Nhịp sống của xóm đường tàu giữa lòng Thủ đô
VOV.VN -Cung đường sắt Hà Nội dài gần 20km, kéo dài từ ga Long Biên tới ga Văn Điển chạy xuyên qua các tuyến đường và khu dân cư nội đô…
Quãng đường sắt dài tầm 2km từ Cửa Nam tới giữa phố Phùng Hưng có lẽ được nhiều người biết tới nhất, ngay cả những du khách nước ngoài khi đến Hà Nội nhiều người cũng tò mò muốn được khám phá tuyến đường này 1 lần… |
Với những người dân ở đây, mọi sinh hoạt từ nấu nướng, ăn uống, tắm giặt đến giao lưu, gặp gỡ cũng đều diễn ra ở bên cạnh, thậm chí ngay trên mặt đường ray xe lửa. |
Bất kể mùa hè hay mùa đông, hình ảnh người dân mang bếp, nồi ra nấu nướng giữa lòng đường sắt là không quá xa lạ |
Cụ bà đang chuẩn bị bữa cơm chiều bên “bếp dã chiến” ngay sát đường tàu đối diện cửa nhà |
Những “căn bếp lộ thiên” như thế này gần như nhà nào ở khu vực này cũng có |
Việc nấu nướng diễn ra ngay bên đường ray |
Giặt giũ, tắm rửa bên đường ray có thể trông nguy hiểm với người lạ nhưng lại là chuyện bình thường đối với những cư dân sinh sống ở đây |
Mâm cơm chiều nấu xong được bê qua đường ray mang vào nhà |
Ngồi chơi hóng mát trong chiều hè oi bức |
Người ngoài có thể thấy nguy hiểm, nhưng với những người dân sống ở đây, họ thuộc giờ tàu chạy không khác gì những nhân viên gác khi chắn tàu |
Những cư dân ở đây là lao động ngoại tỉnh về Hà Nội kiếm việc làm, với “ưu điểm” giá rẻ, những căn phòng chỉ 3-5m2 ở khu “ổ chuột” này phù hợp với thu nhập của họ |
Họ làm đủ thứ nghề, từ “đồng nát” tới xe ôm, đạp xích lô, bốc vác… |
Hằng ngày, họ tỏa đi khắp các đường phố thủ đô làm việc, gom đồ đồng nát, đến chiều tối mang về chỗ trọ phân loại để bán cho đầu mối thu mua |
Một người phụ nữ làm nghề “đồng nát” gánh hàng về chỗ trọ sau 1 ngày làm việc |
Thông thường những người làm cùng nghề họ thuê chung nhà trọ để giảm chi phí và tiện việc giúp đỡ nhau trong công việc, cuộc sống |
Lũ trẻ sinh ra, lớn lên, học tập, vui chơi bên đường ray |
Với chúng, đường ray xe lửa chính là sân chơi gắn bó với tuổi thơ |
Dù mọi cư dân sinh sống lâu năm ở đây đều thuộc nằm lòng giờ tàu chạy, nhưng một dòng cảnh báo trên cánh cửa vẫn không thừa, nhất là đối với những người khách lạ |
Những lối tắt dù đã được cảnh báo nhưng nhiều người vẫn liều mình vượt qua |
Phút nghỉ ngơi hóng mát trong chiều hè oi bức của những cư dân “xóm đường tàu”… |