Cảnh báo lừa đảo doanh nghiệp qua Internet tại Cameroon

(VOV)-Các đối tượng tại châu Phi thường quảng cáo trên Internet, các kẽ hở của thương mại điện tử làm công cụ lừa doanh nghiệp Việt Nam.

Trong những tháng đầu năm 2013, Vụ Thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á (Vụ KV4) - Bộ Công Thương tiếp tục nhận được thư của một số doanh nghiệp Việt Nam đề nghị hỗ trợ xác minh doanh nghiệp tại Cameroon liên hệ giao dịch qua mạng Internet.

Sau khi tiến hành kiểm tra các giấy tờ pháp lý doanh nghiệp Cameroon cung cấp theo yêu cầu của phía Việt Nam như Giấy phép đăng ký kinh doanh, Giấy phép xuất nhập khẩu, Vụ KV4 phát hiện những giấy tờ này là giả mạo và kịp thời thông báo để doanh nghiệp Việt Nam chấm dứt mọi giao dịch với những doanh nghiệp Cameroon nêu trên.

Vào tháng 7/2012, một doanh nghiệp nhập khẩu gỗ của Việt Nam cũng đã liên hệ giao dịch qua trang www.ceblaza.net với doanh nghiệp cung cấp gỗ ở Cameroon có tên Woodventure Group. Theo hợp đồng, nhà xuất khẩu Cameroon sẽ cung cấp một khối lượng gỗ Tali logs rất lớn trị giá hơn 400.000 USD và công ty Việt Nam đặt cọc 10% giá trị hợp đồng. 90% còn lại sẽ thanh toán bằng DP qua ngân hàng sau khi bên mua nhận được chứng từ gốc. Thời gian giao hàng trong vòng 2 tuần kể từ ngày nhận tiền đặt cọc.

Tuy nhiên, sau khi nhận tiền đặt cọc hơn 1 tháng (40.000 USD), doanh nghiệp phía Cameroon không tiến hành giao hàng và đã cắt đứt mọi liên lạc. Khi tiến hành kiểm tra Giấy phép kinh doanh do Woodventure Group cung cấp, Vụ KV4 đã phát hiện giấy phép giả mạo. Địa chỉ của doanh nghiệp Cameroon cũng không có thật. Phòng Thương mại, Công nghiệp, Mỏ và Thủ công Cameroon cũng xác nhận điều này và khuyến cáo doanh nghiệp Việt Nam không nên giao dịch với các đối tượng nói trên của Cameroon.

Trước thực trạng này, Vụ KV4 đề xuất những biện pháp phòng ngừa rủi ro khi kinh doanh với đối tác tại các nước Châu Phi. Đó là, doanh nghiệp cần chủ động tham gia các Hội thảo doanh nghiệp, các Hội chợ thương mại tổ chức tại châu Phi, các đoàn xúc tiến thương mại do các Bộ, ngành tổ chức hoặc trực tiếp đi khảo sát tìm hiểu thị trường, đồng thời thông qua các Thương vụ của Việt Nam ở châu Phi hoặc các doanh nghiệp quen giới thiệu, tiếp cận đối tác uy tín.

DN không nên tìm kiếm khách hàng qua mạng Internet, trước thực tế các đối tượng tại châu Phi thường sử dụng hình thức quảng cáo trên Internet, các kẽ hở của thương mại điện tử làm công cụ tiến hành lừa đảo doanh nghiệp Việt Nam.

DN cần đề nghị đối tác nước ngoài cung cấp địa chỉ đầy đủ bao gồm cả giấy phép đăng ký kinh doanh, thẻ xuất nhập khẩu và địa chỉ ngân hàng nơi công ty nước ngoài mở tài khoản và gửi cho Thương vụ Việt Nam tại các nước châu Phi hoặc gửi về Bộ Công Thương.

Về phương thức thanh toán, nên thương lượng với đối tác để sử dụng hình thức thư tín dụng L/C hoặc bảo đảm của ngân hàng để phòng ngừa nguy cơ không thanh toán của người mua, nhất là đối với đối tác mới giao dịch lần đầu.

Về nhập khẩu hàng từ châu Phi, cần tiến hành kiểm định hàng hóa thông qua tổ chức giám định quốc tế có uy tín tại nước sở tại trước khi đưa hàng lên tàu (qua các công ty như Bitec International SA, Văn phòng Veritas).

Doanh nghiệp Việt Nam cần chấm dứt các giao dịch với đối tác sau khi đã được Bộ Công Thương hoặc các Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài khuyến cáo./.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thêm hai trường hợp lừa đảo doanh nghiệp tại Togo
Thêm hai trường hợp lừa đảo doanh nghiệp tại Togo

Vụ Thị trường Châu Phi, Tây Á, Nam Á, Bộ Công Thương cho biết, trong tháng 3, đã nhận được thư của hai doanh nghiệp Việt Nam nhờ xác minh đối tác tại Togo.

Thêm hai trường hợp lừa đảo doanh nghiệp tại Togo

Thêm hai trường hợp lừa đảo doanh nghiệp tại Togo

Vụ Thị trường Châu Phi, Tây Á, Nam Á, Bộ Công Thương cho biết, trong tháng 3, đã nhận được thư của hai doanh nghiệp Việt Nam nhờ xác minh đối tác tại Togo.

Bị lừa đảo qua mạng: Hám lợi hay thiếu hiểu biết?
Bị lừa đảo qua mạng: Hám lợi hay thiếu hiểu biết?

(VOV) -Câu hỏi đặt ra là tại sao nhiều công ty lừa đảo qua mạng bị phát giác mà nhiều người vẫn “bị lừa”?

Bị lừa đảo qua mạng: Hám lợi hay thiếu hiểu biết?

Bị lừa đảo qua mạng: Hám lợi hay thiếu hiểu biết?

(VOV) -Câu hỏi đặt ra là tại sao nhiều công ty lừa đảo qua mạng bị phát giác mà nhiều người vẫn “bị lừa”?

Đề nghị điều tra kiểu huy động vốn lừa đảo qua mạng
Đề nghị điều tra kiểu huy động vốn lừa đảo qua mạng

Mỗi người tham gia đóng 8 triệu đồng, người này vận động tiếp 2 người khác tham gia đóng 8 triệu và cứ thế vận động theo kiểu “ma trận tuần hoàn”.

Đề nghị điều tra kiểu huy động vốn lừa đảo qua mạng

Đề nghị điều tra kiểu huy động vốn lừa đảo qua mạng

Mỗi người tham gia đóng 8 triệu đồng, người này vận động tiếp 2 người khác tham gia đóng 8 triệu và cứ thế vận động theo kiểu “ma trận tuần hoàn”.