Bộ trưởng Tài chính lý giải giá xăng tăng nhiều giảm ít

(VOV) - Lý do là một thời gian dài, thuế nhập khẩu xăng dầu ở 0% trong khi biểu thuế nhập khẩu đối với xăng dầu là từ 20-30%.

Phát biểu trước Quốc hội sáng 31/10, Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ làm rõ hơn ý kiến cho rằng, giá xăng dầu trong nước chưa bám sát giá thế giới, tăng nhiều mà giảm không tương xứng.

“Ý kiến này của đại biểu Quốc hội về hiện tượng là hoàn toàn đúng. Tuy nhiên, về bản chất do Nghị định 84 qui định chu kỳ tính giá cơ sở xăng dầu là 30 ngày. Hơn nữa, khi giá tăng cao chính phủ phải sử dụng công cụ giảm thuế nhập khẩu. Trong một thời gian dài, chúng ta đã giữ thuế nhập khẩu ở 0% trong khi biểu thuế nhập khẩu đối với xăng dầu là từ 20-30% và sử dụng Quỹ bình ổn giá, thậm chí phải sử dụng cả lợi nhuận định mức của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối 300 đồng/lít. Nên khi giá thế giới giảm phải có bù lại một phần thuế và quỹ bình ổn nên giảm giá chưa tương xứng với phần đã tăng” – Bộ trưởng giải thích rõ hơn bản chất vấn đề.

Việc kinh doanh xăng dầu hiện nay bám sát Nghị đinh 84. Bộ Tài chính đã chủ động đánh giá Nghị định 84 và cơ chế quỹ bình ổn giá, cuối năm 2011 đầu 2012 đã đề nghị Chính phủ cho nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Nghị định 84. Chính phủ đã giao Bộ Công thương chủ trì phối hợp Bộ Tài chính và bộ, ngành liên quan xem xét sửa đổi, bổ sung Nghị định này.

Trong năm 2011, Kiểm toán Nhà nước cũng đã kiểm toán và công khai Quỹ Bình ổn giá. Năm 2012, Kiểm toán cũng đã kiểm tra, kiểm toán toàn diện Tổng Công ty xăng dầu Petrolimex.

“Đề nghị Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, nghiên cứu để giao Ủy ban Kinh tế hoặc ủy ban tài chính ngân sách phối hợp Hội đồng dân tộc và các ủy ban của Quốc hội tiến hành một cuộc giám sát chuyên đề toàn diện về quản lý giá, nhất là giá xăng dầu ngay trong năm 2013 để chúng ta có thể phát huy thành tích, kết quả, đồng thời chỉ ra những bất cập, tồn tại, khuyết điểm làm cho công tác điều hành giá cả được tốt hơn” – Bộ trưởng đề nghị.

Về thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng, theo Bộ trưởng Huệ, do đây là nguyên liệu gốc hóa thạch không có khả năng tái tạo nên thu thuế này. Thông lệ các nước trên thế giới đều thu thuế tiêu thụ đặc biệt đối với cả xăng và dầu. Việt Nam mới chỉ thu với xăng và cũng chỉ thu ở mức thấp (khoảng 0,1 USD/lít), hầu hết các nước thu ở mức 0,4-0,75 USD/lít (các nước trong khu vực).

“Các loại thuế thu nhập đặc biệt cũng sẽ được rà soát lại theo ý kiến của đại biểu Quốc hội khi chúng ta xem xét, sửa đổi bổ sung Luật thuế tiêu thụ đặc biệt” – Bộ trưởng cho biết thêm./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Giá xăng khó giảm bởi yếu tố bất thường của giá thế giới?
Giá xăng khó giảm bởi yếu tố bất thường của giá thế giới?

(VOV) - Việc giảm giá xăng dầu còn phải được liên bộ xem xét bởi yếu tố tăng giảm bất thường của giá xăng dầu thế giới.

Giá xăng khó giảm bởi yếu tố bất thường của giá thế giới?

Giá xăng khó giảm bởi yếu tố bất thường của giá thế giới?

(VOV) - Việc giảm giá xăng dầu còn phải được liên bộ xem xét bởi yếu tố tăng giảm bất thường của giá xăng dầu thế giới.

Đại biểu Quốc hội băn khoăn về vấn đề xăng, dầu
Đại biểu Quốc hội băn khoăn về vấn đề xăng, dầu

(VOV) - “Hiếm có lĩnh vực nào mà tất cả các bên liên quan đều có nhiều bức xúc, người tiêu dùng bất bình như xăng, dầu”

Đại biểu Quốc hội băn khoăn về vấn đề xăng, dầu

Đại biểu Quốc hội băn khoăn về vấn đề xăng, dầu

(VOV) - “Hiếm có lĩnh vực nào mà tất cả các bên liên quan đều có nhiều bức xúc, người tiêu dùng bất bình như xăng, dầu”

Giữ nguyên giá bán lẻ, thuế nhập khẩu xăng dầu
Giữ nguyên giá bán lẻ, thuế nhập khẩu xăng dầu

(VOV) -Bộ Tài chính cho biết: Giữ ổn định giá bán lẻ, thuế suất thuế nhập khẩu tất cả các chủng loại xăng, dầu như hiện hành.

Giữ nguyên giá bán lẻ, thuế nhập khẩu xăng dầu

Giữ nguyên giá bán lẻ, thuế nhập khẩu xăng dầu

(VOV) -Bộ Tài chính cho biết: Giữ ổn định giá bán lẻ, thuế suất thuế nhập khẩu tất cả các chủng loại xăng, dầu như hiện hành.