Nhọc nhằn dạy chữ cho trẻ em vùng cao Tuyên Quang

VOV.VN - Những người giáo viên ở vùng cao đã vượt lên mọi khó khăn để gieo mầm cho biết bao thế hệ học trò miền núi.

Những ngày giữa tháng 11 này, phóng viên VOV đến Trường trung học cơ sở Năng Khả, thuộc xã Năng Khả, huyện Na Hang, Tuyên Quang. Trường có 9 lớp học, từ lớp 6 đến lớp 9 với 277 học sinh và  26 thầy, cô giáo.

Đón phóng viên VOV là Thầy giáo Đoàn Quốc Ân, quê ở Hưng Yên, 38 tuổi nhưng đã có hơn 12 năm gắn bó với ngôi trường vùng cao này.

Thầy Đoàn Quốc Ân chia sẻ, những ngày đầu khi mới nhận công tác, khó khăn về cơ sở vật chất, khác biệt về ngôn ngữ và điều kiện đi lại quá khó khăn cũng có lúc làm nao lòng thầy giáo trẻ.

Hơn 10 em học sinh ở một phòng bán trú tại trường THCS Năng Khả

Song chứng kiến những trẻ em nghèo vì mong muốn được đi học biết “con chữ”, phải đi bộ hàng chục cây số trên những đôi chân trần dù nắng hay mưa vẫn đều đặn đến lớp đã để lại những ấn tượng sâu sắc trong tâm trí thầy giáo trẻ miền xuôi, thôi thúc thầy cần phải vượt qua khó khăn.

Thầy Ân cho biết: “Khi đi, tôi tưởng sau 1 thời gian có cơ hội xin về quê công tác để gần gia đình. Nhưng qua thời gian tiếp xúc với các em, tôi thấy ở các em nhiều điểm đáng yêu, chân thật và hiếu học. Mặc dù, trình độ chưa được như học sinh ở dưới miền xuôi nhưng nhiều em rất chăm học”.  

Vì quãng đường từ nhà đến trường của đa số học sinh rất xa, các em đi lại quá vất vả nên chuyện học sinh bỏ học là thường, khi đó không còn cách nào khác chính các thầy giáo, cô giáo lại đi thuyết phục các em trở lại lớp. Đi bộ 15-20km, vài giờ đồng hồ tới nhà, lên tận nơi động viên gia đình và dỗ dành các em trở lại trường.

Cô giáo Đặng Thái Hằng tâm sự: “Đời sống thiếu thốn, xa chợ, đồng bào nhiều dân tộc thiểu số, mình không biết tiếng dân tộc, đến nhà dân trao đổi về học tập của các em rất khó khăn. Có những học sinh cha mẹ bắt con ở nhà chơi hơn 1 tuần, cô giáo đến nhà hỏi thì họ bảo rằng đó là phong tục của dân tộc, những ngày này không cho con cái đi làm, hay đi học. Sau khi vận động, một số gia đình cũng cho con tiếp tục đi học nhưng một số gia đình không nghe. Các cháu đời sống vật chất cũng khó khăn. Nhà mình trong huyện nhiều khi mang cơm thì mang nhiều lên, để chia sẻ cho các em, hỗ trợ phần nào cho các em”.

Cô giáo Phạm Thị Hà, 37 tuổi và có hơn 13 năm gắn với các ngôi trường vùng cao, chia sẻ: “Trong những ngày giá rét mùa đông thì vùng cao luôn phủ kín trong sương mù buốt giá, thế nhưng học sinh vẫn đi chân trần và có ít quần áo để mặc ấm khi đi học. Thương các em học sinh, nên cứ mỗi khi mùa đông về, các thầy giáo, cô giáo lại về nhà mình quyên góp quần áo cũ của người thân để đem lên cho các em dùng”.

Để bổ sung kiến thức truyền đạt cho học sinh, cô giáo Phạm Thị Hà thường xuyên cập nhật thông tin mới 

Có những khi, nhìn những suất ăn đạm bạc của các em chỉ có rau và muối, các thầy giáo, cô giáo không cầm lòng được, lại gọi các em vào ăn cùng dù rằng bữa cơm của các thầy, cô giáo cũng chẳng tươm tất hơn bao nhiêu. Trăn trở nâng cao chất lượng dạy học cho các em, trong khi có nhiều em lại thiếu sách vở, nên dù đồng lương còn ít ỏi nhưng các thầy giáo, cô giáo vẫn dành một phần nhỏ để mua sách vở và đồ dùng học tập cho học sinh.

