Chợ Hàng Việt về nông thôn gắn kết doanh nghiệp với người dân

VOV.VN -Phiên chợ còn củng cố thêm niềm tin của bà con với các mặt hàng, sản phẩm do Việt Nam sản xuất.

Vừa qua tại Thị trấn Gành Hào, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu, Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp (BSA) phối hợp với Sở công thương tỉnh tổ chức Phiên chợ hàng Việt về nông thôn. Đây là phiên chợ hàng Việt về nông thôn đầu tiên trong năm 2015 này có sự tham gia của 30 doanh nghiệp với gần 40 gian hàng.



Trong 3 ngày diễn ra, phiên chợ đã thu hút đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm. Sự thành công này thêm một lần nữa khẳng định: Những phiên chợ hàng Việt về nông thôn đã góp phần gắn kết doanh nghiệp trong nước với người dân quê, củng cố thêm niềm tin của bà con với các mặt hàng, sản phẩm do Việt Nam sản xuất.

3 ngày diễn ra Phiên chợ hàng Việt về nông thôn tại Thị trấn Gành Hào, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu là cả 3 ngày nơi đây luôn tấp nập bà con từ các địa phương trong vùng tìm đến, đông đảo nhất là vào các buổi tối. Tết nhất đã gần kề nên người người, nhà nhà đều có nhu cầu mua sắm, bên cạnh đó các mặt hàng, sản phẩm tại phiên chợ vừa có mẫu mã đẹp, vừa chất lượng, giá cả phù hợp với túi tiền của người dân quê, đó chính là những nguyên nhân để bà con từ nhiều nơi trong vùng tìm đến phiên chợ.

Chị Phạm Ngọc Chính ở xã Tân Thuận, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau hồ hởi cho biết: “Thấy hàng Việt về nông thôn, mua đồ vừa đẹp, vừa rẻ nên đi mua cũng thích. Bà con mua sắm nhộn nhịp, rất vui”.

Điều dễ nhận thấy là mỗi lần tổ chức Phiên chợ hàng Việt về nông thôn là mỗi lần Ban tổ chức và các doanh nghiệp tham gia gặp không ít khó khăn, vất vả, nhất là trong việc vận chuyển sản phẩm, hàng hóa đến địa điểm diễn ra phiên chợ. Tuy nhiên, bù vào đó là niềm vui lớn, bởi sau mỗi phiên chợ, những mặt hàng, sản phẩm của các doanh nghiệp càng được nhiều người biết đến, niềm tin của bà con đối với các mặt hàng, sản phẩm của các doanh nghiệp ngày một tăng lên.


Bà con tấp nập đến phiên chợ mua sắm vào buổi tối

Đặc biệt, qua phiên chợ, các doanh nghiệp có điều kiện tìm hiểu, nắm bắt nhu cầu tiêu dùng của người dân ở mỗi vùng quê để từ đó có chiến lược phát triển sản xuất, kinh doanh phù hợp. Anh Đặng Công Minh- Giám đốc Công ty TNHH Quốc tế PARVATI cho biết: Sở dĩ các mặt hàng, sản phẩm của đơn vị được nhiều người dân ở quê biết đến là nhờ trong 2 năm qua Công ty anh đã tham gia gần 40 Phiên chợ hàng Việt về nông thôn.

Theo ông Phan Văn Sáu- Phó Giám đốc Sở công thương tỉnh Bạc Liêu, gần 6 năm qua, Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp (BSA) phối hợp với Sở công thương tỉnh Bạc Liêu đã tổ chức được 9 phiên chợ đưa hàng Việt về các vùng nông thôn trong tỉnh. Phiên chợ nào cũng thành công khi nhận được sự tham gia nhiệt tình của nhiều doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao và thu hút được đông đảo người dân quê tìm đến.

Phiên chợ tổ chức tại Thị trấn Gành Hào lần này đã thu hút hơn 17.500 lượt bà con đến tham quan, mua sắm với doanh thu hơn 1,3 tỷ đồng, đặc biệt trong năm ngoái phiên chợ cũng diễn ra tại đây đã mang về cho các doanh nghiệp con số kỷ lục về doanh thu là  2,1 tỷ đồng.

