Đại biểu Quốc hội: “Thuốc trị nợ xấu đã đúng liều”

VOV.VN - Đại biểu Trần Hoàng Ngân nhận định, tiến trình xử lý nợ xấu ở nước ta đang đi đúng hướng và phù hợp nên đạt được kết quả khả quan.

Đánh giá về khả năng xử lý nợ xấu, Đại biểu Trần Hoàng Ngân, Đoàn ĐBQH TP HCM cho biết, hiện tiến trình xử lý nợ xấu ở nước ta đang đi đúng hướng, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh nên đạt được kết quả khả quan, được các chuyên gia trong và ngoài nước ghi nhận.

Trong quá trình tái cơ cấu các ngân hàng thương mại, việc xử lý nợ xấu đã ổn định được hệ thống ngân hàng thương mại, loại bỏ được các ngân hàng yếu kém, làm rõ được các “đại gia ảo”, từ đó có bài toán xử lý nợ xấu trong điều kiện và khả năng phù hợp, đặc biệt thông qua việc thành lập Công ty Quản lý tài sản (VAMC).

Đại biểu Trần Hoàng Ngân còn cho rằng, có thể nhìn thấy ngay thành quả cũng như kinh nghiệm trong xử lý nợ xấu ngay từ thị trường bất động sản. Đến nay thị trường bất động sản đã ấm lên, đó chính là kết quả của giải pháp xử lý nợ xấu đúng đắn.

 

Đại biểu Trần Hoàng Ngân đánh giá lạc quan về tiến trình xử lý nợ xấu.
Tuy nhiên, Đại biểu Trần Hoàng Ngân nhận định, dù “thuốc” trị nợ xấu đã “đúng liều” nhưng vẫn phải kiểm soát tốt thị trường bất động sản, tuyệt đối không thể để cho thị trường bất động sản phát triển nóng, nếu lại để thị trường này phát triển nóng có thể sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng về sau.

“Khi đạt được những mục tiêu nhất định và tách được khối nợ xấu sang một bên, điều này đã khiến lưu thông tiền tệ thông thoáng hơn, dư nợ tín dụng tăng trở lại. Dư nợ tính dụng tăng trở lại đã làm tổng vốn đầu tư tăng lên, góp phần vào tăng trưởng kinh tế. Cùng với đó, khi thể chế hoàn thiện với Luật Đầu tư công, Luật Quản lý sử dụng vốn của Nhà nước tại các doanh nghiệp đã làm tăng hiệu quả sử dụng vốn”, Đại biểu Trần Hoàng Ngân chỉ rõ.

Ngoài việc ghi nhận những thành công trong công tác xử lý nợ xấu, Đại biểu Trần Hoàng Ngân cũng đánh giá cao việc kiểm soát tốt lạm phát ở mức thấp trong thời gian qua. Trong đó, việc kiểm soát tốt lạm phát phụ thuộc từ nhiều yếu tố, ngoài những yếu tố chủ quan do những kinh nghiệm xử lý lạm phát, còn có những yếu tố khách quan do giá dầu, giá lương thực thế giới toàn cầu giảm. Đây là yếu tố chiếm đến gần 50% trong rổ hàng hóa tính CPI nên lạm phát đã được kiểm soát thấp.

“Chúng ta phải phát huy khả năng giảm lạm phát để kéo mặt bằng lãi suất giảm xuống. Điều này sẽ hỗ trợ sản xuất kinh doanh, giúp các doanh nghiệp tăng vốn đầu tư vào công nghệ để quyết định năng lực cạnh tranh của Việt Nam trong thời gian tới”, Đại biểu Trần Hoàng Ngân chỉ rõ.

Tăng trưởng 6,5-7%/năm giai đoạn 2016 - 2020 là khả thi

Tin vào việc thực hiện thành công chỉ tiêu kinh tế bình quân 6,5-7%/năm giai đoạn 2015-2020, Đại biểu Trần Hoàng Ngân cho rằng, đây là chỉ tiêu thực sự khả thi, vì năm 2015 đã có dấu hiệu hồi phục của nền kinh tế khi mức tăng trưởng kinh tế bình quân đã là 6,5%/năm.

Tuy nhiên, Đại biểu Trần Hoàng Ngân cho rằng, để nền kinh tế phát triển bền vững, nước ta phải dựa vào yếu tố vốn và năng suất. Để đóng góp cho tăng trưởng kinh tế, yếu tố năng suất tổng hợp ở mức 25-27%, yếu tố về vốn lại chiếm trên 50%. Trong khi yếu tố vốn hiện nay đang là lực cản đối với Việt Nam, dư địa cho việc tăng vốn là rất khó thì yếu tố tăng năng suất càng cần phải được coi trọng.

“Nâng cao yếu tố về năng suất lao động cùng các yếu tố tổng hợp, nhưng cũng phải cương quyết giữ vững kinh tế vĩ mô, kiểm soát tốt lạm phát, vấn đề cán cân thương mại, cán cân thanh toán vãng lai, tỉ giá kiểm soát bội chi ngân sách, kiểm soát vấn đề tăng của nợ công… tất cả những điều này giúp nước ta tăng trưởng kinh tế một cách bền vững”, Đại biểu Trần Hoàng Ngân cho biết.

