Du học sinh xa xứ đón Tết trên đất Hàn

(VOV) - “Em đi ngủ vì không dám đón giao thừa theo giờ Việt Nam, sợ gọi điện về nhà sẽ khóc làm bố mẹ lo lắng”

“Vào giờ giao thừa ở Việt Nam, em thường hay gọi điện về nhà, dù đã cố gắng kìm nén nhưng lần nào em cũng khóc. Mặc dù ở đây đón giao thừa có rất nhiều người, có khi bữa tiệc còn đầy đủ món ăn Việt Nam hơn cả khi em còn ở nhà, nhưng cảm giác đón giao thừa ở đây rất khác, không giống như khi được đón Tết ở nhà, nó rất buồn và nhớ nhà. Những lúc như thế, mọi người lại phải động viên nhau cố gắng nhìn về tương lai. Đó cũng là cách nhiều người xa xứ như chúng em nghĩ vậy để tự an ủi mình mỗi khi Tết đến”.

Tâm sự của Hoàng Minh Ngọc, Đại học Konkuc, Hàn Quốc cũng là của nhiều du học sinh Việt Nam phải đón Tết xa quê hương. Ngọc tâm sự, mỗi dịp gần Tết, sinh viên Việt Nam ở lại ăn Tết lại tập trung nhau gói bánh chưng, giò chả, làm nem… Vui nhất là mọi người túm tụm để làm hoa đào giả, kiếm cây củi khô cắt ra làm cành đào. Vào đêm giao thừa, nếu trong trường có thầy giáo người Việt Nam thì tất cả mời thầy và gia đình cùng đón Tết. Sau đó thì cùng nhau trò chuyện, ăn các món ăn Việt Nam, rồi cũng đi hái lộc đầu Xuân… “Bọn em cố gắng làm tất cả những gì có thể để cho giống Tết ở Việt Nam, kể cả món ăn truyền thống cũng không thiếu thứ gì. Kể cả như vậy thì cảm giác không được ở nhà vẫn xâm lấn, vẫn làm mọi người nhớ Tết ở Việt Nam”- Ngọc chia sẻ.

Sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, nỗi nhớ không khí Tết ở Hà Nội lại càng cồn cào mỗi khi Ngọc không được đón Tết ở nhà: “Em là người gắn bó và yêu Hà Nội nên khi đi xa rất nhớ Hà Nội, nhớ cảm giác thanh bình của ngày mùng Một. Đón  giao thừa xong thì mọi người lại đi chùa. Những nét văn hóa đó có lẽ chỉ có ở Việt Nam. Đón Tết ở đây, nhìn cảnh vật, con người hay bất cứ thứ gì đều làm cho em cảm thấy rất nhớ nhà và nhớ quê hương”.

Không khóc vào đêm giao thừa như Ngọc, nhưng Nguyễn Thị Hà My, sinh viên năm thứ 4, Đại học quốc gia nghệ thuật Hàn Quốc lại không dám đối diện với Tết. “Đêm giao thừa ở Hàn thường sớm hơn ở nhà mình 2 tiếng. Vào giờ đó em gọi điện về chúc Tết ông bà, bố mẹ và gia đình. Sau đó, em lên giường đi ngủ, không dám đón giao thừa theo giờ Việt Nam, em sợ gọi điện về nhà sẽ khóc làm bố mẹ lo lắng. Sáng mùng Một thì mọi người đi chùa, tụ tập ở nhà một anh chị người Việt nào đó để ăn nem quấn, bánh chưng và các món ăn Việt Nam”- Hà My tâm sự.


Hà My với công việc làm thêm tại một Đài phát thanh ở Hàn Quốc
Mỗi năm phải ăn Tết xa nhà, Hà My lại có một cảm xúc khác nhau: “Trước kia, em đi làm thêm ở quá bán sâm, nấm, linh chi, nên có quen nhiều các anh chị lao động Việt Nam ở Hàn. Vì thế, năm đó em ăn Tết cùng các anh chị lao động. Thường thì người lao động Việt bên này rất bận nhưng buổi tối trong những ngày gần Tết vẫn tập trung nhau làm hoa đào, hoa mai… Mọi người còn chịu khó đi đến các chợ dành cho người quốc tế để mua các món ăn đặc trưng của Việt Nam. Tết năm đó đối với em rất vui. Còn Tết vừa rồi, em có may mắn là có mẹ nuôi người Hàn nên vào dịp tháng 11 cũng đến các chùa nổi tiếng ở Hàn, vào 28 Tết thì theo người Hàn đi tảo mộ giống ở Việt Nam. Không khí ấy làm em cũng cảm thấy rất ấm cúng”.

