Sức sống mới đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải

VOV.VN -Vùng “đất chết” ở đôi bờ Hiền Lương khi đất nước bị chia cắt ngày nào nay đã hồi sinh.

Sau Hiệp định Geneva 1954, sông Bến Hải nằm trên vĩ tuyến 17, tỉnh Quảng Trị trở thành ranh giới chia cắt đất nước. Suốt hơn 20 năm, đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải như “nhân chứng lịch sử”, mang trên mình nỗi đau chia cắt đất nước và khát vọng thống nhất non sông của dân tộc. Kỷ niệm 60 năm Ngày ký kết Hiệp định Geneva (20/7/1954 - 20/7/2014),  là dịp  người dân  Việt Nam nhớ về  địa danh một thời bi tráng. Vùng “đất chết” ở đôi bờ Hiền Lương ngày nào nay đã hồi sinh.

Cầu Hiền Lương những năm tạm  thời chia cắt 2 miền Nam-Bắc

Gần 40 năm sau ngày đất nước thống nhất, đôi bờ giới tuyến một thời đạn lửa đã đổi thay, nhưng ký ức năm tháng bi tráng không phai mờ trong ông Trần Công Hai, nguyên cán bộ chủ chốt ở xã Vĩnh Sơn, huyện Vinh Linh. Một phần bờ Nam sông Bến Hải vốn là một làng trong xã Vĩnh Sơn. Tình cảm bà con gắn bó, thân thuộc.

Hiệp định Geneva tháng 7/1954 chia cắt 2 miền Nam Bắc, từ đây, một cuộc chia ly kéo dài suốt hơn 20 năm của bà con 2 bờ sông Tuyến. Nhiều gia đình rơi vào hoàn cảnh éo le: cha là bộ đội miền Bắc, con đi lính miền Nam; anh theo cách mạng là liệt sĩ;  em tử trận ở bên kia chiến tuyến. Chỉ cách một con sông mà bà con không được gặp nhau.

Ông Trần Công Hai nhớ lại: “Ban đầu tương đối bình thường nhưng đến năm 1955 trở đi, tình hình rất căng thẳng. Tình cảm giữa 2 bờ có một sự xót xa ở trong lòng. Việc gặp gỡ nhau đứng 2 bên bờ cùng không nói chuyện với nhau được. Đặc là ngày 22/5/1967, chúng tôi có 900 nốc nhà, chỉ qua một ngày địch huỷ diệt chỉ còn 5 cái”.

Đôi bờ Hiền Lương- Bến Hải phải trải qua hơn 20 năm đau thương, binh lửa, chia cắt. Vùng dân ca ngọt ngào Tùng Luật, Vĩnh Linh ngập chìm trong khói lửa B52 của đế quốc Mỹ, dải đất Gio Linh bên bờ Nam Bến Hải hiền hòa trở thành vành đai trắng rợn người. Dọc đôi bờ Hiền Lương, những di tích của đồn cảnh sát vũ trang Hiền Lương, Cửa Tùng bên bờ Bắc, đồn cảnh sát Xuân Hòa và Cát Sơn phía bờ Nam; cầu Hiền  Lương nối Cụm di tích đôi bờ Hiền Lương còn được bảo tồn khắc họa rõ nét về một thời đau thương của hai bờ Nam - Bắc.

Bây giờ, cuộc sống người dân dọc Vĩ tuyến 17, đôi bờ Hiền Lương đã đổi thay. Đi dọc bờ sông Bến Hải, qua các xã Vĩnh Sơn, Vĩnh Thành, Vĩnh Giang, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị là vùng nuôi tôm trù phú. Đêm đêm, dưới ánh đèn điện, nước tung bọt trắng xoá từ những máy sục khí quay đều ở hồ nuôi tôm. Bà con tính chuyện làm giàu. Ngược lên vùng gò đồi phía thượng nguồn Bến Hải là những nông trường cao su, hồ tiêu xanh mướt. Chỉ riêng cây cao su đóng góp một nửa tổng thu ngân sách toàn huyện Vĩnh Linh, góp phần quan trọng cho huyện này trở thành Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới”.

Ông Nguyễn Văn Lường, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Linh cho biết: “Sau hoà bình lập lại, đời sống nhân dân hết sức vất vả. Nhưng năm gần đây kinh tế, đời sống nhân dân có thay đổi. Ngoài nuôi tôm, tập trung trồng cây lâm nghiệp và cao su. Đây là một nguồn thu nhập tương đối bền vững cho bà con của xã”.

Bờ Nam sông Bến Hải giờ là vựa lúa của huyện Gio Linh. Với lợi thế có 2 cửa lạch quan trọng là Cửa Việt và Cửa Tùng, Gio Linh còn là trọng điểm về nghề khai thác đánh bắt thủy sản, chiếm 2/3 sản lượng khai thác của tỉnh Quảng Trị.

