Ba Vì, Hà Nội:

Nhiều khúc mắc trong xác định nguồn gốc đất bồi thường giải phóng mặt bằng

VOV.VN - Nhiều lần kiến nghị về phương án bồi thường giải phóng mặt bằng không thỏa đáng, khi cùng trên một thửa đất với các gia đình khác nhưng gia đình bà Đặng Thanh Hương lại được áp giá bồi thường chênh lệch với những hộ liền kề nhưng chưa được UBND huyện Ba Vì (Hà Nội) giải quyết.

Hồ sơ đo đạc diện tích bồi thường không có sự tham gia, xác nhận của chủ đất

Sau khi Dự án Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo quy hoạch vùng ảnh hưởng môi trường (bán kính 500m từ khu xử lý chất thải Xuân Sơn) tại xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt, UBND huyện Ba Vì đã lập Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư dự án (Hội đồng bồi thường dự án) vào năm 2015 để thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng.

Hội đồng bồi thường dự án sau khi tiến hành đo đạc và xác định nguồn gốc đất lên phương án thu hồi đất của gia đình bà Đặng Thanh Hương (nhận chuyển nhượng từ ông Hồ Văn Thắng ngày 14/10/1999) tại địa chỉ thôn Hiệu Lực, xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì (Hà Nội).

Cụ thể, Hội đồng bồi thường dự án xác định diện tích thửa đất thu hồi của bà Đặng Thanh Hương là 5.451,9 m2; gồm diện tích đất thổ cư 500 m2, đất ao vườn liền kề 75m2 và 4.597,4 m2 đất đồi hoang, 3 loại đất trên được bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng là hơn 1,5 tỷ đồng.

Bà Đặng Thanh Hương không đồng tình với phương án bồi thường của Hội đồng bồi thường dự án đưa ra khi xác định 4.597,4 m2 là đất đồi hoang và diện tích đo đạc thiếu hụt 677,1 m2. Từ nhiều năm nay, gia đình bà Đặng Thanh Hương đã liên tục làm đơn đề nghị UBND huyện Ba Vì xem xét giải quyết, xác định lại nguồn gốc đất khi thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng.

Theo bà Đặng Thanh Hương: “Tôi và chồng với tư cách là chủ sử dụng đất nhưng khi Hội đồng bồi thường dự án thực hiện đo đạc diện tích đất để đền bù giải phóng mặt bằng không có sự tham gia của chúng tôi. Hồ sơ đo đạc diện tích không có chữ ký xác nhận của chúng tôi”.

Bà Đặng Thanh Hương cho biết, diện tích đo đạc nhận chuyển nhượng là 6.129 m2 thửa đất theo hồ sơ nhận chuyển nhượng là đất “thổ cư” thuộc tờ bản đồ số 16, số thửa 05 nhưng Hội đồng bồi thường dự án đo chỉ còn 5.451,9 m2 lại xác định thuộc 2 thửa là: Thửa đất 05 thuộc tờ bản đồ số 16 (đất thổ cư) và thửa đất số 107 thuộc tờ bản đồ số 16 (đất đồi hoang).

“Chúng tôi nhận chuyển nhượng hồ sơ chuyển quyền sử dụng đất có xác nhận của chính quyền địa phương, cụ thể là ông Đỗ Tất Thắng Chủ tịch UBND xã Tản Lĩnh rõ ràng về vị trí, diện tích đất, loại đất; nhưng hồ sơ bồi thường giải phóng mặt bằng lại hoàn toàn khác. Đây là vấn đề rất nghiêm trọng, ảnh hưởng đến quyền lợi của gia đình” - bà Đặng Thanh Hương nói.

Một thửa đất dùng 2 bản đồ khác nhau để tính giá bồi thường?

Việc xác định diện tích đất của bà Đặng Thanh Hương là đất thổ cư và ao vườn liền kề hay đất thổ cư và đất đồi hoang khiến giá trị bồi thường giải phóng mặt bằng chênh lệch rất lớn.

Cùng trên thửa 107 tờ bản đồ số 16 có diện tích đất vườn của gia đình bà Đặng Thanh Hương, ông Hồ Văn Kiên (thửa đất số 432) ông Hồ Văn Lanh (thửa đất số 433) và ông Hồ Văn Hùng (thửa đất số 434).

Khi thực hiện phương án bồi thường Hội đồng bồi thường dự án xác định diện tích đất vườn của bà Đặng Thanh Hương nguồn gốc là đất đồi hoang, áp mức giá bồi thường là 78.400 đồng/m2. Trong khi đó, diện tích đất vườn của  ông Hồ Văn Kiên, ông Hồ Văn Lanh và ông Hồ Văn Hùng được xác định nguồn gốc là đất vườn, ao cùng thửa đất với giá trị bồi thường là 972.000 đồng/m2.

Luật sư Bùi Quang Hưng trưởng Văn phòng Luật sư Bùi Quang Hưng và cộng sư cho rằng: Hội đồng bồi thường dự án sử dụng hai bản đồ để xác định nguồn gốc đất của các hộ dân thực hiện phương án bồi thường là không hợp lý, ảnh hưởng đến quyền lợi của các hộ dân.