Nguyễn Thị Diệu Hạnh đã học ở Đại học Konkuc, Hàn Quốc được gần 3 năm, và đây cũng là cái Tết thứ 2 Hạnh ăn Tết quê hương trên đất Hàn. Hạnh kể, năm đầu ăn Tết ở đây, Hạnh thấy rất buồn và nhớ nhà dù cũng có một số bạn Việt Nam cùng ở lại. “Càng những ngày gần Tết, em thấy càng buồn và nhớ nhà. Vì khi đó, cả nhà em đang gói bánh Tét, làm mứt và chuẩn bị các món ăn Việt Nam… Lên mạng đọc báo thấy không khí ở Việt Nam lại càng làm em nhớ nhà hơn. Em phải tự an ủi ráng chịu vì tương lai sau này, cũng chỉ một vài năm nữa là lại được ăn Tết ở Việt Nam”.

Giống như nhiều sinh viên xa nhà, Hạnh và các bạn cũng tụ họp nhau lại một nơi, chuẩn bị nấu ăn, đón giao thừa: “Cảm giác ăn Tết xa nhà rất buồn nên tụi em cố gắng duy trì một cái Tết xa quê giống như ở Việt Nam, cũng chuẩn bị bàn thờ, cũng mua lên đó đủ mâm ngũ quả, kiếm đủ cành mai, cành đào dù chỉ là hoa giả… Năm nay, có kinh nghiệm hơn, cách Tết vài tuần, tụi em đã gửi mua hoa mai giả ở Việt Nam, rồi cũng dùng máy in in bao lì xì đỏ treo lên cho giống Tết ở nhà. Đúng đến giao thừa cũng thắp hương, sau đó mọi người ai cũng gọi điện về chúc Tết gia đình. Đến sáng mùng Một thì rủ nhau đi chùa... Cũng may Tết ở đây không dài, chỉ được nghỉ khoảng 2-3 ngày nên cảm giác nhớ nhà cũng qua mau”.

Bạn Phạm Tấn Việt, du học sinh ở trường Konkuc
Cũng ăn cái Tết xa nhà đầu tiên, bạn Phạm Tấn Việt, du học sinh ở trường Konkuc, Hàn Quốc tâm sự, cảm giác ăn Tết xa nhà đối với Việt có cả buồn, vui lẫn lộn. Buồn vì nhớ nhà, nhớ nhất là vào đêm giao thừa, đã trở thành truyền thống, gia đình Việt lại tụ họp để cùng nhau đón Tết. “Trước khi sang đây, em đang là giảng viên trường Đại học Công nghiệp TP HCM. Em được nhà trường cử đi làm Tiến sĩ ở Hàn Quốc. Vì thế Tết xa nhà đối với em cũng buồn, nhưng em cũng cảm thấy tự hào vì mình đang làm được một điều gì đó có ích cho ba mẹ, cho trường. Em sẽ cố gắng học tập để hoàn thành khóa học và sau đó là sẽ tiếp tục về giảng dạy ở trường Đại học Công nghiệp TP HCM. Một số người sau khi đi du học, vì nhiều lý do và có thể vì cả sự hậu đãi ở nước ngoài, họ đã ở lại. Cũng không thể nói như thế là tốt hay không tốt vì ai cũng có lý do của mình, có người ở lại nhưng vẫn đóng góp về trong nước. Nhưng với bản thân em, chắc chắn em sẽ về Việt Nam. Nếu nói lý do vì tình yêu đất nước thì lớn lao quá, nhưng vì trách nhiệm mình đang có, trách nhiệm đầu tiên là với ba mẹ và thứ hai là trách nhiệm với thế hệ tiếp theo”.

Tâm sự của Việt làm chúng tôi thấy cảm động và tự hào vì thế hệ trẻ như các bạn, dù ở đâu nhưng vẫn luôn hướng về cội nguồn, hướng về truyền thống dân tộc và nguyện đóng góp tâm sức để xây dựng đất nước./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đại sứ Việt Nam gói bánh chưng mời Việt kiều đón Tết
Đại sứ Việt Nam gói bánh chưng mời Việt kiều đón Tết

(VOV) - Một cái Tết Việt đậm đà bản sắc dân tộc ngay trên đất Hàn đang dần được hình thành với đủ hương vị của Tết và có cả hoa đào...

Đại sứ Việt Nam gói bánh chưng mời Việt kiều đón Tết

Đại sứ Việt Nam gói bánh chưng mời Việt kiều đón Tết

(VOV) - Một cái Tết Việt đậm đà bản sắc dân tộc ngay trên đất Hàn đang dần được hình thành với đủ hương vị của Tết và có cả hoa đào...

