Cả làng đổi thay nhờ làm chổi đót

VOV.VN - Làng nghề sản xuất chổi đót ở xã Duy Trinh, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam những ngày này bước vào vụ sản xuất chính trong năm. Sản lượng tiêu thụ tăng gấp đôi ngày thường, không khí lao động càng nhộn nhịp. Nghề chổi đót đã tạo công ăn việc làm cho nhiều người dân địa phương, nhất là phụ nữ lớn tuổi.

Cả tháng nay, làng nghề chổi đót Chiêm Sơn, xã Duy Trinh không khí lao động trở nên rộn ràng. Ông Nguyễn Nhất Tuấn, chủ cơ sở sản xuất chổi đót ở xã Duy Trinh cho biết, đang vào mùa chính, sản lượng tăng gấp đôi so với ngày thường. Mỗi ngày, cơ sở này sản xuất hơn 1.000 cây chổi đót các loại, giá bán mỗi cây chổi đót từ 40.000 đến 100.000 đồng, tuỳ loại. Cơ sở sản xuất chổi đót của ông Nguyễn Nhất Tuấn đã tạo việc làm cho hơn 30 lao động tại địa phương, mức thu nhập từ 4 triệu đến 7 triệu đồng người/ tháng.

Ông Nguyễn Nhất Tuấn cho biết, trước đây, ông lấy nguyên liệu từ các huyện miền núi Bắc Trà My, Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam. Nhưng hiện nay, nguồn nguyên liệu để làm chổi phải nhập từ các nước Lào, Thái Lan. Sản phẩm chổi đót của cơ sở này được tiêu thụ ở các tỉnh phía Bắc và xuất khẩu ra nước ngoài. Làm ăn có lãi, ông Tuấn đã thành lập Hợp tác xã Nông nghiệp - Thương mại Chổi đót Nhất Tuấn. Cơ sở của ông, mỗi năm doanh thu hơn 3 tỷ đồng.

 “Điều kiện ở quê khó khăn nên làm chổi đót cũng giải quyết được lao động cho địa phương. Nghề chổi đót làm thủ công nên nhiều người tới đây làm và cũng có người đem về nhà làm. Khách hàng các nơi biết mình tìm tới đặt hàng. Tôi mong muốn sẽ mở rộng cơ sở tạo việc làm và tạo sản phẩm tốt hơn”, ông Nguyễn Nhất Tuấn chia sẻ.

Bà Phan Thị Xuân ở xã Duy Sơn, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam đang làm việc tại Hợp tác xã Nông nghiệp - Thương mại Chổi đót Nhất Tuấn cho biết, gia đình bà thuộc diện hộ đặc biệt nghèo. Trước đây, bà đi làm thuê đủ nghề nhưng thu nhập bấp bênh. Từ khi làm vào làm việc tại đây, cuộc sống gia đình bà Xuân đã bớt khó khăn.

“Tôi làm ở đây 15 năm rồi, công việc và kinh tế cũng ổn định và đủ chi tiêu trong gia đình, mỗi tháng thu nhập hơn 5 triệu đồng”, bà Xuân nói.

Tại thôn Chiêm Sơn, xã Duy Trinh, huyện Duy Xuyên, người dân sản xuất chổi đót theo quy mô hộ gia đình. Tranh thủ thời gian rảnh, nhiều gia đình nhận về làm để có thêm thu nhập. Khi thị trường tiêu thụ mạnh, nghề làm chổi đót cũng trở thành nguồn thu nhập chính của nhiều hộ gia đình. Chỉ riêng xã Duy Trinh, huyện Duy Xuyên đã có gần 200 hộ làm nghề chổi đót, 10 cơ sở sản xuất chổi đót quy mô lớn tạo công việc ổn định cho hàng trăm lao động, chủ yếu là phụ nữ và người lớn tuổi với mức thu nhập bình quân từ 4 - 7 triệu đồng/tháng/người.