Trong báo cáo thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 – 2015 của Chính phủ cũng như trong Dự thảo văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XII tới đây, đều dành một dung lượng rất lớn cho việc nhìn nhận những tồn tại, khiếm khuyết chỉ ra nguyên nhân gây vướng mắc cho sự phát triển, tăng trưởng trong giai đoạn tới.

Đánh giá cao tính cầu thị của Chính phủ trong các báo cáo này, Đại biểu Trần Hoàng Ngân thừa nhận, đây là điểm hết sức cần thiết. Bởi trong xu thế hội nhập tới đây, nước ta sẽ gặp rất nhiều thách thức nếu chúng ta không nhìn lại mình để hoàn thiện.

“Có một điều lạc quan là dù chậm nhưng nước ta đã tiến hành tái cơ cấu, nhất là trong 3 năm gần đây với việc tái cơ cấu đầu tư công, tái cơ cấu tập đoàn, tổng công ty nhà nước, đặc biệt là thành quả trong tái cơ cấu ngân hàng đã giúp chúng ta có điều kiện để nền kinh tế phát triển bền vững hơn”, Đại biểu Trần Hoàng Ngân đánh giá./.

Công ty Quản lý tài sản (VAMC) tham gia xử lý nợ xấu và phát triển thị trường mua bán nợ. Đến tháng 9 năm 2015, nợ xấu còn 2,9% (tháng 9/2012 là 17,43%) và đã giảm 17 tổ chức tín dụng. Thanh khoản và an toàn hệ thống được bảo đảm; cung ứng vốn tốt hơn cho nền kinh tế và góp phần ổn định kinh tế vĩ mô. Quy mô thị trường chứng khoán tăng, mức vốn hoá thị trường cổ phiếu đạt khoảng 33% GDP và thị trường trái phiếu đạt khoảng 23% vào cuối năm 2015./.

Báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội năm 2015 và 5 năm 2011 - 2015.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tái cơ cấu và xử lý nợ xấu ngân hàng: Quyết liệt và hiệu quả
Tái cơ cấu và xử lý nợ xấu ngân hàng: Quyết liệt và hiệu quả

VOV.VN - Sau 3 năm triển khai về cơ bản NHNN đã kiểm soát được và từng bước xử lý các TCTD yếu kém, lành mạnh hóa môi trường kinh doanh ngân hàng.

Tái cơ cấu và xử lý nợ xấu ngân hàng: Quyết liệt và hiệu quả

Tái cơ cấu và xử lý nợ xấu ngân hàng: Quyết liệt và hiệu quả

VOV.VN - Sau 3 năm triển khai về cơ bản NHNN đã kiểm soát được và từng bước xử lý các TCTD yếu kém, lành mạnh hóa môi trường kinh doanh ngân hàng.

Đến tháng 9 tới phải đưa nợ xấu về mức dưới 3%
Đến tháng 9 tới phải đưa nợ xấu về mức dưới 3%

VOV.VN -NHNN sẽ có biện pháp xử lý đối với TCTD không tích cực, để tỷ lệ nợ xấu cao. 

Đến tháng 9 tới phải đưa nợ xấu về mức dưới 3%

Đến tháng 9 tới phải đưa nợ xấu về mức dưới 3%

VOV.VN -NHNN sẽ có biện pháp xử lý đối với TCTD không tích cực, để tỷ lệ nợ xấu cao. 

WB: Nợ xấu vẫn là vấn đề quan ngại trong ngân hàng Việt Nam
WB: Nợ xấu vẫn là vấn đề quan ngại trong ngân hàng Việt Nam

VOV.VN -Theo WB, việc giải quyết nợ xấu trong hệ thống ngân hàng vẫn là vấn đề quan ngại chính trong hệ thống ngân hàng Việt Nam.

WB: Nợ xấu vẫn là vấn đề quan ngại trong ngân hàng Việt Nam

WB: Nợ xấu vẫn là vấn đề quan ngại trong ngân hàng Việt Nam

VOV.VN -Theo WB, việc giải quyết nợ xấu trong hệ thống ngân hàng vẫn là vấn đề quan ngại chính trong hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Nợ xấu ngân hàng khó nhất là xử lý tài sản đảm bảo
Nợ xấu ngân hàng khó nhất là xử lý tài sản đảm bảo

VOV.VN - Phóng viên phỏng vấn ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc NHNN chi nhánh TP HCM về xử lý nợ xấu ngân hàng.

Nợ xấu ngân hàng khó nhất là xử lý tài sản đảm bảo

Nợ xấu ngân hàng khó nhất là xử lý tài sản đảm bảo

VOV.VN - Phóng viên phỏng vấn ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc NHNN chi nhánh TP HCM về xử lý nợ xấu ngân hàng.

Nợ xấu cần phải được đưa ra đấu giá
Nợ xấu cần phải được đưa ra đấu giá

VOV.VN -Luật Đấu giá không nên loại trừ đấu giá nợ xấu, các loại tài sản bảo đảm tại ngân hàng.

Nợ xấu cần phải được đưa ra đấu giá

Nợ xấu cần phải được đưa ra đấu giá

VOV.VN -Luật Đấu giá không nên loại trừ đấu giá nợ xấu, các loại tài sản bảo đảm tại ngân hàng.