Làng rau Trà Quế xứng danh "Làng Du lịch tốt nhất"

VOV.VN - Những ngày giáp Tết, rất đông du khách tìm đến làng rau Trà Quế, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam để cùng người nông dân thu hoạch rau cung ứng thị trường Tết. Từ một làng nghề nông nghiệp truyền thống, tháng 11/2024, làng rau này đã được đưa vào danh sách "Làng du lịch tốt nhất" của UN Tourism.

Làng rau Trà Quế được hình thành từ thế kỷ XVI, nằm cách phố cổ Hội An (Quảng Nam) khoảng 3km về hướng Đông Bắc. Làng rau này gần biển, được bao bọc bởi sông Cổ Cò và đầm Trà Quế nên khí hậu ôn hòa, đất đai màu mỡ, thuận lợi cho việc phát triển nghề trồng rau theo phương thức hữu cơ lâu đời.

Những ngày cận Tết, tiết trời se lạnh nhưng không khí lao động ở làng rau Trà Quế càng khẩn trương hơn. Người nông dân cặm cụi chăm sóc từng luống cải xanh, xà lách, hành lá và các loại rau thơm… để kịp bán dịp Tết.

Ông Trang Thanh Hùng, ở tổ 4, thôn Trà Quế có hơn 1.000 m2 đất trồng rau. Nhìn những luống rau xanh mơn mởn, thời tiết thuận lợi, rau tươi tốt, ông Hùng tin rằng vườn rau sẽ mang lại nguồn thu cao hơn năm trước. Ông Hùng đã học nghề trồng rau của cha từ hàng chục năm trước. Để rau xanh tốt, có mùi thơm đặc trưng, ngoài việc lựa chọn giống cây và đảm bảo nguồn nước, phân bón thì cần có thêm sự cần mẫn của người nông dân.

Ông Trang Thanh Hùng chia sẻ, người làng Trà Quế am hiểu đặc thù từng loại rau: “Sau lên làm đất xong, chúng tôi ban bằng mặt dưới rồi bỏ phân vào. Phân này là rong được vớt dưới đầm lên rồi bỏ vào luống bón lót. Đây là phân truyền thống của làng rau Trà Quế. Sau khi lấp rong xuống dưới đất từ 5 đến 6 ngày thì rong sẽ phân huỷ.

Những năm qua thành phố Hội An mở nhiều lớp tập huấn, hướng dẫn người dân tiếp cận thêm kỹ thuật, khoa học về trồng rau. Chúng tôi cũng tham gia các lớp tập huấn về kỹ năng làm hướng dẫn viên du lịch, làm du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp, nông thôn. Thành phố luôn động viên người dân Làng Trà Quế phát triển nông nghiệp gắn với làm du lịch để tạo ra sản phẩm du lịch hấp dẫn”.

Tại làng rau Trà Quế hiện có hơn 200 hộ dân theo nghề trồng rau với diện tích 18 héc ta. Hơn 20 năm trước, thành phố Hội An quy hoạch phát triển du lịch, nhà ở được di dời, ao hồ san lấp tạo thành cánh đồng rau vuông vức, đường đi lối lại thẳng tắp.

Người trồng rau Trà Quế rất hào hứng khi sản xuất nông nghiệp kết hợp làm du lịch. Vẫn là những người nông dân  chân chất nhưng họ đã biết cách kết hợp nghề trồng rau với làm du lịch và bảo vệ môi trường. Mỗi năm, làng Trà Quế thu hút hàng chục ngàn lượt khách tham quan, chủ yếu là du khách quốc tế. Lượng vé tham quan bán được từ 20.000 đến 30.000 vé mỗi năm. Du khách đến đây có nhiều sự lựa chọn về lưu trú từ homestay bình dân cho đến villa phù hợp cho gia đình đông người, với mức giá trung bình khoảng 500.000 đồng/1 đêm phòng.

Chị Dương Thị Ngọc Thanh - chủ nhà hàng Maihome ở xã Cẩm Hà, thành phố Hội An cho biết, khách quốc tế rất chuộng các quán cà phê, nhà hàng với không gian sân vườn thoáng đãng, thích hợp ngồi tận hưởng không gian thanh bình nơi làng quê. “Du khách nào đặt chân đến Hội An đều sẽ tìm đến làng rau Trà Quế vì đây là điểm không thể bỏ qua, các công ty du lịch luôn đưa vào tour khi bán cho du khách. Chính vì vậy tôi chọn nơi đây làm cơ sở nhà hàng để du khách đến trải nghiệm và ăn uống”.

Những ngày trước và sau Tết, làng Trà Quế đón rất nhiều du khách tham quan. Đến đây, du khách cảm nhận được sắc xuân trên những luống rau xanh mướt. Du khách có thể tham gia các lớp họpc nấu ăn và thưởng thức các món ngon từ chính rau tươi hái tại vườn. Ngoài ra, du khách được trải nghiệm công việc của người nông dân, tự tay cuốc đất, vun luống, gieo hạt, chăm sóc rau, tưới gàu sòng….