Ông Đặng Hữu Phúc, Phó Chủ tịch UBND huyện Xuy Xuyên, tỉnh Quảng Nam cho biết, hơn 30 năm qua, trải qua nhiều thăng trầm, người dân làm chổi đót Chiêm Sơn, xã Duy Trinh vẫn bền bỉ giữ nghề truyền thống của cha ông mình: “Làng nghề chổi đót Duy Trinh được công nhân làng nghề chổi đót, nhiều cơ sở đang phát huy hiệu quả và tạo việc làm cho bà con tại địa phương. UBND huyện Duy Xuyên luôn quan tâm hỗ trợ quảng bá và tiêu thụ các sản phẩm chổi đót từ các hội chợ triển lãm ở các nơi. Hiệu quả từ sản xuất chổi đót những năm qua rất tốt. Và chổi đót ở đây đã đạt sản phẩm OCOP 3 sao”.

Ngành Nông nghiệp tỉnh Quảng Nam cùng Hội Nông dân tỉnh luôn đồng hành với nông dân, kết nối các đơn vị bao tiêu sản phẩm, hỗ trợ vốn vay, giúp nông dân mở rộng quy mô sản xuất. Hội Nông dân tỉnh Quảng Nam tín chấp với Ngân hàng chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giúp hơn 40.000 lượt hộ vay gần 800 tỷ đồng phát triển sản xuất.

“Làm chổi đót ở đây là những mô hình điển hình mà chúng tôi thường đầu tư nhân rộng để người dân tham quan, học tập kinh nghiệm. Hội Nông dân là một cầu nối rất quan trọng trong việc giúp nông dân kết nối với các ngân hàng, bà con vay vốn đầu tư phát triển sản xuất”, ông Nguyễn Út, Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Quảng Nam cho biết thêm.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Mưu sinh mùa nước nổi ở làng nghề đan lưới cổ
Mưu sinh mùa nước nổi ở làng nghề đan lưới cổ

VOV.VN - Làng nghề Thơm Rơm, quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ đang tất bật vào vụ đan lú - lưới để sản phẩm có mặt khắp các tỉnh miền Tây và xuất khẩu cho thu nhập cao.

Mưu sinh mùa nước nổi ở làng nghề đan lưới cổ

Mưu sinh mùa nước nổi ở làng nghề đan lưới cổ

VOV.VN - Làng nghề Thơm Rơm, quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ đang tất bật vào vụ đan lú - lưới để sản phẩm có mặt khắp các tỉnh miền Tây và xuất khẩu cho thu nhập cao.

Sơn La tích cực tìm đầu ra ổn định cho nghề nuôi cá lồng
Sơn La tích cực tìm đầu ra ổn định cho nghề nuôi cá lồng

VOV.VN - Huyện Quỳnh Nhai-Sơn La đang tận dụng lợi thế hơn 10.500 ha mặt nước vùng lòng hồ thủy điện Sơn La để đầu tư, phát triển, tìm đầu ra ổn định cho nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy sản.

Sơn La tích cực tìm đầu ra ổn định cho nghề nuôi cá lồng

Sơn La tích cực tìm đầu ra ổn định cho nghề nuôi cá lồng

VOV.VN - Huyện Quỳnh Nhai-Sơn La đang tận dụng lợi thế hơn 10.500 ha mặt nước vùng lòng hồ thủy điện Sơn La để đầu tư, phát triển, tìm đầu ra ổn định cho nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy sản.

Nông dân Sơn La làm giàu nhờ ứng dụng công nghệ vào sản xuất
Nông dân Sơn La làm giàu nhờ ứng dụng công nghệ vào sản xuất

VOV.VN - Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Sơn La lần thứ XV, nhiệm kỳ 2020-2025 có nhiều nội dung mới, riêng lĩnh vực nông nghiệp tỉnh đặt mục tiêu trở thành trung tâm ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao; trung tâm sản xuất, chế biến nông sản của vùng Tây Bắc.

Nông dân Sơn La làm giàu nhờ ứng dụng công nghệ vào sản xuất

Nông dân Sơn La làm giàu nhờ ứng dụng công nghệ vào sản xuất

VOV.VN - Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Sơn La lần thứ XV, nhiệm kỳ 2020-2025 có nhiều nội dung mới, riêng lĩnh vực nông nghiệp tỉnh đặt mục tiêu trở thành trung tâm ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao; trung tâm sản xuất, chế biến nông sản của vùng Tây Bắc.