“Với diện tích vườn của bà Đặng Thanh Hương, Hội đồng bồi thường dự án sử dụng bản đồ 299 đo vẽ năm 1986. Với các hộ liền kề, Hội đồng bồi thường dự án lại sử dụng bản đồ phục vụ công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư năm 2015 để xác định nguồn gốc đất. Phải đồng nhất trong việc sử dụng bản đồ áp dụng cho các hộ dân. Việc sử dụng 2 bản đồ khác nhau khiến giá trị bồi thường đất vườn khác nhau rất lớn” - luật sư Bùi Quang Hưng nói.

Hội đồng bồi thường dự án căn cứ vào bản đồ 299 đo vẽ năm 1986 xã Tản Lĩnh xác định loại đất và áp giá bồi thường là không đúng quy định của pháp luật khi bản đồ không có chữ ký, dấu xác nhận của đơn vị kiểm tra đo đạc hay bất cứ cơ quan nhà nước có thẩm quyền nào. Cơ quan có thẩm quyền cần tham khảo, xem xét tài liệu và hồ sơ liên quan khác để ghi nhận hiện trạng sử dụng đất và căn cứ vào bản đồ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư năm 2015. Theo đó, thửa đất của hộ bà Đặng Thanh Hương chỉ gồm 1 thửa, đất ở và đất vườn liền kề, luật sư Bùi Quang Hưng phân tích.

Về việc xác định nguồn gốc đất từ 2 bản đồ khác nhau cho các hộ trên cùng thửa đất, sử dụng bản đồ khi không có chữ ký, dấu xác nhận của đơn vị kiểm tra đo đạc hay bất cứ cơ quan nhà nước có thẩm quyền nào sẽ được UBND huyện Ba Vì, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư dự án phúc đáp như thế nào? VOV.VN sẽ tiếp tục thông tin.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đền bù giải phóng mặt bằng các dự án đầu tư công đạt thấp
Đền bù giải phóng mặt bằng các dự án đầu tư công đạt thấp

VOV.VN - UBND tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu cho biết, tính đến hết tháng 10/2023 các dự án trên địa bàn đã giải ngân trên 10.485 tỷ đồng vốn đầu tư công, đạt 62,61% tổng kế hoạch vốn 2023, trong đó có hơn 5.770 tỷ đồng là ngân sách tỉnh, đạt 58,91%.

Đền bù giải phóng mặt bằng các dự án đầu tư công đạt thấp

Đền bù giải phóng mặt bằng các dự án đầu tư công đạt thấp

VOV.VN - UBND tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu cho biết, tính đến hết tháng 10/2023 các dự án trên địa bàn đã giải ngân trên 10.485 tỷ đồng vốn đầu tư công, đạt 62,61% tổng kế hoạch vốn 2023, trong đó có hơn 5.770 tỷ đồng là ngân sách tỉnh, đạt 58,91%.

Bồi thường, giải phóng mặt bằng nhìn từ thực tiễn ở TP.HCM
Bồi thường, giải phóng mặt bằng nhìn từ thực tiễn ở TP.HCM

VOV.VN - Với thành quả bước đầu của Dự án thập kỷ Vành đai 3 TP.HCM cho thấy, việc đảm bảo chính sách phù hợp với nguyện vọng người dân, sự công khai minh bạch thông tin sẽ luôn được người dân ủng hộ.

Bồi thường, giải phóng mặt bằng nhìn từ thực tiễn ở TP.HCM

Bồi thường, giải phóng mặt bằng nhìn từ thực tiễn ở TP.HCM

VOV.VN - Với thành quả bước đầu của Dự án thập kỷ Vành đai 3 TP.HCM cho thấy, việc đảm bảo chính sách phù hợp với nguyện vọng người dân, sự công khai minh bạch thông tin sẽ luôn được người dân ủng hộ.

Kéo dài thời gian giải phóng mặt bằng, ĐBQH lo Sân bay Long Thành chậm tiến độ
Kéo dài thời gian giải phóng mặt bằng, ĐBQH lo Sân bay Long Thành chậm tiến độ

VOV.VN - “Siêu dự án” Cảng hàng không Quốc tế Long Thành chậm tiến độ giải phóng mặt bằng, Chính phủ phải xin kéo dài thêm 1 năm (đến năm 2024) mới hoàn tất giải phóng mặt bằng, để phục vụ đại dự án này. Nhiều đại biểu Quốc hội lo ngại, việc kéo dài thời gian giải phóng mặt bằng sẽ kéo theo nguy cơ dự án có thể bị chậm tiến độ.

Kéo dài thời gian giải phóng mặt bằng, ĐBQH lo Sân bay Long Thành chậm tiến độ

Kéo dài thời gian giải phóng mặt bằng, ĐBQH lo Sân bay Long Thành chậm tiến độ

VOV.VN - “Siêu dự án” Cảng hàng không Quốc tế Long Thành chậm tiến độ giải phóng mặt bằng, Chính phủ phải xin kéo dài thêm 1 năm (đến năm 2024) mới hoàn tất giải phóng mặt bằng, để phục vụ đại dự án này. Nhiều đại biểu Quốc hội lo ngại, việc kéo dài thời gian giải phóng mặt bằng sẽ kéo theo nguy cơ dự án có thể bị chậm tiến độ.