Dù đã nhiều lần đến Hội An nhưng Tết Ất Tỵ này, bà Ozboyazi (người Singapore) vẫn chọn đến đây đón Tết cổ truyền của Việt Nam. Bà rất thích thú tham gia tour du lịch trải nghiệm làm nông dân: “Đến đây tôi cảm nhận được mùa xuân mới đang đến gần, thời tiết ngày giáp Tết rất đẹp. Tôi được trải nghiệm làm một nông dân thực thụ tại làng rau Trà Quế, rất vui, rất ấn tượng về vùng đất yên bình. Phương pháp trồng rau tại đây rất an toàn và thân thiện với môi trường”.

Giữ vững danh hiệu Làng du lịch tốt nhất

Cuối năm 2024, làng rau Trà Quế được Tổ chức Du lịch Liên Hợp Quốc (UN Tourism) chọn vào danh mục “Làng du lịch tốt nhất” dựa trên các tiêu chí về: Tài nguyên văn hóa và thiên nhiên; thúc đẩy và bảo tồn tài nguyên văn hóa; tính bền vững về kinh tế; tính bền vững về xã hội; tính bền vững về môi trường; phát triển du lịch và tích hợp chuỗi giá trị; quản trị và ưu tiên du lịch; cơ sở hạ tầng và kết nối; sức khỏe, an ninh, an toàn.

Làng rau Trà Quế là điểm đến thứ 3 của Việt Nam được UN Tourism chọn vào danh mục này, sau Làng Thái Hải tại tỉnh Thái Nguyên vào năm 2022, Làng Tân Hóa tại tỉnh Quảng Bình vào năm 2023. Đây là sự ghi nhận những nỗ lực trong việc gìn giữ giá trị văn hóa bản địa, nghề thủ công truyền thống, nếp sinh hoạt lâu đời và sự sáng tạo trong phát triển du lịch - dịch vụ cộng đồng, thể hiện sự thuần hậu, hiếu khách của người dân địa phương.

Ông Nguyễn Văn Sơn - Chủ tịch UBND thành phố Hội An cho rằng, danh hiệu này là cơ hội để làng rau Trà Quế tiếp tục trở thành điểm sáng của du lịch Quảng Nam nói riêng và của Việt Nam nói chung. “Thành phố sẽ đầu tư, xây dựng các quy chế, quy ước để phát huy vai trò của người nông dân tại làng Trà Quế, trao quyền cho người dân để họ có thể tham gia sâu hơn vào việc xây dựng các chính sách trong phát triển rau sạch và phát triển sản phẩm du lịch nông thôn”.

Du lịch nông nghiệp, nông thôn có tiềm năng rất lớn nhưng chưa được phát huy hữu hiệu. Các sản phẩm du lịch nông nghiệp, nông thôn đặc sắc, có thể thu hút du khách, tạo sự đa dạng trong cung ứng dịch vụ của du lịch ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Từ chuyện làm nông để mưu sinh của người nông dân phố Hội, năm 2022, Nghề trồng rau tại làng Trà Quế được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, thuộc loại hình tri thức dân gian, nghề thủ công truyền thống.

Theo bà Sandra Carvao - Giám đốc Thông tin, Thị trường, Chính sách và Năng lực cạnh tranh của UN Tourism, việc được chọn vào danh mục “Làng du lịch tốt nhất” có ý nghĩa quan trọng để làng rau Trà Quế thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam tiếp tục phát triển kinh tế dịch vụ, du lịch nông thôn trên cơ sở bảo tồn và phát huy văn hóa địa phương. “Tôi vô cùng hạnh phúc khi có mặt tại làng rau Trà Quế, trước đó tôi chỉ được nhìn thấy qua ảnh thì bây giờ đã được tận mắt chứng kiến. Làng Trà Quế này mang lại trải nghiệm thú vị và khác biệt hoàn toàn nhiều nơi tôi từng đến. Người dân tại đây sẽ rất tự hào về ngôi làng của mình”.

Ông Nguyễn Văn Hùng - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho rằng phát triển du lịch nông thôn cần dựa trên các vấn đề cốt lõi, đó là luôn đặt lợi ích lâu dài của cộng đồng địa phương lên trước hết; cung cấp các giá trị trải nghiệm đích thực cho du khách; đồng thời phải tôn trọng và bảo tồn các giá trị tốt đẹp, đặc sắc của khu vực nông thôn được lan tỏa và trường tồn.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cho rằng du lịch nông nghiệp, nông thôn tại Việt Nam thời gian đến sẽ phát triển theo phương châm “mỗi người dân là một đại sứ du lịch”, “mỗi địa phương - một sản phẩm du lịch đặc sắc”. Chính nét bình dị của những người nông dân một nắng, hai sương, lam lũ… đã làm ra lay động tình cảm của du khách quốc tế, khiến du khách để muốn được trải nghiệm, muốn được khám phá những vẻ đẹp chất phác của con người Việt Nam thân thiện, hiền hòa và mến khách. Đó chính là chiều sâu văn hóa, mong muốn được kết nối, đoàn kết, hợp tác với các quốc gia để cùng phát triển. 

