Báo Mỹ: Việt Nam sắp thành tâm điểm hút nhà đầu tư quốc tế
VOV.VN -Báo Mỹ nhâ%3ḅn định, Viê%3ḅt Nam đang trở thành tâm điểm thu hút các nhà đầu tư quốc tế, đặc biê%3ḅt trong lĩnh vực công nghê%3ḅ và dê%3ḅt may...
Thời báo Los Angeles của Mỹ cho biết, Intel - hãng công nghệ nổi tiếng tại Thung lũng Silicon – đã rót một nguồn vốn “khủng” để xây dựng nhà máy bán dẫn tại Việt Nam cách đây cả thập kỷ từ khi Việt Nam vẫn còn chưa phát triển như hiện nay, đánh dấu mức đầu tư lớn nhất từ Hoa Kỳ vào thị trường Việt Nam.
Nối tiếp Intel là nhiều nhà đầu tư lớn khác, trong đó có công ty Santa Clara với số vốn lên tới 1,04 tỷ USD đầu tư vào nhà máy chế tạo và lắp ráp, giúp tạo công ăn việc làm và đào tạo cho hàng ngàn lao động trong nước.
Múa sư tử tại lễ khai trương nhà máy của Intel tại TP HCM. (Ảnh: Le Quang Nhat/Associated Press). |
Giám đốc Intel Vietnam Sherry Boger cho rằng, Việt Nam coi trọng phát triển công nghệ và cho đây là động lực trong phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Lãnh đạo của Intel rất lạc quan khi ngành công nghệ của Việt Nam ngày một phát triển, công ty làm ăn thuận lợi và đóng vai trò ngày càng lớn trong chuỗi cung ứng.
Mới đây, khi 12 quốc gia hoàn tất đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP), cánh cửa thị trường toàn cầu được mở rộng. Theo đó, Việt Nam sẽ có cơ hội hưởng lợi từ các ưu đãi thuế quan từ hiệp định này để đẩy mạnh xuất khẩu. Các thành viên TPP chiếm tới 40% GDP thế giới và đóng góp khoảng 26% giao dịch thương mại toàn cầu.
Bên cạnh lĩnh vực công nghệ, Los Angeles Times nhận định, dệt may và da giày sẽ là những ngành được kỳ vọng sẽ “hái ra tiền” từ TPP.
TPP sẽ kéo nguồn vốn ngoại vào Việt Nam
Viện kinh tế quốc tế Peterson cũng cho rằng Việt Nam là một trong những thành viên TPP sẽ “hái” được nhiều “lộc” nhất nếu quốc gia này biết tranh thủ cơ hội và tuân thủ đầy đủ các yêu cầu của hiệp định mới này. Theo dự báo, khi TPP có hiệu lực, nhiều khả năng Việt Nam sẽ chứng kiến sự bùng nổ xuất khẩu về các sản phẩm may mặc và giày dép.
TPP sẽ giúp Việt Nam triển khai chiến lược tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu và trở thành trung tâm sản xuất chế tạo với giá thành thấp. Quốc gia này cũng đang đơn giản hóa thủ tục đầu tư và thuế quan, đồng thời chú trọng vào phát triển cơ sở hạ tầng để gia tăng lợi thế so với các quốc gia khác trong khu vực nhằm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.
Nhà máy Intel tai khu công nghệ cao Sài Gòn. (Ảnh: AP). |
Theo Los Angeles Times, Việt Nam đã mở cửa thị trường cách đây vài thập kỷ và dần thay thế Trung Quốc thành điểm gia công cho các công ty lớn ở nước ngoài. Sự giảm tốc của nền kinh tế Trung Quốc kể tử năm 2011 đã hướng các nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường Việt Nam, đặc biệt trong một số lĩnh vực như dệt may, nội thất và ô tô.
Lao động Việt Nam có giá rẻ hơn Trung Quốc tới 20% less, theo thống kê của công ty tư vấn Infocus Consultants tại TP HCM. Bên cạnh đó, nguồn cung nguyên liệu đầu vào từ Trung Quốc cũng rất thuận lợi vì khoảng cách địa lý khá gần, giúp tiết kiệm chi phí đáng kể. Giá trị gia tăng từ ngành sản xuất xủa Việt Nam tăng 17% trong năm vừa qua.
Ngân hàng đầu tư Goldman Sachs mới đây đã dự báo nền kinh tế Việt Nam, hiện đứng thứ 55 trên thế giới, sẽ vươn lên vị trí 17 vào năm 2025, với mức GDP tăng từ 186 tỷ USD hiện nay lên tới 450 tỷ USD. Hiện Việt Nam đang hoàn thiện các quy định về thuế và đầu tư, cải thiện cơ sở hạ tầng, theo đuổi các thỏa thuận thương mại khác để tạo lợi thế thu hút đầu tư.
Chuyên gia kinh tế Sandeep Mahajan của Ngân hàng Thế giới (WB) đánh , Việt Nam là một trong những điểm đến cạnh tranh nhất đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
Dệt may được cho là ngành sẽ gặp nhiều thuận lợi khi Việt Nam tham gia TPP. (Ảnh minh họa: Internet). |
Năm 2014, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đạt mức 6%. Kể từ khi Việt Nam mở cửa thị trường cho đầu tư nước ngoài, tỷ lệ tăng trưởng luôn đạt mức từ 5-10% mỗi năm.
Đáng chú ý, Việt Nam vừa nới room cho các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường trong nước, và điều này đã có hiệu ứng rõ rệt. Theo thống kê, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), dẫn đầu là Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc) và Hàn Quốc, chiếm tới 20% GDP của Việt Nam.
Đại diện công ty vải sợi Đài Loan Singtex ở khu vực miền Nam cho hay, TPP là một trong những lý do dẫn đến quyết định đầu tư lâu dài tại Việt Nam bên cạnh một số yếu tố khác như nhân công, văn hóa doanh nghiệp.
Hưởng lợi từ TPP: Việt Nam cần đẩy nhanh cải cách thể chế
Các công ty trong lĩnh vực công nghệ cũng tỏ ra hào hứng với thị trường Viêt Nam với hy vọng đón đầu các cơ hội mà TPP mang lại. Năm ngoái Samsung đầu tư 1 tỷ USD xây dựng nhà máy sản xuất màn hình sau khi hãng này khở công trung tâm lắp ráp smartphone trị giá 2,5 tỷ USD ở Bắc Ninh.
Tập đoàn Foxconn của Đài Loan – một trong những đối tác quan trọng của Apple— cũng đặt nhà máy sản xuất máy ảnh, máy tính và các thiết bị điện tử tại Bắc Ninh.
Tuy nhiên, nhiều hãng công nghệ vẫn tỏ ra e ngại với chất lượng lao động ở Việt Nam bởi số lượng công nhân có tay nghề chiến tỷ lệ khiêm tốn. Việt Nam có khoảng 90 triệu người, nhưng chỉ 3% có trình độ cao đẳng, đại học, theo số liệu của công ty tư vấn nhân lực ManpowerGroup./.