Ông Lê Quang Chiến, Bí thư Huyện ủy Gio Linh cho biết: “Chúng tôi tập trung chỉ đạo hỗ trợ cho bà con 2 xã Trung Sơn, Trung Hải ở Nam cầu Hiền Lương phát triển kinh tế xã hội nhất là xây dựng nông thôn mới. nổ lực cùng chung tay góp sức đưa cụm  di tích này phát triển xứng tầm với vai trò, vị thế lịch sử của nó”.

Nhân dịp kỷ niệm 39 năm ngày thống nhất non sông, người dân đôi bờ Hiền Lương, Bến Hải đón nhận niềm vui khi được Chính phủ công nhận di tích lịch sử quốc gia đặc biệt đối với  Cụm di tích đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải và Thành Cổ Quảng Trị. Đây là cơ hội để tỉnh Quảng Trị tiếp tục đầu tư, tôn tạo cụm di tích, gắn với phát triển du lịch, dịch vụ, góp phần phát triển kinh tế xã hội ở đôi bờ Hiền Lương- Bến Hải./.

Một số hình ảnh Hiền Lương - Bến Hải hôm nay:

Sơn lại 2 màu cầu Hiền Lương

Lễ thượng cờ thống nhất non sông
Nhiều đoàn cựu chiến binh về thăm di tích lịch sử đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải
Cây cao su giúp người dân Vĩnh Linh làm giàu
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hiệp định Geneva: Biến chết chóc thành sự sống mới
Hiệp định Geneva: Biến chết chóc thành sự sống mới

VOV.VN - Có một thế hệ người mới có dòng máu Việt-Nhật sinh ra từ trước và sau Hiệp định Geneva.

Hiệp định Geneva: Biến chết chóc thành sự sống mới

Hiệp định Geneva: Biến chết chóc thành sự sống mới

VOV.VN - Có một thế hệ người mới có dòng máu Việt-Nhật sinh ra từ trước và sau Hiệp định Geneva.

Hiệp định Geneva: Yếu tố quốc tế có lợi cho Việt Nam
Hiệp định Geneva: Yếu tố quốc tế có lợi cho Việt Nam

VOV.VN - Có nhà nghiên cứu cho rằng cuộc chiến tranh Đông Dương đã “lồng vào cuộc xung đột toàn cầu giữa phương Đông và phương Tây”.

Hiệp định Geneva: Yếu tố quốc tế có lợi cho Việt Nam

Hiệp định Geneva: Yếu tố quốc tế có lợi cho Việt Nam

VOV.VN - Có nhà nghiên cứu cho rằng cuộc chiến tranh Đông Dương đã “lồng vào cuộc xung đột toàn cầu giữa phương Đông và phương Tây”.

Chuyên gia lịch sử quân sự Pháp phân tích Hiệp định Geneva
Chuyên gia lịch sử quân sự Pháp phân tích Hiệp định Geneva

VOV.VN - "Việt Nam đã áp dụng khéo léo chiến lược kết hợp chính trị - ngoại giao và quân sự để đạt đến thành công là ký kết Hiệp định Geneva".

Chuyên gia lịch sử quân sự Pháp phân tích Hiệp định Geneva

Chuyên gia lịch sử quân sự Pháp phân tích Hiệp định Geneva

VOV.VN - "Việt Nam đã áp dụng khéo léo chiến lược kết hợp chính trị - ngoại giao và quân sự để đạt đến thành công là ký kết Hiệp định Geneva".

Không gian văn hóa Việt Nam giữa lòng Geneve
Không gian văn hóa Việt Nam giữa lòng Geneve

VOV.VN  - Một không gian giới thiệu với bạn bè về Việt Nam năng động, phát triển và đậm đà văn hóa truyền thống.

Không gian văn hóa Việt Nam giữa lòng Geneve

Không gian văn hóa Việt Nam giữa lòng Geneve

VOV.VN  - Một không gian giới thiệu với bạn bè về Việt Nam năng động, phát triển và đậm đà văn hóa truyền thống.

Hiệp định Geneva: Sự công nhận quốc tế về luật pháp với Việt Nam
Hiệp định Geneva: Sự công nhận quốc tế về luật pháp với Việt Nam

VOV.VN -Hiệp định Geneva, ký ngày 20/7/1954, mở ra một chương mới trong cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam vì tự do và thống nhất đất nước.

Hiệp định Geneva: Sự công nhận quốc tế về luật pháp với Việt Nam

Hiệp định Geneva: Sự công nhận quốc tế về luật pháp với Việt Nam

VOV.VN -Hiệp định Geneva, ký ngày 20/7/1954, mở ra một chương mới trong cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam vì tự do và thống nhất đất nước.