Xuân Đường, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An đề nghị "các ngành các địa phương không được chủ quan lờ là mà phải tập trung phòng chống có hiệu quả.

Ngày 9/11, trên địa bàn tỉnh Nghệ An chưa có mưa, nhưng để đảm bảo an toàn cho người và tài sản vùng hạ du, các đơn vị vận hành các hồ chứa đang tổ chức xả lũ, hiện hồ Vực Mấu đang xả lũ với 2 trong số 5 cửa xã với mức nước từ 21m xuống 20, 58m;  hồ Sông Sào đang tổ chức xả lũ 1 trong 3 cửa cống mức nước 75,62 m xuống 74,62m./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bão số 14 sẽ gây mưa lớn trên diện rộng tại phía Bắc
Bão số 14 sẽ gây mưa lớn trên diện rộng tại phía Bắc

VOV.VN -Tàn dư bão sẽ đi vào vịnh Bắc Bộ và gây ra đợt mưa lớn bao trùm toàn bộ khu vực Bắc Bộ.

Bão số 14 sẽ gây mưa lớn trên diện rộng tại phía Bắc

Bão số 14 sẽ gây mưa lớn trên diện rộng tại phía Bắc

VOV.VN -Tàn dư bão sẽ đi vào vịnh Bắc Bộ và gây ra đợt mưa lớn bao trùm toàn bộ khu vực Bắc Bộ.

Đà Nẵng: Thực phẩm, rau xanh tăng giá do bão số 14
Đà Nẵng: Thực phẩm, rau xanh tăng giá do bão số 14

VOV.VN - Trước thông tin bão số 14 đổ bộ vào các tỉnh miền Trung, giá nhiều mặt hàng lương thực, thực phẩm tại Đà Nẵng có xu hướng tăng.

Đà Nẵng: Thực phẩm, rau xanh tăng giá do bão số 14

Đà Nẵng: Thực phẩm, rau xanh tăng giá do bão số 14

VOV.VN - Trước thông tin bão số 14 đổ bộ vào các tỉnh miền Trung, giá nhiều mặt hàng lương thực, thực phẩm tại Đà Nẵng có xu hướng tăng.

Người dân miền Trung tất bật chuẩn bị ứng phó bão số 14
Người dân miền Trung tất bật chuẩn bị ứng phó bão số 14

VOV.VN - Người dân các tỉnh miền Trung đã chủ động triển khai chằng chống nhà cửa, neo đậu tàu thuyền và sơ tán để ứng phó với bão số 14.

Người dân miền Trung tất bật chuẩn bị ứng phó bão số 14

Người dân miền Trung tất bật chuẩn bị ứng phó bão số 14

VOV.VN - Người dân các tỉnh miền Trung đã chủ động triển khai chằng chống nhà cửa, neo đậu tàu thuyền và sơ tán để ứng phó với bão số 14.

Bão số 14 di chuyển nhanh theo hướng Tây Tây Bắc
Bão số 14 di chuyển nhanh theo hướng Tây Tây Bắc

VOV.VN - Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 30 - 35km.

Bão số 14 di chuyển nhanh theo hướng Tây Tây Bắc

Bão số 14 di chuyển nhanh theo hướng Tây Tây Bắc

VOV.VN - Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 30 - 35km.

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải họp bàn đối phó với bão số 14
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải họp bàn đối phó với bão số 14

VOV.VN - Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã động viên chính quyền, bà con nhân dân sẵn sàng ứng phó với bão số 14...

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải họp bàn đối phó với bão số 14

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải họp bàn đối phó với bão số 14

VOV.VN - Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã động viên chính quyền, bà con nhân dân sẵn sàng ứng phó với bão số 14...

Thanh Hóa sẵn sàng phương án ứng phó bão số 14
Thanh Hóa sẵn sàng phương án ứng phó bão số 14

VOV.VN -Sáng 9/11, tỉnh Thanh Hóa đã thành lập 13 đoàn kiểm tra, chỉ đạo công tác triển khai ứng phó tại 13 huyện về cơn bão số 14.

Thanh Hóa sẵn sàng phương án ứng phó bão số 14

Thanh Hóa sẵn sàng phương án ứng phó bão số 14

VOV.VN -Sáng 9/11, tỉnh Thanh Hóa đã thành lập 13 đoàn kiểm tra, chỉ đạo công tác triển khai ứng phó tại 13 huyện về cơn bão số 14.

Thủ tướng gửi công điện chỉ đạo đối phó với bão số 14
Thủ tướng gửi công điện chỉ đạo đối phó với bão số 14

VOV.VN - Thủ tướng chỉ đạo các Bộ, ban ngành từ Trung ương đến địa phương tập trung đối phó với bão  số 14

Thủ tướng gửi công điện chỉ đạo đối phó với bão số 14

Thủ tướng gửi công điện chỉ đạo đối phó với bão số 14

VOV.VN - Thủ tướng chỉ đạo các Bộ, ban ngành từ Trung ương đến địa phương tập trung đối phó với bão  số 14