Cần đưa quản lý đầu tư công về một đầu mối quản lý ngân sách

VOV.VN -Cần đưa quản lý đầu tư công về một đầu mối quản lý ngân sách, tránh tình trạng “khập khiễng”, thiếu chủ động, thiếu gắn kết giữa nguồn lực và chi đầu tư

Thu NSNN 5 năm khó đạt 100% kế hoạch

Uỷ ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội vừa công bố báo cáo thẩm tra việc đánh giá giữa kỳ thực hiện Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020. Theo ông Trần Quang Chiểu, đại biểu Quốc hội, Ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội, thực tế qua 3 năm, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam mới đạt khoảng 6,57% bình quân năm, trong khi dự toán thu chi được xây dựng theo ước tính GDP 6,75%. Quy mô GDP 3 năm mới đạt khoảng 52 – 53% kế hoạch, do đó, thu ngân sách nhà nước (NSNN) 5 năm khó hoàn thành 100% kế hoạch.

Theo ước tính, thu NSNN 5 năm đạt khoảng 6,6 - 6,7 triệu tỷ đồng, bằng 97 - 98% chỉ tiêu trong Kế hoạch 5 năm quốc gia. Do đó, để thu NSNN đạt kế hoạch, cần có sự nỗ lực vào cuộc của cả hệ thống chính trị, dưới sự điều hành của Chính phủ, để tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt mục tiêu. Chỉ khi kinh tế phát triển, sản xuất kinh doanh khởi sắc thì nguồn thu mới có thể bền vững. Đồng thời, các nhiệm vụ chi cũng phải được rà soát chặt chẽ để đảm bảo giữ trần nợ công, bội chi trong kế hoạch.

Quy mô GDP 3 năm mới đạt khoảng 52 – 53% kế hoạch (Ảnh minh họa: KT)

Ông Trần Quang Chiểu cho rằng, thời gian qua, việc điều chỉnh, đổi mới chính sách thu gặp nhiều khó khăn, việc sửa đổi các chính sách thuế, mở rộng cơ sở thuế không được như kỳ vọng nên kết quả thu NSNN chưa được như kế hoạch. Việc rà soát, thu hẹp diện miễn, giảm thuế, rà soát các chính sách ưu đãi ảnh hưởng đến thu NSNN chưa được thực hiện, vẫn còn tình trạng lồng ghép nhiều chính sách xã hội trong các luật về thuế. Điều này ảnh hưởng đến tính bền vững của ngân sách.

“Chi ngân sách tuy cơ cấu được cải thiện tích cực nhưng các nhiệm vụ chi lương và các chính sách an sinh xã hội ngày càng nhiều, xã hội hóa đầu tư còn chậm, làm tỷ lệ chi thường xuyên chưa giảm mạnh. Hơn nữa, việc điều chỉnh mức lương cơ sở, lương hưu và trợ cấp ưu đãi đối với người có công đã bảo đảm tăng bình quân khoảng 7%/năm, nhưng việc tăng lương chưa đi đôi với tinh giản biên chế và giảm chi đối với khu vực sự nghiệp công lập”, ông Chiểu chỉ rõ.

Bên cạnh đó, ông Trần Quang Chiểu cho rằng, mức trần đầu tư công trung hạn 2 triệu tỷ đồng là tính trên tốc độ tăng trưởng kinh tế dự toán 5 năm bình quân là 6,75% và thực hiện 8 giải pháp điều chỉnh chính sách thu, đảm bảo nguồn cho ngân sách trung ương. Tuy nhiên, đến nay một số mục tiêu còn khó khăn nên phải rà soát kỹ lưỡng để đảm bảo chi đầu tư phải gắn kết với nguồn lực, với khả năng trả nợ, tránh tình trạng dàn trải, gây khó khăn cho cân đối ngân sách.

“Nguyên tắc là phải giữ được trần bội chi, nợ công như định hướng. Đồng thời, về lâu dài, cần đưa quản lý đầu tư công về một đầu mối quản lý ngân sách, như chúng ta đã làm với quản lý nợ công, tránh tình trạng “khập khiễng”, thiếu chủ động, thiếu gắn kết giữa nguồn lực và chi đầu tư lâu nay”, ông Chiểu đề xuất.