Giáo sư người Hàn: “Đến Việt Nam tôi như được về quê”
Giáo sư người Hàn: “Đến Việt Nam tôi như được về quê”

(VOV)- GS Kim Young Soon, Đại học Inha: "Đến đây, tôi mới thấy làng quê ở Hàn và Việt khá giống nhau, tôi như người con đi xa về thăm quê"

Giáo sư người Hàn: “Đến Việt Nam tôi như được về quê”

Giáo sư người Hàn: “Đến Việt Nam tôi như được về quê”

(VOV)- GS Kim Young Soon, Đại học Inha: "Đến đây, tôi mới thấy làng quê ở Hàn và Việt khá giống nhau, tôi như người con đi xa về thăm quê"

Thăm nơi ở của vua chúa Hàn thời xưa
Thăm nơi ở của vua chúa Hàn thời xưa

(VOV) - Gyeongbokgung là cung điện đồ sộ nhất Hàn Quốc và là niềm tự hào của người dân nơi đây....

Thăm nơi ở của vua chúa Hàn thời xưa

Thăm nơi ở của vua chúa Hàn thời xưa

(VOV) - Gyeongbokgung là cung điện đồ sộ nhất Hàn Quốc và là niềm tự hào của người dân nơi đây....

Tiếng Việt- cầu nối con em Việt kiều với quê hương
Tiếng Việt- cầu nối con em Việt kiều với quê hương

(VOV) - Đại sứ Trần Trọng Toàn: “Việc dạy tiếng Việt cho con em kiều bào vẫn là mối quan tâm lớn nhất của tôi…”

Tiếng Việt- cầu nối con em Việt kiều với quê hương

Tiếng Việt- cầu nối con em Việt kiều với quê hương

(VOV) - Đại sứ Trần Trọng Toàn: “Việc dạy tiếng Việt cho con em kiều bào vẫn là mối quan tâm lớn nhất của tôi…”

Đầm ấm Tết Việt trên đất Hàn
Đầm ấm Tết Việt trên đất Hàn

(VOV) - Đối với những người con xa xứ, những ngày Tết lại càng trở nên thiêng liêng và có ý nghĩa hơn bao giờ hết…

Đầm ấm Tết Việt trên đất Hàn

Đầm ấm Tết Việt trên đất Hàn

(VOV) - Đối với những người con xa xứ, những ngày Tết lại càng trở nên thiêng liêng và có ý nghĩa hơn bao giờ hết…

Các Giáo sư thành danh ở nước ngoài nhớ Tết quê nhà
Các Giáo sư thành danh ở nước ngoài nhớ Tết quê nhà

(VOV) - Dù thành danh trên đất khách, nhưng những Giáo sư mà chúng tôi đã gặp, luôn đau đáu hướng về Tổ quốc…

Các Giáo sư thành danh ở nước ngoài nhớ Tết quê nhà

Các Giáo sư thành danh ở nước ngoài nhớ Tết quê nhà

(VOV) - Dù thành danh trên đất khách, nhưng những Giáo sư mà chúng tôi đã gặp, luôn đau đáu hướng về Tổ quốc…

Tết này, da diết nhớ quê xa…
Tết này, da diết nhớ quê xa…

(VOV) - Với nhiều người lao động Việt Nam xa xứ, mong ước được ăn Tết với người thân ở quê nhà lại quá xa vời…

Tết này, da diết nhớ quê xa…

Tết này, da diết nhớ quê xa…

(VOV) - Với nhiều người lao động Việt Nam xa xứ, mong ước được ăn Tết với người thân ở quê nhà lại quá xa vời…

Hơn 2/3 số cô dâu Việt tại Hàn sống hạnh phúc
Hơn 2/3 số cô dâu Việt tại Hàn sống hạnh phúc

(VOV) - Tuy vậy, theo Chủ tịch Hội người Việt Nam tại Hàn Quốc, cuộc sống ở đây không phải toàn màu hồng, mà có cả mặt trái, mặt phải...

Hơn 2/3 số cô dâu Việt tại Hàn sống hạnh phúc

Hơn 2/3 số cô dâu Việt tại Hàn sống hạnh phúc

(VOV) - Tuy vậy, theo Chủ tịch Hội người Việt Nam tại Hàn Quốc, cuộc sống ở đây không phải toàn màu hồng, mà có cả mặt trái, mặt phải...

Lời chúc Tết của Đại sứ Việt và độc giả VOV online
Lời chúc Tết của Đại sứ Việt và độc giả VOV online

(VOV) - Đại sứ Việt Nam tại Hàn Quốc Trần Trọng Toàn và nhiều độc giả VOV online gửi lời chúc Tết nhân dịp năm mới 2013...

Lời chúc Tết của Đại sứ Việt và độc giả VOV online

Lời chúc Tết của Đại sứ Việt và độc giả VOV online

(VOV) - Đại sứ Việt Nam tại Hàn Quốc Trần Trọng Toàn và nhiều độc giả VOV online gửi lời chúc Tết nhân dịp năm mới 2013...