Khoảng cách thế hệ trong gia đình: Làm gì để không tạo xung đột?

VOV.VN - Làm thế nào để xung đột thế hệ  không tạo ra hố sâu ngăn cách tình cảm gia đình, đặc biệt là giữa bố mẹ và con cái đang trong độ tuổi “ẩm ương”?

Bố mẹ thường áp đặt

Vẫn biết rằng ông bố, bà mẹ nào cũng mong muốn những điều tốt nhất cho con cái mình. Họ thường dựa vào những trải nghiệm, những va vấp của bản thân để đưa ra lời khuyên, thậm chí là những ép buộc bắt con phải nghe theo định hướng của mình và tin rằng có nghe theo lời mình, con cái mới có được cuộc sống tốt đẹp theo suy nghĩ của họ. Thực tế là có không ít bạn trẻ đã khổ sở với sự áp đặt từ gia đình.

(Ảnh minh họa: KT)

Blogger Nguyễn Văn Đức, tác giả sách Về nhà ăn cơm chia sẻ, Đức đã học Đại học Ngoại thương theo định hướng của bố mẹ nhưng khi ra trường cậu không ham thích công việc kinh doanh mà chỉ mê thiết kế web, làm blogger, viết sách. Cậu đã chọn nghề nghiệp theo sở thích của bản thân trong sự buồn rầu, lo lắng của bố mẹ. Tuy nhiên, qua thời gian Đức đã chứng minh cho cha mẹ thấy rằng, công việc của cậu tiến triển tốt, cuộc sống của cậu rất ổn định và bố mẹ cậu giờ đã hết lòng ủng hộ.

Cô ca sĩ Bùi Lan Hương được mệnh danh là “Nữ hoàng dream pop” cũng từng khổ sở vì sự áp đặt của gia đình. Dù cô rất yêu thích âm nhạc nhưng do bố mẹ không ủng hộ nên Hương thường phải nhịn ăn sáng để có tiền học nhạc.

“Hệ tư tưởng của thế hệ bố mẹ đã tồn tại cả chục năm, nếu đột nhiên muốn bố mẹ thay đổi thì rất bất công cho họ”- bạn Trần Việt Anh.

Khi thi đại học, Hương cũng không dám thi vào trường nhạc mà thi vào Đại học Ngoại thương theo định hướng của gia đình. 2 năm học ở trường Đại học Ngoại thương, Lan Hương nhận ra rằng, cô không thể không thuộc về âm nhạc. Vì thế, Hương đã quyết định bỏ dở trường Ngoại thương để dự thi vào khoa thính phòng/opera - Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Và rồi thành công đã đến với cô sau những nỗ lực không mệt mỏi khẳng định bản thân.

Tuy nhiên, không phải bạn trẻ nào cũng dũng cảm theo đuổi đam mê như blogger Nguyễn Văn Đức và ca sĩ Lan Hương.

Biết bao bạn trẻ đi theo định hướng của gia đình trong sự ấm ức vì không được theo đuổi niềm đam mê. Sự ấm ức ấy khiến họ không còn cởi mở với đấng sinh thành, thậm chí chọn cách sống độc lập để thoát khỏi sự kìm kẹp của gia đình.

Cả hai bên phải cởi mở

Cô Hoàng Ánh - giảng viên trường Đại học Ngoại thương cho biết, ngày trước cô và bố mẹ cũng có bất đồng quan điểm giống như con cái và cô bây giờ. “Sinh con ra ai cũng có sẵn những kế hoạch, định hướng nên khi con đi ngược lại thì cha mẹ thường khó hài lòng. “Cha mẹ không nên lấy quyền của người lớn bắt con nghe theo ý mình nhưng các bạn trẻ cũng không nên muốn gì làm nấy. Tất cả chúng ta hãy có cái nhìn công bằng” - cô Hoàng Ánh nêu quan điểm.