Kỷ cương quản lý NSNN từng bước siết chặt

Đánh giá việc thực hiện Kế hoạch tài chính 5 năm giai đoạn 2016 – 2020, ông Trần Quang Chiểu cho rằng, sau 3 năm, đã có những kết quả bước đầu quan trọng. Kỷ cương, kỷ luật trong quản lý, điều hành NSNN được siết chặt, từng bước gắn kết giữa chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển.

Ông Trần Quang Chiểu, đại biểu Quốc hội, Ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội

“Tổng thu giai đoạn 3 năm đạt 54 - 55% kế hoạch 5 năm, trong khi giá trị GDP cùng thời kỳ chỉ là 52 - 53% kế hoạch. Tỷ lệ huy động thu vào NSNN bình quân đạt 24,9%, cao hơn kế hoạch theo Nghị quyết 25 là 23,5%. Cơ cấu chi ngân sách chuyển dịch tích cực. Tỷ trọng chi đầu tư phát triển tăng lên 27 - 28%, cao hơn mục tiêu kế hoạch là 25 - 26%. Chi thường xuyên giảm còn 63%, vượt so với mục tiêu là 64%. Kỷ luật chi tiêu được tăng cường hơn giai đoạn trước, các nhiệm vụ chi được đảm bảo kịp thời”, ông Chiểu nói.

Thêm vào đó, các năm gần đây, đã tăng dần được tích luỹ đầu tư, không còn phải vay để đầu tư nhiều như trước. Năm 2016, khoản tích luỹ cho đầu tư khoảng 10.000 tỷ đồng, năm 2017 là khoảng 69.000 tỷ đồng, năm 2018 là khoảng 63.500 tỷ đồng, năm 2019 dự toán là hơn 67.000 tỷ đồng.

“Với sự điều hành quyết liệt, bám sát của Chính phủ, bội chi, nợ công đã được kiểm soát theo mục tiêu. Cơ cấu nợ được cải thiện đáng kể. Đến nay, có thể nói mục tiêu bội chi bình quân 5 năm 3,9% theo Nghị quyết 25 là trong tầm tay. Những kết quả bước đầu trong việc kiểm soát nợ công, bội chi này đã góp phần quan trọng đáng kể trong việc cải thiện xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam”, ông Trần Quang Chiểu nhận định.

Bên cạnh đó, sau 3 năm, các thị trường tài chính, vốn tiếp tục được phát triển đồng bộ. Đến cuối tháng 6/2018, quy mô thị trường vốn đạt 115,3% GDP, trong đó, thị trường cổ phiếu đạt 77,7% GDP, vượt mục tiêu đến năm 2020 là 70%. Quy mô thị trường trái phiếu đạt 37,6% GDP, mục tiêu đến năm 2020 là 45% GDP.

Đối với lĩnh vực doanh nghiệp nhà nước (DNNN), những năm qua, thể chế quản lý khu vực DNNN liên tục được hoàn thiện nhằm quản lý chặt chẽ vốn, tài sản của các tập đoàn, DNNN, thúc đẩy cổ phần hóa, cơ cấu lại DNNN. Hệ thống chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước được ban hành khá đầy đủ, phạm vi điều chỉnh bao quát hơn so với giai đoạn trước.

Theo báo cáo của Chính phủ, đến tháng 6/2018, đã cổ phần hóa 140 DN, thu về 153.103 tỷ đồng, chuyển 115.000 tỷ đồng vào NSNN theo kế hoạch tài chính 5 năm. Thực tế, số thu từ cổ phần hóa 3 năm vừa qua bằng 2,5 lần thu từ cổ phần hóa giai đoạn trước. Tuy nhiên, còn những mục tiêu của cơ cấu lại DNNN cần phải giải pháp quyết liệt mới có thể hoàn thành.

Bên cạnh những kết quả này, Ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội cũng đánh giá cao việc thực hiện đồng bộ các giải pháp về cải cách thể chế, nâng cao năng lực cạnh tranh. Trong 3 năm, riêng lĩnh vực thuế và hải quan đã cắt giảm, đơn giản hóa rất nhiều thủ tục hành chính.