Sau đại dịch Covid-19, du lịch mang lại nguồn thu lớn, là động lực cho tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm cho rất nhiều người tại các vùng miền của đất nước. Nhiều chuyên gia kinh tế nhận định, nguồn lực tăng trưởng chính của Việt Nam trong kỷ nguyên mới sẽ đến từ ba ngành kinh tế mũi nhọn là: Công nghệ thông tin, nông nghiệp và du lịch. Trong đó, du lịch nông thôn là xu hướng tất yếu khi thúc đẩy cả 2 mũi nhọn nông nghiệp và du lịch.

- Việt Nam có hơn 70% dân số sống ở khu vực nông thôn, có lợi thế về tài nguyên, giàu bản sắc văn hóa. Những năm qua, sản phẩm du lịch nông nghiệp, nông thôn đặc sắc phát triển ở nhiều địa phương, thu hút du khách, tạo sự đa dạng cho du lịch Việt Nam.

- Các sản phẩm du lịch nông thôn đã góp phần thúc đẩy kết nối tour tuyến, mở rộng không gian đón khách về nông thôn. Du lịch cũng đã góp phần đưa nhiều vùng nông thôn hạn chế về điều kiện phát triển trở thành “vùng quê đáng sống”.

- Du lịch nông thôn không chỉ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn mà còn bảo tồn các giá trị sinh thái, môi trường, bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp, thu hẹp khoảng cách về thu nhập và thụ hưởng giữa người dân nông thôn và đô thị.

- Du lịch nông thôn góp sức giới thiệu, quảng bá hình ảnh tươi đẹp, giàu mạnh của đất nước Việt Nam đang bước vào kỷ nguyên vươn mình.

"Chiếc chìa khóa vàng" cho du lịch nông thôn tại Việt Nam

VOV.VN - Khi nhiều vùng nông thôn đứng trước hàng loạt thách thức thì phát triển du lịch được coi là “phao cứu sinh”. Vì vậy du lịch nông thôn đang là ưu tiên của ngành du lịch toàn cầu trong đó có Việt Nam, bao gồm các nỗ lực của Tổ chức Du lịch Liên Hợp Quốc và khu vực tư nhân.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Làng rau Trà Quế đón chứng nhận từ Tổ chức Du lịch Liên Hợp Quốc
Làng rau Trà Quế đón chứng nhận từ Tổ chức Du lịch Liên Hợp Quốc

VOV.VN - Nhân Hội nghị quốc tế về Du lịch nông thôn lần thứ nhất của UN Tourism được tổ chức ngày 10/12 tại tỉnh Quảng Nam, Làng rau Trà Quế vinh dự được Phó Tổng thư ký Tổ chức Du lịch Liên Hợp Quốc (UN Tourism) trao chứng nhận “Làng Du lịch tốt nhất" năm 2024 dưới sự chứng kiến của các đại biểu, cơ quan truyền thông trong nước và quốc tế.

Làng rau Trà Quế đón chứng nhận từ Tổ chức Du lịch Liên Hợp Quốc

Làng rau Trà Quế đón chứng nhận từ Tổ chức Du lịch Liên Hợp Quốc

VOV.VN - Nhân Hội nghị quốc tế về Du lịch nông thôn lần thứ nhất của UN Tourism được tổ chức ngày 10/12 tại tỉnh Quảng Nam, Làng rau Trà Quế vinh dự được Phó Tổng thư ký Tổ chức Du lịch Liên Hợp Quốc (UN Tourism) trao chứng nhận “Làng Du lịch tốt nhất" năm 2024 dưới sự chứng kiến của các đại biểu, cơ quan truyền thông trong nước và quốc tế.

Nghề trồng rau Trà Quế tại Hội An được công nhận Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia
Nghề trồng rau Trà Quế tại Hội An được công nhận Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia

VOV.VN - Hôm nay (4/4), Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng ký quyết định công nhận nghề trồng rau Trà Quế, tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia.

Nghề trồng rau Trà Quế tại Hội An được công nhận Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia

Nghề trồng rau Trà Quế tại Hội An được công nhận Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia

VOV.VN - Hôm nay (4/4), Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng ký quyết định công nhận nghề trồng rau Trà Quế, tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia.

Người trồng rau Trà Quế phấn khởi vì rau được mùa được giá
Người trồng rau Trà Quế phấn khởi vì rau được mùa được giá

VOV.VN - Nhu cầu tiêu thụ rau xanh cũng tăng cao nên ước tính mỗi sào đất thâm canh rau sạch, mỗi hộ trồng rau thu nhập từ 400.000 – 500.000 đồng/ngày.

Người trồng rau Trà Quế phấn khởi vì rau được mùa được giá

Người trồng rau Trà Quế phấn khởi vì rau được mùa được giá

VOV.VN - Nhu cầu tiêu thụ rau xanh cũng tăng cao nên ước tính mỗi sào đất thâm canh rau sạch, mỗi hộ trồng rau thu nhập từ 400.000 – 500.000 đồng/ngày.