Bất ổn kinh tế vĩ mô sẽ làm gia tăng hoạt động đầu cơ

VOV.VN-Tiến sĩ Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng  Viện CIEM nói về điều hành kinh tế vĩ mô năm 2013 và giải pháp cho năm 2014.

Năm 2014, Chính phủ đặt mục tiêu điều hành phát triển kinh tế với tăng trưởng 5,8%, kiểm soát lạm phát ở mức 7%. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, từ kinh nghiệm của năm 2013, không thể đặt mục tiêu tăng trưởng bằng mọi giá.

Phóng viên VOV phỏng vấn Tiến sĩ Võ Trí Thành – Phó Viện trưởng  Viện Nghiên cứu và Quản lý Kinh tế Trung ương về vấn đề này.

Tiến sĩ Võ Trí Thành

PV: Thưa ông, ông nhìn nhận như thế nào về việc kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô trong năm 2013?

TS Võ Trí Thành: Năm nay lạm phát của Việt Nam ở vào khoảng trên 6%. Đây là kết quả của chuyển đổi chính sách khá mạnh mẽ và cương quyết kế từ Nghị quyết 11 đầu năm 2011, tức là chuyển hướng sang ổn định kinh tế vĩ mô.

Một số dấu hiệu kinh tế vĩ mô đã được cải thiện, không chỉ lạm phát được kiểm soát, mà tỉ giá VND so với đồng ngoại tệ tương đối ổn định so với đồng USD; dự trữ ngoại tệ tăng lên; cán cận thương mại, cán cân vãng lai cân bằng hơn và cán cân thanh toán có thặng dư. Nhưng đây chưa phải là hồi kết.

Ổn định kinh tế vĩ mô vẫn là câu chuyện Việt Nam cũng phải rất kiên trì và nhất quán, bởi vì chỉ một sai lầm trong chính sách; một sự ứng xử không tốt với những cú sốc bên ngoài, như giá cả hang hóa cơ bản, như là Mỹ có thể kết thúc gói định lượng…, chưa nói đến ổn định kinh tế vĩ mô không hẳn chỉ là lạm phát mà nó gắn với rất nhiều câu chuyện như cán cân thanh toán quốc tế; như vấn đề ngân sách hiện nay đang rất khó khăn, nhưng chúng ta cũng chấp nhận thâm hụt tăng lên;

Việc mở rộng nguồn phát hành trái phiếu để tăng thêm cầu nội địa; chưa nói tới hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay vẫn còn quá nhiều rủi ro, câu chuyện nợ xấu chỉ mới bắt tay vào xử lý.

PV: Có ý kiến cho rằng, trong thời điểm này cần xem xét các biện pháp đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế và có thể chấp nhận lạm phát cao trong ngắn hạn. Vậy, quan điểm của ông như thế nào?

TS Võ Trí Thành: Không thể đánh đổi tăng trưởng, đặc biệt là tăng trưởng dựa vào sự bành trướng của tín dụng và đầu tư, nhất là đầu tư công để đánh đổi lấy bất ổn kinh tế vĩ mô.

Bất ổn kinh tế vĩ mô sẽ không tạo ra dịch chuyển nguồn lực hiệu quả, nó khuyến khích các hoạt động đầu cơ; khuyến khích các chuyển giao tài chính mà ít tạo ra giá trị gia tăng, tức là GDP thực cho nền kinh tế.

Trong khó khăn hiện nay, sự đánh đổi này nó cũng là cái giá phải trả cho những chính sách sai lầm trước đó chạy theo tăng trưởng thiếu hiệu quả, cũng như ứng xử chưa tốt những cú sốc từ bên ngoài.

PV: Vậy theo ông, các chính sách để ổn định nền kinh tế cần được vận dụng như thế nào cho phù hợp?

TS Võ Trí Thành: Một mặt, vẫn phải kiên trì ổn định kinh tế vĩ mô, mặt khác khi tình hình càng ổn định thì dư địa cho linh hoạt trong chính sách hỗ trợ thị trường, hỗ trợ doanh nghiệp tốt hơn. Khi kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kéo xuống, lãi suất cho vay cũng kéo xuống, thanh khoản tốt hơn, xử lý nợ xấu tốt hơn, lãi suất giảm thì việc tiếp cận tín dụng tốt hơn, góp phần vào quá trình phục hồi nền kinh tế.