Cô giáo Phạm Thị Hà cho biết: “Trường phát động phong trào lá lành đùm lá rách, hay phong trào đỡ đầu cho các em khó khăn, như tôi là đỡ đầu cho 1- 2 em học sinh giúp đỡ vật chất, tinh thần, quần áo, đồ dùng học tập. Các em có nguy cơ bỏ học thì chúng tôi kết hợp đến tận gia đình, động viên bằng vật chất, bằng tinh thần nữa. Nên thời gian qua, tỷ lệ học sinh bỏ học cũng đã giảm rất nhiều”.

Cô giáo Nguyễn Thị Nhẫn, Phó hiệu trưởng Trường THCS Năng Khả cho biết, cuộc sống và việc dạy học của giáo viên bây giờ đã được cải thiện nhiều. Được sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang và Sở Giáo dục và Đào tạo, Trường đã được xây dựng khang trang hơn và có một khu ở bán trú, dành cho hơn 140 các em học sinh nhà xa ở lại. Tuy nhiên, Trường vẫn chưa được công nhận là trường bán trú nên sự hỗ trợ cho các em ăn bán trú còn ít, các em phải tự nấu nướng nên khá vất vả.

Cô Nhẫn cũng nói thêm: “Từ thôn xa nhất là thôn Nà Trác đi đến trung tâm xã đã là 15-20 km, đến được nhà các em thì phải khoảng 10-15 km nữa. Mùa mưa, đường đi rất khó khăn. Có em thứ 7 tự đi xe đạp về nhà lấy đồ ăn, có em ở xa quá bố mẹ mang thức ăn ra cho. Nhà trường cũng rất mong Nhà nước quan tâm sớm công nhận nhà trường bán trú thì chế độ cho các em sẽ đảm bảo hơn, các em sẽ học tập tốt hơn. Bây giờ ngày ngày bố mẹ phải đi chợ, mang đến cho con em mình hay làm sẵn ở nhà mang đi ăn cả tuần”.

Cô Nguyễn Thị Nhẫn, Phó hiệu trưởng Trường THCS Năng Khả

Dạy học ở vùng cao còn nhiều khó khăn như thế, nhưng bù lại các thầy cô nhận được những tình cảm yêu mến đặc biệt của người dân. Năm nào cũng vậy, đến ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, học sinh và phụ huynh cũng đến chúc mừng, dù rằng những bó hoa có thể chỉ là những bông hoa giấy, hoa dại ngắt từ vườn nhà, hay một món quà nhỏ giản dị là sản vật đồng quê như nải chuối hay mấy bắp ngô nhưng cũng đủ làm ấm lòng những người gieo chữ ở vùng cao./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

30 thầy cô giáo được trao giải thưởng Võ Trường Toản
30 thầy cô giáo được trao giải thưởng Võ Trường Toản

VOV.VN -Đây là những nhà giáo có thành tích giảng dạy xuất sắc, đóng góp tích cực cho ngành giáo dục thành phố, được đồng nghiệp tín nhiệm...

30 thầy cô giáo được trao giải thưởng Võ Trường Toản

30 thầy cô giáo được trao giải thưởng Võ Trường Toản

VOV.VN -Đây là những nhà giáo có thành tích giảng dạy xuất sắc, đóng góp tích cực cho ngành giáo dục thành phố, được đồng nghiệp tín nhiệm...

“Thầy cô băn khoăn khi thí sinh mang máy ghi âm, ghi hình”
“Thầy cô băn khoăn khi thí sinh mang máy ghi âm, ghi hình”

(VOV) -Không có danh mục thiết bị cũng như hạn chế về kiến thức công nghệ khiến các giáo viên lúng túng trong kiểm soát.

“Thầy cô băn khoăn khi thí sinh mang máy ghi âm, ghi hình”

“Thầy cô băn khoăn khi thí sinh mang máy ghi âm, ghi hình”

(VOV) -Không có danh mục thiết bị cũng như hạn chế về kiến thức công nghệ khiến các giáo viên lúng túng trong kiểm soát.