Với các mặt hàng, sản phẩm khá đa dạng về chủng loại, với các chương trình khuyến mãi, giảm giá nhân dịp Tết đến, xuân về, với những phần quà mà các doanh nghiệp dành tặng cho các hộ nghèo và những học sinh nghèo tại các địa phương, có thể khẳng định những Phiên chợ hàng Việt về nông thôn mang đầy ắp niềm vui đến cho bà con, củng cố thêm  niềm tin yêu của bà con đối với các mặt hàng, sản phẩm Việt, qua đó càng gắn kết các doanh nghiệp trong nước với người dân quê, góp phần đẩy mạnh việc thực hiện cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" do Bộ Chính trị phát động./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Khi người Việt ưu tiên dùng hàng Việt
Khi người Việt ưu tiên dùng hàng Việt

VOV.VN - Hiện, tỷ lệ người dân Thành phố Hồ Chí Minh biết đến cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam " đã đạt khoảng 96%.

Khi người Việt ưu tiên dùng hàng Việt

Khi người Việt ưu tiên dùng hàng Việt

VOV.VN - Hiện, tỷ lệ người dân Thành phố Hồ Chí Minh biết đến cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam " đã đạt khoảng 96%.

Hòa Kỳ là thị trường lớn nhất của hàng Việt xuất khẩu
Hòa Kỳ là thị trường lớn nhất của hàng Việt xuất khẩu

VOV.VN -Thị trường này dẫn đầu các nhà nhập khẩu hàng Việt năm 2014, với kim ngạch ước tính đạt 28,5 tỷ USD, tăng 19,6% so năm 2013.

Hòa Kỳ là thị trường lớn nhất của hàng Việt xuất khẩu

Hòa Kỳ là thị trường lớn nhất của hàng Việt xuất khẩu

VOV.VN -Thị trường này dẫn đầu các nhà nhập khẩu hàng Việt năm 2014, với kim ngạch ước tính đạt 28,5 tỷ USD, tăng 19,6% so năm 2013.

Doanh thu hàng Việt chiếm 80% tổng doanh thu bán hàng tại Quảng Ngãi
Doanh thu hàng Việt chiếm 80% tổng doanh thu bán hàng tại Quảng Ngãi

VOV.VN - Đã có hơn 1.400 doanh nghiệp tham gia 27 hội chợ, triển lãm hàng Việt, tích cực đưa Hàng Việt về nông thôn.

Doanh thu hàng Việt chiếm 80% tổng doanh thu bán hàng tại Quảng Ngãi

Doanh thu hàng Việt chiếm 80% tổng doanh thu bán hàng tại Quảng Ngãi

VOV.VN - Đã có hơn 1.400 doanh nghiệp tham gia 27 hội chợ, triển lãm hàng Việt, tích cực đưa Hàng Việt về nông thôn.

Hàng Trung Quốc “đội lốt” hàng Việt để lừa người tiêu dùng
Hàng Trung Quốc “đội lốt” hàng Việt để lừa người tiêu dùng

VOV.VN -Một số nhà sản xuất sử dụng hàng giả, hàng kém chất lượng, mua hàng ngoại nhập giá rẻ rồi dán mác “hàng Việt Nam chất lượng cao”để lừa khách hàng.

Hàng Trung Quốc “đội lốt” hàng Việt để lừa người tiêu dùng

Hàng Trung Quốc “đội lốt” hàng Việt để lừa người tiêu dùng

VOV.VN -Một số nhà sản xuất sử dụng hàng giả, hàng kém chất lượng, mua hàng ngoại nhập giá rẻ rồi dán mác “hàng Việt Nam chất lượng cao”để lừa khách hàng.

Hàng Việt về nông thôn: Cảnh giác hàng kém chất lượng
Hàng Việt về nông thôn: Cảnh giác hàng kém chất lượng

VOV.VN -Không ít doanh nghiệp lại lợi dụng Chương trình đưa hàng Việt về nông thôn để trà trộn các mặt hàng kém chất lượng.

Hàng Việt về nông thôn: Cảnh giác hàng kém chất lượng

Hàng Việt về nông thôn: Cảnh giác hàng kém chất lượng

VOV.VN -Không ít doanh nghiệp lại lợi dụng Chương trình đưa hàng Việt về nông thôn để trà trộn các mặt hàng kém chất lượng.