Vừa qua, bên cạnh các giải pháp thông qua Nghị quyết 02 hỗ trợ thị trường, hỗ trợ doanh nghiệp, thì chúng ta có quyết định nới rộng hơn một ít đầu tư công. Nhưng việc nới đầu tư công trên cơ sở của cái nhìn dài hạn, để đảm bảo rằng, ngân sách sẽ cân bằng hơn, ít thâm hụt hơn, không gây ra bất ổn kinh tế vĩ mô. Đặc biệt phải đảm bảo rằng, các dự án sử dụng nguồn vốn bổ sung này  phải có sức lan tỏa tốt, có hiệu quả, nhất là đối với doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa.

PV: Cảm ơn ông!

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tiếp tục kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô
Tiếp tục kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

Đây là một trong những mục tiêu cụ thể được đưa ra trong Nghị quyết Phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 10.

Tiếp tục kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

Tiếp tục kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

Đây là một trong những mục tiêu cụ thể được đưa ra trong Nghị quyết Phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 10.

Ổn định kinh tế vĩ mô là ưu tiên số một
Ổn định kinh tế vĩ mô là ưu tiên số một

Tốc độ tăng trưởng kinh tế dù không đạt kế hoạch, nhưng đang có chuyển biến tích cực, tạo điều kiện phát triển ổn định trong các năm sau.

Ổn định kinh tế vĩ mô là ưu tiên số một

Ổn định kinh tế vĩ mô là ưu tiên số một

Tốc độ tăng trưởng kinh tế dù không đạt kế hoạch, nhưng đang có chuyển biến tích cực, tạo điều kiện phát triển ổn định trong các năm sau.

Việt Nam vẫn đang tiếp tục xu hướng ổn định kinh tế vĩ mô
Việt Nam vẫn đang tiếp tục xu hướng ổn định kinh tế vĩ mô

VOV.VN - Nhận định của chuyên gia kinh tế trưởng World Bank trong Báo cáo cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam 2013.

Việt Nam vẫn đang tiếp tục xu hướng ổn định kinh tế vĩ mô

Việt Nam vẫn đang tiếp tục xu hướng ổn định kinh tế vĩ mô

VOV.VN - Nhận định của chuyên gia kinh tế trưởng World Bank trong Báo cáo cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam 2013.

Kinh tế vĩ mô phải ổn định, doanh nghiệp mới phát triển tốt
Kinh tế vĩ mô phải ổn định, doanh nghiệp mới phát triển tốt

Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam: Doanh nghiệp phải hiểu rằng, muốn phát triển tốt thì kinh tế vĩ mô phải ổn định.

Kinh tế vĩ mô phải ổn định, doanh nghiệp mới phát triển tốt

Kinh tế vĩ mô phải ổn định, doanh nghiệp mới phát triển tốt

Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam: Doanh nghiệp phải hiểu rằng, muốn phát triển tốt thì kinh tế vĩ mô phải ổn định.

Phân bổ 180.000 tỷ đồng ổn định kinh tế vĩ mô
Phân bổ 180.000 tỷ đồng ổn định kinh tế vĩ mô

Đây là yêu cầu của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội với Chính phủ cho cả giai đoạn 2012-2015.

Phân bổ 180.000 tỷ đồng ổn định kinh tế vĩ mô

Phân bổ 180.000 tỷ đồng ổn định kinh tế vĩ mô

Đây là yêu cầu của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội với Chính phủ cho cả giai đoạn 2012-2015.

5 cơ chế phối hợp điều hành kinh tế vĩ mô
5 cơ chế phối hợp điều hành kinh tế vĩ mô

VOV.VN - Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ là cơ quan tham mưu, tổng hợp trong quản lý và điều hành kinh tế vĩ mô.

5 cơ chế phối hợp điều hành kinh tế vĩ mô

5 cơ chế phối hợp điều hành kinh tế vĩ mô

VOV.VN - Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ là cơ quan tham mưu, tổng hợp trong quản lý và điều hành kinh tế vĩ mô.

Kinh tế vĩ mô năm 2014-2015 sẽ cải thiện hơn năm 2013
Kinh tế vĩ mô năm 2014-2015 sẽ cải thiện hơn năm 2013

VOV.VN-Dự báo này được nêu ra tại hội thảo “Những khuyến nghị chính sách kinh tế và điều hành chính sách tiền tệ 2014 - 2015”. 

Kinh tế vĩ mô năm 2014-2015 sẽ cải thiện hơn năm 2013

Kinh tế vĩ mô năm 2014-2015 sẽ cải thiện hơn năm 2013

VOV.VN-Dự báo này được nêu ra tại hội thảo “Những khuyến nghị chính sách kinh tế và điều hành chính sách tiền tệ 2014 - 2015”.