Theo Chính phủ, từ năm 2016 đến cuối tháng 8/2018 đã thực hiện rà soát cắt giảm 174 thủ tục và đơn giản hóa 894 thủ tục hành chính, hiện đại hóa, đổi mới quy trình ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế điện tử tại 63/63 tỉnh thành phố, 100% các chi cục thuế, với khoảng 99% DN tham gia. Thời gian nộp thuế được rút ngắn từ 537 giờ xuống còn 117 giờ. Hiện nay, theo khảo sát của Chính phủ, chi phí tuân thủ thủ tục hành chính về thuế ở mức thấp nhất trong nhóm các thủ tục hành chính./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Giữ an toàn nợ công: Chỉ vay trong khả năng trả nợ
Giữ an toàn nợ công: Chỉ vay trong khả năng trả nợ

VOV.VN - Việt Nam sẽ có thể tiếp tục phải vay nợ, tuy nhiên, việc vay nợ cần phải hết sức thận trọng, có hiệu quả và phải có cơ chế trả nợ rõ ràng.

Giữ an toàn nợ công: Chỉ vay trong khả năng trả nợ

Giữ an toàn nợ công: Chỉ vay trong khả năng trả nợ

VOV.VN - Việt Nam sẽ có thể tiếp tục phải vay nợ, tuy nhiên, việc vay nợ cần phải hết sức thận trọng, có hiệu quả và phải có cơ chế trả nợ rõ ràng.

Ngân sách Nhà nước: Nguồn thu hẹp dần, “cửa” chi phình ra
Ngân sách Nhà nước: Nguồn thu hẹp dần, “cửa” chi phình ra

VOV.VN -Thời gian qua, tốc độ tăng chi NSNN lớn hơn tốc độ tăng thu NSNN, dẫn đến cân đối NSNN khó khăn, bội chi cao, điều này đe doạ tính bền vững của NSNN.

Ngân sách Nhà nước: Nguồn thu hẹp dần, “cửa” chi phình ra

Ngân sách Nhà nước: Nguồn thu hẹp dần, “cửa” chi phình ra

VOV.VN -Thời gian qua, tốc độ tăng chi NSNN lớn hơn tốc độ tăng thu NSNN, dẫn đến cân đối NSNN khó khăn, bội chi cao, điều này đe doạ tính bền vững của NSNN.

Đề nghị không chi ngân sách mua sắm xe công năm 2019
Đề nghị không chi ngân sách mua sắm xe công năm 2019

VOV.VN - Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội đề nghị không bố trí kinh phí mua sắm trang thiết bị đắt tiền, xe công trong năm 2019.

Đề nghị không chi ngân sách mua sắm xe công năm 2019

Đề nghị không chi ngân sách mua sắm xe công năm 2019

VOV.VN - Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội đề nghị không bố trí kinh phí mua sắm trang thiết bị đắt tiền, xe công trong năm 2019.

Thu ngân sách tăng chậm, chi thường xuyên vẫn tăng nhanh
Thu ngân sách tăng chậm, chi thường xuyên vẫn tăng nhanh

VOV.VN - 9 tháng qua, ngân sách Nhà nước (NSNN) thâm hụt 38.300 tỷ đồng. Khoản chi ngân sách lớn nhất vẫn là chi thường xuyên, chi cho bộ máy nhà nước.

Thu ngân sách tăng chậm, chi thường xuyên vẫn tăng nhanh

Thu ngân sách tăng chậm, chi thường xuyên vẫn tăng nhanh

VOV.VN - 9 tháng qua, ngân sách Nhà nước (NSNN) thâm hụt 38.300 tỷ đồng. Khoản chi ngân sách lớn nhất vẫn là chi thường xuyên, chi cho bộ máy nhà nước.

Tỉ lệ nợ công Việt Nam giảm xuống còn 61,4% GDP
Tỉ lệ nợ công Việt Nam giảm xuống còn 61,4% GDP

VOV.VN - Báo cáo trước Quốc hội sáng nay (22/10), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho biết, nợ công Việt Nam giảm xuống còn khoảng 61,4% GDP.

Tỉ lệ nợ công Việt Nam giảm xuống còn 61,4% GDP

Tỉ lệ nợ công Việt Nam giảm xuống còn 61,4% GDP

VOV.VN - Báo cáo trước Quốc hội sáng nay (22/10), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho biết, nợ công Việt Nam giảm xuống còn khoảng 61,4% GDP.