Cần thanh tra toàn diện doanh nghiệp “núp bóng” thăm dò vàng

VOV.VN - Người dân phản ánh doanh nghiệp có nhiều sai phạm về sử dụng đất, sử dụng lao động nhưng vẫn ngang nhiên hoạt động trong 5 năm qua.

Như VOV đã phản ánh, trong 5 năm liền Công ty CP khoáng sản Đông Trường Sơn liên tục xin gia hạn giấy phép thăm dò nhưng là để tiến hành khai thác vàng, gây thấy thoát tài nguyên tại huyện miền núi A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế nhưng các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương hầu như không kiểm soát được hoạt động của doanh nghiệp này. Trong khi đó, doanh nghiệp lấy lý do trữ lượng lượng vàng thấp, chưa tìm được công nghệ khai thác phù hợp để kéo dài thời gian thăm dò càng khiến dư luận thêm bức xúc.

Trước khi Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép cho Công ty CP Khoáng sản Đông Trường Sơn thăm dò khoáng sản, đồi A Pey B, xã Hồng Thủy từng là bãi khai thác vàng trái phép. Chính quyền địa phương, cơ quan chức năng huyện A Lưới tốn nhiều công sức truy quét, đẩy đuổi các đối tượng khai thác trái phép, giữ gìn an ninh trật tự.

Nhiều quả đồi bị đào xúc, chưa được hoàn thổ.
Thế nhưng, từ khi giao khu đất này cho doanh nghiệp quản lý, thăm dò, đánh giá trữ lượng, tình trạng khai thác trái phép vẫn chưa được chấm dứt. Người dân thấy Công ty khai thác được họ cũng lao vào kiếm sống. Không những vậy, phía Công ty CP Khoáng sản Đông Trường Sơn còn tự ý đưa lao động nước ngoài vào làm việc trái phép. 

Ngày 28/6/2016, Cơ quan chức năng tỉnh Thừa Thiên-Huế và huyện A Lưới lập biên bản đối với Công ty CP Khoáng sản Đông Trường Sơn về việc sử dụng 2 lao động Trung Quốc không báo cáo với Sở LĐ-TB&XH tỉnh này.

Ông Hoàng Văn Phước, Trưởng phòng Việc làm an toàn lao động, Sở LĐ-TB&XH tỉnh Thừa Thiên - Huế xác nhận, có 10 lao động nước ngoài hoạt động trái phép tại đây đã trục xuất khỏi địa phương.

“Công ty Đông Trường Sơn có sử dụng lao động là người nước ngoài trái phép vì chưa được cấp phép của Sở LĐ-TB&XH. Việc làm này không đúng quy định về người lao động nước ngoài tạm nhập cảnh vào để làm việc theo sự bảo lãnh của Công ty Đông Trường Sơn. Đồng thời cũng sai về qui định của Bộ Luật lao động đối với người nước ngoài làm việc tại Việt Nam”, ông Phước chỉ rõ.

Trở lại vấn đề Công ty CP Khoáng sản Đông Trường Sơn hoạt động có đúng như giấy phép thăm dò khoáng sản hay không? Cho đến nay, hầu như các cơ quan chức năng và chính quyền huyện A Lưới không kiểm soát được hoạt động thăm dò này. Và không ai biết chắc, doanh nghiệp đã lấy đi bao nhiêu lượng vàng.

Ông Hồ Văn Dũng, Trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, tất cả mọi thủ tục từ đánh giá trữ lượng, thẩm định đề án, cấp phép hoạt động… đều được Công ty làm việc với Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Theo qui định, trước khi cấp phép thăm dò, doanh nghiệp phải có đề án trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định. Căn cứ vào đề án đó, cơ quan quản lý nhà nước giám sát hoạt động có đúng giấy phép hay không? Thế nhưng, từ ngày Công ty CP khoáng sản Đông Trường Sơn hoạt động thăm dò khoáng sản tại mỏ vàng A Pey B, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện A Lưới không biết đề án đó là gì?

Ông Hồ Văn Dũng, Trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế khẳng định, việc thăm dò mà đào bới nhiều diện tích như thế là có dấu hiệu khai thác nhưng khi cơ quan vào kiểm tra thì công ty ngăn cản.

“Về nguyên tắc, doanh nghiệp có đề án đã được thông qua mới được làm. Tuy nhiên mỗi lần phòng tài nguyên tới kiểm tra doanh nghiệp đều không xuất trình đề án. Cơ quan cấp phép cần phải thường xuyên kiểm tra, giám sát việc này. Nếu doanh nghiệp không đủ điều kiện theo đề án có thể dừng, chấm dứt hoạt động thăm dò, tránh việc lợi dụng thăm dò để khai thác vàng”, ông Dũng chỉ rõ.

Thời gian thăm dò vàng gốc của Công ty CP Khoáng sản Đông Trường Sơn tại mỏ vàng A Pey B kéo dài nằm ngoài tầm kiểm soát của chính quyền địa phương và cơ quan chức năng huyện A Lưới. Trong khi đó, ông Nguyễn Mạnh Đại Lân, Phó Trưởng Phòng Tài nguyên khoáng sản, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thừa Thiên-Huế lại "đá" trách nhiệm lên Bộ Tài nguyên và Môi trường.

