Lao động ngành khách sạn không còn mặn mà với nghề

VOV.VN - Kết quả của cuộc khảo sát tại Mỹ chỉ ra rằng, nhiều nhân viên khách sạn bị mất việc trong thời kỳ đại dịch không muốn quay trở lại ngành, ngay cả khi nhu cầu về dịch vụ du lịch và ăn uống tăng cao trở lại.

Rất nhiều người Mỹ trước đây làm việc trong lĩnh vực du lịch, lữ hành và khách sạn đã thất nghiệp sau khi Covid-19 bùng phát, do các doanh nghiệp thu hẹp quy mô, cắt giảm chi phí hoặc ngừng kinh doanh. Sau khi bị buộc phải chuyển nghề trong cuộc khủng hoảng kéo dài, hàng nghìn người đang nhận ra rằng họ muốn rời khỏi ngành hoàn toàn.

Trong cuộc khảo sát mới đây của Joblist, một nửa số cựu nhân viên ngành khách sạn tại Mỹ nói rằng họ sẽ không quay lại công việc cũ của mình. Có tới 1/3 số người được hỏi cho biết, họ thậm chí không cân nhắc việc quay lại ngành này. Lương thấp, phúc lợi ít ỏi và điều kiện làm việc căng thẳng là những lý do quan trọng nhất khiến nhân viên khách sạn và nhà hàng không trở lại với công việc của họ trước đại dịch.

Sau nhiều năm trả lương cho người lao động thấp hơn nhiều so với các ngành khác, lĩnh vực khách sạn hiện đang đối mặt với tình trạng thiếu lao động nghiêm trọng, do khách hàng trở lại sau nhiều tháng phong tỏa và nhu cầu tăng trở lại. Một số công ty buộc phải tăng lương cho một số vị trí, vốn được trả lương thấp nhiều năm nay.

McDonald's đang tăng lương trung bình 10% tại các nhà hàng thuộc sở hữu của công ty. Một tiệm kem ở Pittsburgh (Pennsylvania) cho biết họ đã nhận hàng nghìn đơn xin việc, sau khi tăng gần gấp đôi mức lương tối thiểu so với trước đây. Một số công ty cung cấp thêm các quyền lợi để tuyển dụng nhân viên với, như tiền thưởng khi gia nhập, chỗ ở miễn phí, thiết bị tập thể dục và hay tặng điện thoại iPhone.

Báo cáo việc làm tháng 6 của Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ (BLS) cho thấy, mức lương trung bình trong lĩnh vực giải trí và khách sạn cho những người lao động (không làm quản lý) là 15,84 USD/giờ vào tháng 5, nhưng con số đó đã tăng lên 16,21 USD/giờ vào tháng 6. Thông thường cần mất một năm để có được mức tăng này. 

Tuy nhiên, lĩnh vực này vẫn đang gặp nhiều khó khăn trong việc tuyển dụng. Báo cáo cho biết, số vị trí việc làm còn trống trong ngành dịch vụ ăn uống và lưu trú là cao nhất, cùng với lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và giáo dục.

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ dự đoán tình trạng thiếu lao động có thể tiếp diễn trong nhiều tháng, trong khi Bank of America dự báo thị trường việc làm sẽ phục hồi vào đầu năm 2022./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ngành khách sạn Sri Lanka bên bờ vực sụp đổ
Ngành khách sạn Sri Lanka bên bờ vực sụp đổ

VOV.VN - Các khách sạn tại Sri Lanka đang cầu cứu chính phủ và ngân hàng trung ương các gói cứu trợ, vì lĩnh vực này đang lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng và bên bờ vực sụp đổ.

Ngành khách sạn Sri Lanka bên bờ vực sụp đổ

Ngành khách sạn Sri Lanka bên bờ vực sụp đổ

VOV.VN - Các khách sạn tại Sri Lanka đang cầu cứu chính phủ và ngân hàng trung ương các gói cứu trợ, vì lĩnh vực này đang lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng và bên bờ vực sụp đổ.

Sinh viên ngành khách sạn "học kiểu mới" trong đại dịch Covid-19
Sinh viên ngành khách sạn "học kiểu mới" trong đại dịch Covid-19

VOV.VN - Đại dịch Covid-19 khiến hoạt động du lịch thay đổi cách vận hành, phục vụ khách theo hướng an toàn và vệ sinh hơn. Đây là lý do các trường đại học phải thay đổi cách đào tạo và trang bị thêm kiến thức cho sinh viên ngành khách sạn.

Sinh viên ngành khách sạn "học kiểu mới" trong đại dịch Covid-19

Sinh viên ngành khách sạn "học kiểu mới" trong đại dịch Covid-19

VOV.VN - Đại dịch Covid-19 khiến hoạt động du lịch thay đổi cách vận hành, phục vụ khách theo hướng an toàn và vệ sinh hơn. Đây là lý do các trường đại học phải thay đổi cách đào tạo và trang bị thêm kiến thức cho sinh viên ngành khách sạn.

Khó khăn chồng chất, doanh nghiệp du lịch cần vay tiền để giữ nhân lực
Khó khăn chồng chất, doanh nghiệp du lịch cần vay tiền để giữ nhân lực

VOV.VN - Tiếp cận gói vay ưu đãi lãi suất 0% sẽ giúp doanh nghiệp giữ chân người lao động cũng như đẩy nhanh tiến độ phục hồi. Đây là đề xuất mới nhất của Hiệp hội Du lịch TP.HCM trong bối cảnh khó khăn chồng chất.

Khó khăn chồng chất, doanh nghiệp du lịch cần vay tiền để giữ nhân lực

Khó khăn chồng chất, doanh nghiệp du lịch cần vay tiền để giữ nhân lực

VOV.VN - Tiếp cận gói vay ưu đãi lãi suất 0% sẽ giúp doanh nghiệp giữ chân người lao động cũng như đẩy nhanh tiến độ phục hồi. Đây là đề xuất mới nhất của Hiệp hội Du lịch TP.HCM trong bối cảnh khó khăn chồng chất.