Tuyên Quang: Bất ngờ với những lớp học vùng cao

VOV.VN - Tuyên Quang là một trong số ít các tỉnh miền núi đã hoàn thành mục tiêu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi.

Phổ cập giáo dục ở vùng cao, vùng sâu luôn là bài toán khó. Tình trạng học sinh đến tuổi không đi học, hoặc đi rồi bỏ vẫn thường xuyên xảy ra. Do địa bàn xa xôi, ở nhiều tỉnh, các thầy cô phải đến tận nhà vận động các em đến trường. Rồi những bữa ăn vô cùng đạm bạc đã khiến phong trào quyên góp bữa ăn cho trẻ vùng cao được nhiều người ở miền xuôi hưởng ứng.

Vậy nhưng, ở một tỉnh miền núi như Tuyên Quang, trong chuyến công tác vừa qua, chúng tôi đã rất bất ngờ với việc gần như 100% học sinh mầm non đã được học trong những lớp bán trú sạch sẽ, bữa ăn giàu dinh dưỡng. Bất ngờ hơn khi chính người dân các xã, các bản tự nguyện góp gạo, góp trứng, góp củi, góp chăn để con em mình có một sự khởi đầu tốt đẹp. Tìm hiểu thì được biết, Tuyên Quang là một trong số ít các tỉnh miền núi đã hoàn thành mục tiêu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, trước 2 năm so với kế hoạch.

Trường mầm non Tân Thịnh nằm trên một quả đồi

Lớp học khang trang, sạch sẽ, nền gạch hoa sáng bóng, nhà vệ sinh khép kín, đồ chơi, tranh vẽ, đồ dùng học tập do các cô giáo tự làm, khuôn viên trường rợp mát với vườn hoa, cây cảnh, khu vui chơi vận động của trẻ ngoài trời… Quang cảnh các lớp học ở điểm trường mầm non xã Tân Thịnh và trường mầm non xã Nhân Lý thuộc huyện vùng cao Chiêm Hóa, nơi cách trung tâm thành phố Tuyên Quang khoảng 90 km, không khác một lớp học ở bất cứ phố thị nào.

Ở đây, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm đến 60%. Được hưởng những thành quả này, trẻ mầm non và giáo viên đều hết sức phấn khởi. Bé Ma Thị Thương, lớp mẫu giáo 5 tuổi ở trường mầm non Tân Thịnh kể cho chúng tôi bằng tiếng Kinh khá rành rõi:“Con được học bài, vẽ tranh, kể chuyện và tô màu, học chữ. Con thích học chữ, học số, chữ A, chữ Á, chữ Â, chữ B”.

Theo cô Bùi Thị Loan - giáo viên trường mầm non xã Tân Thịnh, các cháu không chỉ học trong lớp mà còn được tham gia các hoạt động ngoài trời với những đồ chơi phong phú như cầu trượt, đu quay. Đồng thời, nhà trường cũng có những góc để các cháu hoạt động, vui chơi, tham quan các bồn hoa cây cảnh. Có như vậy, các cháu mới phát triển được trí tuệ và kỹ năng nhận thức.

Cô Loan nói: “Nhìn các cháu học và chơi, nhiều khi tôi cứ trào nước mắt vì mình có một cơ sở vật chất tốt như vậy cho các cháu.”

Tình trạng không bố trí được lớp học bán trú khiến bố mẹ phải sáng đưa con đi, trưa tất bật từ nương rẫy đến trường đón con về cho ăn, chiều lại mang con đến lớp, mất rất nhiều thời gian. Đó cũng là nguyên nhân khiến nhiều gia đình không cho trẻ tới lớp.

Phòng học sạch sẽ, khang trang

Vấn đề nan giải này đã được các địa phương ở Tuyên Quang giải quyết khi huy động được các đoàn thể vào cuộc. Đoàn thanh niên tham gia ủng hộ củi, phụ nữ ủng hộ trứng, hội nông dân tham gia ngày công, vật liệu xây dựng khuôn viên trường lớp… doanh nghiệp hỗ trợ chăn, phụ huynh chỉ phải đóng thêm từ 8.000 – 10.000 đồng tiền thức ăn mỗi ngày, vậy là các em học sinh đã có bữa trưa ấm bụng.

Đón cháu ở nhà trẻ xã Tân Thịnh, ông Hạ Phúc Lân, người dân thôn Quang Minh cho biết:“ Mình phải tham gia đóng góp để nhà trường có cái mà trang trải. Chúng tôi là phụ huynh, đến hôm nay, thấy đồng tiền do dân đóng góp được sử dụng đúng mục đích. Đồ chơi, các thứ cho các cháu nói chung là có đầy đủ hết rồi”.