“Việc này không thuộc thẩm quyền của chính quyền địa phương, không thuộc thẩm quyền của tỉnh. Theo báo cáo Công ty, họ đã nộp hồ sơ đề nghị gia hạn, còn thời gian thụ lý để ra quyết định gia hạn hay không thuộc thẩm quyền của Tổng cục Địa chất Khoáng sản của Bộ Tài nguyên và Môi trường”, ông Lân giải thích.

Trong khi đó, ông Phan Ngọc Thọ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế thừa nhận, trước đây, tỉnh nhiều lần kiểm tra và phát hiện có dấu hiệu sai phạm tại Công ty CP Khoáng sản Đông Trường Sơn như sử dụng đất, đưa người lao động nước ngoài vào làm việc trái phép tại khu vực mỏ…

UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế đã chỉ đạo thành lập một Đoàn thanh tra liên ngành để làm rõ những phản ánh của người dân về những sai phạm của Công ty CP Khoáng sản Đông Trường Sơn. Ông Phan Ngọc Thọ cũng cho biết, tháng 9 tới, Đoàn công tác sẽ tiến hành thanh tra và công bố rộng rãi kết quả thanh tra cho người dân được biết về tình hình hoạt động của Công ty CP Khoáng sản Đông Trường Sơn.

“UBND tỉnh đã chỉ đạo thành lập một đoàn thanh tra liên ngành để kiểm tra, thanh tra tất cả quá trình hoạt động của Công ty Đông Trường Sơn, về việc khai thác, thăm dò, sử dụng người lao động nước ngoài, việc sử dụng đất…để xử lý những vi phạm nếu thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh, báo cáo Bộ Tài nguyên Môi trường để xử lý vi phạm nếu vượt quá thẩm quyền”, ông Thọ khẳng định.

Đây không phải lần đầu tiên người dân huyện miền núi A lưới, tỉnh Thừa Thiên-Huế bất bình với tình trạng doanh nghiệp lợi dụng giấy phép thăm dò để khai thác vàng trốn thuế. Trước đó, từ năm 2008, một đơn vị khác là Công ty CP Vạn Phát cũng được cấp phép thăm dò vàng gốc trên diện tích 30 ha tại khu vực xã Nhâm, huyện A Lưới. Sau nhiều năm “thăm dò”, băm nát rừng, công ty này đã “lặng lẽ rút êm” vì lý do trữ lượng vàng thấp?

Liệu kịch bản này có lặp lại đối với Công ty CP Khoáng sản Đông Trường Sơn? Dư luận nhân dân hoàn toàn có lý khi cho rằng, doanh nghiệp này lợi dụng giấy phép thăm dò để khai thác vàng trái phép, trốn thuế trục lợi.

Và có hay không thế lực “ngầm” bao che cho doanh nghiệp  này? Câu trả lời đang chờ các ngành chức năng và chính quyền địa phương tỉnh Thừa Thiên-Huế lên tiếng giải đáp./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cận cảnh đường hầm khai thác vàng trái phép ở Quảng Trị
Cận cảnh đường hầm khai thác vàng trái phép ở Quảng Trị

VOV.VN - Lực lượng biên phòng tỉnh Quảng Trị đã dùng mìn đánh sập 6 hầm mỏ, phá hủy 14 máy móc phương tiện và lán trại của đối tượng làm vàng trái phép.

Cận cảnh đường hầm khai thác vàng trái phép ở Quảng Trị

Cận cảnh đường hầm khai thác vàng trái phép ở Quảng Trị

VOV.VN - Lực lượng biên phòng tỉnh Quảng Trị đã dùng mìn đánh sập 6 hầm mỏ, phá hủy 14 máy móc phương tiện và lán trại của đối tượng làm vàng trái phép.

Chém nhà báo ở Thái Nguyên vì phóng sự khai thác vàng trái phép
Chém nhà báo ở Thái Nguyên vì phóng sự khai thác vàng trái phép

VOV.VN - Cho rằng trong phóng sự của nhà báo Nguyễn Ngọc Quang về khai thác vàng trái phép ảnh hưởng đến bố mình, nên Huy rủ bạn cầm dao đi chém cho bõ tức.

Chém nhà báo ở Thái Nguyên vì phóng sự khai thác vàng trái phép

Chém nhà báo ở Thái Nguyên vì phóng sự khai thác vàng trái phép

VOV.VN - Cho rằng trong phóng sự của nhà báo Nguyễn Ngọc Quang về khai thác vàng trái phép ảnh hưởng đến bố mình, nên Huy rủ bạn cầm dao đi chém cho bõ tức.

Nguy cơ mất trắng cả trăm tỷ tiền nợ thuế khai thác vàng
Nguy cơ mất trắng cả trăm tỷ tiền nợ thuế khai thác vàng

Nhiều khả năng thuế khai thác vàng  sẽ không thu được khi doanh nghiệp tuyên bố phá sản và khi phá sản, theo quy định nợ sẽ được xóa.

Nguy cơ mất trắng cả trăm tỷ tiền nợ thuế khai thác vàng

Nguy cơ mất trắng cả trăm tỷ tiền nợ thuế khai thác vàng

Nhiều khả năng thuế khai thác vàng  sẽ không thu được khi doanh nghiệp tuyên bố phá sản và khi phá sản, theo quy định nợ sẽ được xóa.