“Giữ lửa” gia đình thời 4.0

VOV.VN -Thiếu vắng những bữa cơm ấm cúng quây quần đầy đủ các thành viên trong gia đình là lý do khiến mối quan hệ gia đình trẻ ngày càng lỏng lẻo.

Là một du học sinh từng theo học ở Phần Lan, bạn Trần Việt Anh (đại diện của cộng đồng Spiderum với 30.000 bạn trẻ Việt) thích cách ứng xử của người phương Tây là bố mẹ không quá can thiệp vào cuộc đời của con cái để họ tự phải chịu trách nhiệm về bản thân. Trong khi đó, người Việt Nam lại quá bao bọc con, không muốn con phải chịu khổ sở thiệt thòi nên thường có tư tưởng áp đặt. “Thế nhưng, nếu biết cách ứng xử thì mối quan hệ giữa bố mẹ - con cái của chúng ta lại gần gũi, khăng khít hơn” - Việt Anh nhận xét.

“Chúng ta đều thương những người không còn bố mẹ, nhưng tại sao lại không thương bố mẹ mình? Nhiều bạn trẻ đòi cha mẹ cho đi du học mặc dù điều kiện kinh tế gia đình không cho phép. Nếu con cái không tự chứng minh được năng lực của bản thân thì không nên đòi hỏi. Người trẻ thường mong người khác trả tiền cho ước mơ của mình - đó là điều phi lý”- cô Hoàng Ánh - giảng viên trường Đại học Ngoại thương.

Làm bạn với con đó là cách chị Vân Anh - Giám đốc Giáo dục British Council Viet Nam áp dụng với 3 cô con gái của mình. Chị Vân Anh chia sẻ, ban đầu, chị khá áp đặt con, vì không muốn con phạm phải những lỗi lầm, những vấp ngã như chị đã từng trải qua.

Tuy nhiên, chị đã nhận ra áp đặt sẽ đẩy các con xa mình. Vì thế, chị vẫn để các con tự trải nghiệm và chị kể cho các con nghe câu chuyện của mình để các con tự rút ra bài học cho bản thân. Bên cạnh đó, chị luôn lắng nghe, chia sẻ với con những điều dù là nhỏ nhặt từ cuộc sống, chuyện trường, chuyện lớp… khiến con chị tin tưởng và chia sẻ với chị những khó khăn mà chúng gặp phải.

“Tôi sẵn sàng lùi một bước trong các cuộc tranh luận với con cái để giảm bớt vai trò của người mẹ, cố gắng trở thành người bạn của con mình”, chị Hoàng Vân Anh nói./.


Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Gia đình có hạnh phúc khi phụ nữ là “trụ cột”?
Gia đình có hạnh phúc khi phụ nữ là “trụ cột”?

VOV.VN- Xã hội phát triển, ngày càng có nhiều phụ nữ thành đạt, giữ vai trò “trụ cột” trong gia đình. Vậy, vợ chồng phải làm gì để giữ hạnh phúc?

Gia đình có hạnh phúc khi phụ nữ là “trụ cột”?

Gia đình có hạnh phúc khi phụ nữ là “trụ cột”?

VOV.VN- Xã hội phát triển, ngày càng có nhiều phụ nữ thành đạt, giữ vai trò “trụ cột” trong gia đình. Vậy, vợ chồng phải làm gì để giữ hạnh phúc?

“Giữ lửa” gia đình thời 4.0
“Giữ lửa” gia đình thời 4.0

VOV.VN -Thiếu vắng những bữa cơm ấm cúng quây quần đầy đủ các thành viên trong gia đình là lý do khiến mối quan hệ gia đình trẻ ngày càng lỏng lẻo. 

“Giữ lửa” gia đình thời 4.0

“Giữ lửa” gia đình thời 4.0

VOV.VN -Thiếu vắng những bữa cơm ấm cúng quây quần đầy đủ các thành viên trong gia đình là lý do khiến mối quan hệ gia đình trẻ ngày càng lỏng lẻo.