Do điều kiện tự nhiên, giao thông còn nhiều khó khăn và việc cư trú phân tán của đồng bào dân tộc, nhiều xã ở Tuyên Quang có tới 3, 4 điểm trường mầm non, có những điểm trường cách xa nhau tới gần 10km, thậm chí mỗi điểm trường chưa đầy 10 cháu, nhưng trường vẫn duy trì học bán trú.

Cô Nguyễn Thị Thu Hương, Hiệu trưởng trường mầm non xã Nhân Lý, huyện Chiêm Hóa cho biết: “Trường chúng tôi có 5 điểm trường. Chỉ có 2 điểm trường được tập trung nhất, mỗi điểm có 4 lớp, còn lại có 3 điểm trường chỉ có 1 lớp học sinh từ 3 đến 5 tuổi. Tất cả các điểm trường đều tổ chức cho học sinh học 2 buổi trên ngày 100% và ăn bán trú”.

Chỉ trong vòng 1 năm, thông qua đóng góp của các tầng lớp xã hội, huyện Chiêm Hóa đã xây dựng được 99 phòng học khang trang, bằng gần 1/3 số phòng học mới trên toàn tỉnh. Ông Ma Quang Hiếu, Trưởng phòng Giáo dục huyện Chiêm Hóa kể: Bản thân ông cũng rất bất ngờ khi được người dân ủng hộ bằng các hoạt động xã hội hóa.

Rất đông học sinh theo học tại các lớp mầm non

“Chúng tôi có 24 đơn vị xã, thị trấn. Tất cả các xã đều tổ chức được đêm văn nghệ “Thắp sáng ước mơ”, thu hút được rất nhiều người dân tham gia. Qua đó vừa tuyên truyền Nghị quyết 36 của tỉnh về phổ cập mầm non, nhưng vừa kêu gọi nhân dân ủng hộ. Những buổi văn nghệ không bán vé nhưng người đến rất đông. Người nhiều thì ủng hộ 1 - 2 triệu, ít thì 200.000 - 300.000 đồng, thậm chí 50.000 đồng. Tất nhiên, tất cả các buổi văn nghệ đó, lãnh đạo huyện phải tham gia đầy đủ và là những người đầu tiên quyên góp. Có xã, chỉ sau khoảng 2 tiếng buổi tối, đã thu được 150 triệu. Với một huyện miền núi, chúng tôi rất cảm động khi nhận được những tấm lòng hảo tâm như vậy, đặc biệt là các doanh nghiệp đóng trên địa bàn” - ông Ma Quang Hiếu cho biết.

Bằng sự nỗ lực đồng lòng của chính quyền nhân dân, đến tháng 6/2013, cả 141 xã phường, thị trấn trên toàn tỉnh Tuyên Quang đều đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Từ năm 2011 đến năm 2013, tổng chi cho giáo dục mầm non của Tuyên Quang là trên 1.000 tỷ đồng, trong đó, huy động từ nguồn xã hội hóa là gần 60 tỷ đồng.

Bà Vũ Thị Bích Việt, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang, Trưởng ban chỉ đạo phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi cho biết: “Nếu không có sự xã hội hóa tốt, thì có lẽ sự nghiệp giáo dục mầm non khó có thể làm được như những năm vừa qua. Sự xã hội hóa, sự vào cuộc của người dân để thực hiện tốt nhiệm vụ này. Người dân sẵn sàng hiến đất, kể cả ở thành phố Tuyên Quang là nơi đất rất có giá nhưng vẫn có những người hiến đến vài trăm mét đất để xây dựng các điểm trường mầm non. Người dân hiểu được tầm quan trọng của việc đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh, đào tạo từ khi các cháu còn là trẻ mầm non”.

Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi luôn có ý nghĩa quan trọng, đặc biệt với một tỉnh miền núi như Tuyên Quang, nơi hơn một nửa dân số là đồng bào các dân tộc ít người. Cho trẻ một sự khởi đầu tốt đẹp – đó là mong muốn của hầu hết người dân Tuyên Quang, chứ không chỉ là quyết tâm chính trị của lãnh đạo tỉnh./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nhớ vùng cao chân chất, thật thà
Nhớ vùng cao chân chất, thật thà

VOV.VN - Với phóng viên Thanh Nga, dù vất vả, nhưng 1, 2 tháng không đi công tác là cảm thấy nhớ núi, nhớ người vùng cao.