Học sinh “chấm điểm” thầy cô: Đổi mới tư duy giáo dục
Học sinh “chấm điểm” thầy cô: Đổi mới tư duy giáo dục

VOV.VN -Trong bối cảnh hiện nay, có thể coi việc tạo điều kiện để học sinh nhận xét, đánh giá giáo viên là việc làm cần thiết…

Học sinh “chấm điểm” thầy cô: Đổi mới tư duy giáo dục

Học sinh “chấm điểm” thầy cô: Đổi mới tư duy giáo dục

VOV.VN -Trong bối cảnh hiện nay, có thể coi việc tạo điều kiện để học sinh nhận xét, đánh giá giáo viên là việc làm cần thiết…

Bộ trưởng GD-ĐT chúc mừng thầy cô giáo ngày 20/11
Bộ trưởng GD-ĐT chúc mừng thầy cô giáo ngày 20/11

GVOV.VN - Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Bộ trưởng GD-ĐT Phạm Vũ Luận gửi lời chúc đến các thầy giáo, cô giáo, cán bộ công chức ngành GD

Bộ trưởng GD-ĐT chúc mừng thầy cô giáo ngày 20/11

Bộ trưởng GD-ĐT chúc mừng thầy cô giáo ngày 20/11

GVOV.VN - Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Bộ trưởng GD-ĐT Phạm Vũ Luận gửi lời chúc đến các thầy giáo, cô giáo, cán bộ công chức ngành GD

Tặng hoa thầy cô nhân ngày 20/11: Có nên cấm?
Tặng hoa thầy cô nhân ngày 20/11: Có nên cấm?

(VOV) - Những bó hoa tươi thắm đẹp đẽ, đầy ý nghĩa luôn là lời cảm ơn tốt đẹp nhất đến thầy cô nhân ngày 20/11...

Tặng hoa thầy cô nhân ngày 20/11: Có nên cấm?

Tặng hoa thầy cô nhân ngày 20/11: Có nên cấm?

(VOV) - Những bó hoa tươi thắm đẹp đẽ, đầy ý nghĩa luôn là lời cảm ơn tốt đẹp nhất đến thầy cô nhân ngày 20/11...

Những bài ca xúc động về thầy cô và mái trường
Những bài ca xúc động về thầy cô và mái trường

(VOV) - Những giai điệu sâu lắng, xúc động là tình cảm dành cho các thầy cô giáo nhân kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Những bài ca xúc động về thầy cô và mái trường

Những bài ca xúc động về thầy cô và mái trường

(VOV) - Những giai điệu sâu lắng, xúc động là tình cảm dành cho các thầy cô giáo nhân kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Chủ tịch nước: Thầy cô giáo phải có phẩm chất chính trị
Chủ tịch nước: Thầy cô giáo phải có phẩm chất chính trị

VOV.VN - Mỗi thầy cô giáo, cán bộ quản lý giáo dục phải là tấm gương sáng về đạo đức, tự học và sáng tạo, hết lòng vì học sinh thân yêu.

Chủ tịch nước: Thầy cô giáo phải có phẩm chất chính trị

Chủ tịch nước: Thầy cô giáo phải có phẩm chất chính trị

VOV.VN - Mỗi thầy cô giáo, cán bộ quản lý giáo dục phải là tấm gương sáng về đạo đức, tự học và sáng tạo, hết lòng vì học sinh thân yêu.

Thầy cô phải luôn là tấm gương tự hoàn thiện mình
Thầy cô phải luôn là tấm gương tự hoàn thiện mình

VOV.VN -Sứ mệnh cao quý của người thầy là truyền dạy kiến thức, đạo lý cho học trò, giúp học trò trở thành người có nhân cách tốt đẹp....

Thầy cô phải luôn là tấm gương tự hoàn thiện mình

Thầy cô phải luôn là tấm gương tự hoàn thiện mình

VOV.VN -Sứ mệnh cao quý của người thầy là truyền dạy kiến thức, đạo lý cho học trò, giúp học trò trở thành người có nhân cách tốt đẹp....

Nữ sinh xúc phạm thầy cô trên facebook: Cha mẹ em đâu?
Nữ sinh xúc phạm thầy cô trên facebook: Cha mẹ em đâu?

(VOV) - Quan trọng nhất lúc này là cha mẹ em V hãy làm bạn của con, làm cho em nhận thức được những việc mình đã làm...

Nữ sinh xúc phạm thầy cô trên facebook: Cha mẹ em đâu?

Nữ sinh xúc phạm thầy cô trên facebook: Cha mẹ em đâu?

(VOV) - Quan trọng nhất lúc này là cha mẹ em V hãy làm bạn của con, làm cho em nhận thức được những việc mình đã làm...