Căng thẳng với Nga khiến kinh tế châu Âu có nguy cơ sụt giảm

VOV.VN - Những căng thẳng giữa EU và Nga có thể khiến mục tiêu tăng trưởng kinh tế của khu vực này trở nên khó có thể đạt được.

Căng thẳng leo thang trong quan hệ với Nga khiến châu Âu rơi vào nguy cơ giảm tăng trưởng kinh tế trong năm nay, thậm chí trong cả năm sau. Đây là lời cảnh báo của Ủy ban châu Âu (EC) đưa ra trong báo cáo mới nhất về triển vọng kinh tế khu vực.

“Nếu căng thẳng với Nga tiếp tục leo thang thì sẽ dẫn tới sự gián đoạn lớn trong nguồn cung cấp khí đốt và dầu thô, khiến giá cả hàng hóa tăng mạnh. Ảnh hưởng tiêu cực đối với các quốc gia thành viên có thể sẽ rất lớn”, báo cáo nêu rõ.

Nga đang đối đầu với Mỹ và châu Âu trong cuộc khủng hoảng địa chính trị tại Ukraine. Các nhà lãnh đạo phương Tây cáo buộc Nga đứng đằng sau các cuộc biểu tình và tình trạng phạm pháp ở miền Đông Ukraine; song phía Nga kiên quyết bác bỏ.

Mỹ và châu Âu đều đã áp đặt lệnh trừng phạt lên nhiều công ty và cá nhân của Nga. Trong khi đó, Nga cảnh báo rằng hoạt động xuất khẩu khí đốt tự nhiên sang EU có thể bị gián đoạn do nước này đang cân nhắc việc dừng nguồn cung cho Ukraine, vốn là trạm trung chuyển khí đốt từ Nga sang châu Âu.

EU đã thống nhất áp dụng lệnh trừng phạt với 15 quan chức khác của Nga, với cáo buộc những người này có vai trò quan trọng trong cuộc khủng hoảng Ukraine. Đồng thời cảnh báo sẽ áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt cứng rắn đối với Nga nếu nước này không có những nỗ lực làm dịu tình hình căng thẳng tại Ukraine.

Kinh tế châu Âu thời gian gần đây đang cho thấy một số tín hiệu khả quan.

Nếu không tính đến những vấn đề xung quanh mối quan hệ với Nga, tăng trưởng kinh tế của Liên minh châu Âu được dự đoán đạt 1,6% trong năm nay và 2% trong năm sau, so với mức 0,1% trong năm ngoái. EC cũng dự báo 18 quốc gia trong khu vực đồng tiền chung châu Âu sẽ tăng trưởng 1,2% trong năm nay và 1,7% trong năm sau.

Tuy nhiên, những căng thẳng giữa EU và Nga có thể khiến mục tiêu trên khó có thể trở thành hiện thực.  Bên cạnh đó, lạm phát thấp cũng là một mối đe dọa đối với nền kinh tế châu Âu.

EC dự báo, lạm phát của eurozone có thể giảm còn 0,8% trong năm 2014 trước khi tăng lên 1,2% trong năm sau. Số liệu mới nhất này thấp hơn nhiều so với mức dự đoán lạm phát 1,5% trong năm nay đưa ra trước đây và mục tiêu 2% của Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB)./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ngân hàng nào cho Nga vay nhiều nhất?
Ngân hàng nào cho Nga vay nhiều nhất?

VOV.VN - Các ngân hàng nước ngoài nắm một thị phần lớn với tổng mức cho vay trong năm 2013 lên tới 219 tỷ USD.

Ngân hàng nào cho Nga vay nhiều nhất?

Ngân hàng nào cho Nga vay nhiều nhất?

VOV.VN - Các ngân hàng nước ngoài nắm một thị phần lớn với tổng mức cho vay trong năm 2013 lên tới 219 tỷ USD.

Nga, Ukraine và EU nhất trí nối lại đàm phán về khí đốt
Nga, Ukraine và EU nhất trí nối lại đàm phán về khí đốt

VOV.VN - Hai vòng đàm phán mới về vấn đề khí đốt sẽ được tổ chức vào giữa và cuối tháng 5 này.

Nga, Ukraine và EU nhất trí nối lại đàm phán về khí đốt

Nga, Ukraine và EU nhất trí nối lại đàm phán về khí đốt

VOV.VN - Hai vòng đàm phán mới về vấn đề khí đốt sẽ được tổ chức vào giữa và cuối tháng 5 này.

Nga sẽ không rơi xuống đáy một mình
Nga sẽ không rơi xuống đáy một mình

VOV.VN - Việc làm tổn hại đến nền kinh tế Nga cũng sẽ có tác động đến các doanh nghiệp và hoạt động xuất khẩu tại thị trường này.

Nga sẽ không rơi xuống đáy một mình

Nga sẽ không rơi xuống đáy một mình

VOV.VN - Việc làm tổn hại đến nền kinh tế Nga cũng sẽ có tác động đến các doanh nghiệp và hoạt động xuất khẩu tại thị trường này.

Lệnh trừng phạt không thể làm khó Nga ở "thiên đường thuế"
Lệnh trừng phạt không thể làm khó Nga ở "thiên đường thuế"

VOV.VN - Các công ty lớn nhất của Nga đang chuyền dần tiền và tài sản của mình sang một số quốc gia châu Âu để tránh lệnh trừng phạt.

Lệnh trừng phạt không thể làm khó Nga ở "thiên đường thuế"

Lệnh trừng phạt không thể làm khó Nga ở "thiên đường thuế"

VOV.VN - Các công ty lớn nhất của Nga đang chuyền dần tiền và tài sản của mình sang một số quốc gia châu Âu để tránh lệnh trừng phạt.