Nhớ vùng cao chân chất, thật thà

Nhớ vùng cao chân chất, thật thà

VOV.VN - Với phóng viên Thanh Nga, dù vất vả, nhưng 1, 2 tháng không đi công tác là cảm thấy nhớ núi, nhớ người vùng cao.

Chung tay xây trường cho trẻ vùng cao Trung Lý
Chung tay xây trường cho trẻ vùng cao Trung Lý

VOV.VN -Hàng nghìn viên gạch, hàng chục tấn xi măng và khối cát được gùi trên lưng đồng bào bản Táo để lên với công trình nhà bán trú. 

Chung tay xây trường cho trẻ vùng cao Trung Lý

Chung tay xây trường cho trẻ vùng cao Trung Lý

VOV.VN -Hàng nghìn viên gạch, hàng chục tấn xi măng và khối cát được gùi trên lưng đồng bào bản Táo để lên với công trình nhà bán trú. 

Học trò vùng cao Hoàng Su Phì gian nan "bám" lớp
Học trò vùng cao Hoàng Su Phì gian nan "bám" lớp

VOV.VN -Chứng kiến cảnh gần 30 em chen chúc trong căn phòng tạm chưa đầy 20m2, không ai là không chạnh lòng.

Học trò vùng cao Hoàng Su Phì gian nan "bám" lớp

Học trò vùng cao Hoàng Su Phì gian nan "bám" lớp

VOV.VN -Chứng kiến cảnh gần 30 em chen chúc trong căn phòng tạm chưa đầy 20m2, không ai là không chạnh lòng.

Giáo dục vùng cao: Nỗ lực duy trì sĩ số học sinh
Giáo dục vùng cao: Nỗ lực duy trì sĩ số học sinh

VOV.VN -Nhiều trường học ở vùng cao trước khi nghĩ tới việc nâng cao chất lượng giáo dục lại nghĩ tới việc duy trì sĩ số...

Giáo dục vùng cao: Nỗ lực duy trì sĩ số học sinh

Giáo dục vùng cao: Nỗ lực duy trì sĩ số học sinh

VOV.VN -Nhiều trường học ở vùng cao trước khi nghĩ tới việc nâng cao chất lượng giáo dục lại nghĩ tới việc duy trì sĩ số...

Nhọc nhằn dạy chữ cho trẻ em vùng cao Tuyên Quang
Nhọc nhằn dạy chữ cho trẻ em vùng cao Tuyên Quang

VOV.VN - Những người giáo viên ở vùng cao đã vượt lên mọi khó khăn để gieo mầm cho biết bao thế hệ học trò miền núi.

Nhọc nhằn dạy chữ cho trẻ em vùng cao Tuyên Quang

Nhọc nhằn dạy chữ cho trẻ em vùng cao Tuyên Quang

VOV.VN - Những người giáo viên ở vùng cao đã vượt lên mọi khó khăn để gieo mầm cho biết bao thế hệ học trò miền núi.

Hỗ trợ 10 tháng lương cho trí thức trẻ công tác ở vùng cao
Hỗ trợ 10 tháng lương cho trí thức trẻ công tác ở vùng cao

VOV.VN -Ngân sách địa phương cũng sẽ thanh toán cho đội viên tiền tàu xe đi và về thăm gia đình khi nghỉ hàng năm, nghỉ ngày lễ, tết...

Hỗ trợ 10 tháng lương cho trí thức trẻ công tác ở vùng cao

Hỗ trợ 10 tháng lương cho trí thức trẻ công tác ở vùng cao

VOV.VN -Ngân sách địa phương cũng sẽ thanh toán cho đội viên tiền tàu xe đi và về thăm gia đình khi nghỉ hàng năm, nghỉ ngày lễ, tết...

Những ánh nhìn trong veo của trẻ em vùng cao
Những ánh nhìn trong veo của trẻ em vùng cao

VOV.VN - Gương mặt thơ ngây, đặc biệt là đôi mắt hút hồn của những đứa trẻ vùng cao mang một vẻ đẹp tự nhiên, vô cùng trong sáng.

Những ánh nhìn trong veo của trẻ em vùng cao

Những ánh nhìn trong veo của trẻ em vùng cao

VOV.VN - Gương mặt thơ ngây, đặc biệt là đôi mắt hút hồn của những đứa trẻ vùng cao mang một vẻ đẹp tự nhiên, vô cùng trong sáng.