6 tiêu chí đánh giá hiệu quả doanh nghiệp nhà nước

VOV.VN-Các tiêu chí này vừa được Bộ Tài chính nêu tại Thông tư 158/2013 và có hiệu lực áp dụng từ 28/12/2013.

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 158/2013 hướng dẫn một số nội dung về giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động đối với doanh nghiệp do nhà nước làm chủ sở hữu và doanh nghiệp có vốn nhà nước.

Trong đó, việc đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp được căn cứ vào các chỉ tiêu quy định tại điểm a khoản 2 Điều 15 Quy chế ban hành kèm theo Nghị định số 61/2013, gồm 6 chỉ tiêu. Cụ thể: Một là, chỉ tiêu về doanh thu và thu nhập khác. Chỉ tiêu này được xác định tại Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh bao gồm: doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ + doanh thu hoạt động tài chính + thu nhập khác.

Đối với những doanh nghiệp sản xuất sản phẩm chủ yếu của nền kinh tế gồm: điện, than, dầu khí, xi măng thì tính theo sản lượng sản phẩm tiêu thụ trong kỳ. Đơn vị để tính sản lượng của sản phẩm dầu thô là tấn, khí là m3, than, xi măng là tấn, điện là kwh.

Hai là, lợi nhuận thực hiện và tỷ suất lợi nhuận thực hiện trên vốn chủ sở hữu. Trong đó, lợi nhuận thực hiện bao gồm lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh và lợi nhuận khác.

Ba là, nợ phải trả quá hạn và khả năng thanh toán nợ đến hạn. Trong đó, nợ phải trả quá hạn là các khoản nợ đã quá thời hạn cam kết thanh toán cho các chủ nợ. Còn khả năng thanh toán nợ đến hạn của doanh nghiệp là khả năng thanh toán hiện thời được xác định bằng tỷ lệ giữa tài sản ngắn hạn hiện có so với nợ ngắn hạn.

Bốn là, tình hình chấp hành chế độ, chính sách pháp luật. Chế độ, chính sách pháp luật bao gồm các lĩnh vực về thuế, thu nộp ngân sách, tín dụng, bảo hiểm, bảo vệ môi trường, lao động, tiền lương, chế độ tài chính, kế toán, kiểm toán, chế độ báo cáo tài chính, báo cáo giám sát tài chính và báo cáo khác, việc thực hiện kết quả thanh tra, kiểm tra.

Năm là, tình hình thực hiện sản phẩm, dịch vụ công ích. Đó là việc trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh hoặc sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ công theo chính sách của Nhà nước. Việc đánh giá chỉ tiêu này căn cứ vào mức độ hoàn thành về sản lượng và chất lượng sản phẩm, dịch vụ.

Sáu là, khi tính các chỉ tiêu 1, 2, 4, 5 nêu trên được loại trừ những ảnh hưởng của các yếu tố do nguyên nhân bất khả kháng như thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, chiến tranh, tai nạn bất ngờ ngoài ý muốn; do đầu tư mở rộng phát triển sản xuất làm ảnh hưởng đến lợi nhuận trong hai năm đầu kể từ năm đưa công trình đầu tư vào sử dụng; do Nhà nước điều chỉnh giá (đối với sản phẩm do nhà nước định giá) làm ảnh hưởng đến doanh thu của doanh nghiệp hoặc do phải thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; do Nhà nước điều chỉnh chính sách làm ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp.

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 28/12/2013 và áp dụng để thực hiện việc giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp từ năm tài chính 2013 trở đi./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Siết quản lý, đầu tư vốn vào doanh nghiệp Nhà nước
Siết quản lý, đầu tư vốn vào doanh nghiệp Nhà nước

VOV.VN-Dự thảo Nghị định về giám sát, thanh tra… doanh nghiệp nhà nước trong việc chấp hành pháp luật thể hiện điều này.

Siết quản lý, đầu tư vốn vào doanh nghiệp Nhà nước

Siết quản lý, đầu tư vốn vào doanh nghiệp Nhà nước

VOV.VN-Dự thảo Nghị định về giám sát, thanh tra… doanh nghiệp nhà nước trong việc chấp hành pháp luật thể hiện điều này.

Tổng kiểm tra lương doanh nghiệp nhà nước
Tổng kiểm tra lương doanh nghiệp nhà nước

VOV.VN - Các kiểm tra thuộc khoảng thời gian từ năm 2010-2012, và báo cáo tổng hợp lên Thủ tướng trước ngày 31/12/2013.

Tổng kiểm tra lương doanh nghiệp nhà nước

Tổng kiểm tra lương doanh nghiệp nhà nước

VOV.VN - Các kiểm tra thuộc khoảng thời gian từ năm 2010-2012, và báo cáo tổng hợp lên Thủ tướng trước ngày 31/12/2013.

Đề xuất bỏ bộ chủ quản doanh nghiệp nhà nước
Đề xuất bỏ bộ chủ quản doanh nghiệp nhà nước

Thay vào đó là thành lập Ủy ban Quản lý, giám sát doanh nghiệp nhà nước thuộc Chính phủ.

Đề xuất bỏ bộ chủ quản doanh nghiệp nhà nước

Đề xuất bỏ bộ chủ quản doanh nghiệp nhà nước

Thay vào đó là thành lập Ủy ban Quản lý, giám sát doanh nghiệp nhà nước thuộc Chính phủ.

Nhiều doanh nghiệp nhà nước 'loay hoay' tìm cách thoái vốn
Nhiều doanh nghiệp nhà nước 'loay hoay' tìm cách thoái vốn

VOV.VN - Đến năm 2015, Chính phủ sẽ hoàn thành toàn bộ quá trình thoái vốn nếu doanh nghiệp quyết tâm. Bởi càng để lâu, càng lỗ.

Nhiều doanh nghiệp nhà nước 'loay hoay' tìm cách thoái vốn

Nhiều doanh nghiệp nhà nước 'loay hoay' tìm cách thoái vốn

VOV.VN - Đến năm 2015, Chính phủ sẽ hoàn thành toàn bộ quá trình thoái vốn nếu doanh nghiệp quyết tâm. Bởi càng để lâu, càng lỗ.

Doanh nghiệp Nhà nước có thể bị thanh tra thường xuyên
Doanh nghiệp Nhà nước có thể bị thanh tra thường xuyên

Ngoài việc thanh tra đột xuất, các doanh nghiệp Nhà nước sẽ bị thanh tra tối thiểu 2 năm một lần.

Doanh nghiệp Nhà nước có thể bị thanh tra thường xuyên

Doanh nghiệp Nhà nước có thể bị thanh tra thường xuyên

Ngoài việc thanh tra đột xuất, các doanh nghiệp Nhà nước sẽ bị thanh tra tối thiểu 2 năm một lần.

Yêu cầu các Doanh nghiệp Nhà nước công khai thu nhập
Yêu cầu các Doanh nghiệp Nhà nước công khai thu nhập

VOV.VN-UBND TP.HCM vừa có văn bản yêu cầu các công ty do Nhà nước làm chủ sở hữu phải tăng cường quản lý, công khai các khoản thu nhập.

Yêu cầu các Doanh nghiệp Nhà nước công khai thu nhập

Yêu cầu các Doanh nghiệp Nhà nước công khai thu nhập

VOV.VN-UBND TP.HCM vừa có văn bản yêu cầu các công ty do Nhà nước làm chủ sở hữu phải tăng cường quản lý, công khai các khoản thu nhập.