Đắk Nông - khi phụ nữ làm chủ công trong phát triển kinh tế

VOV.VN - Tại huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông, đã có nhiều phụ nữ biết vượt lên những khó khăn của huyện nghèo vùng sâu, khai thác lợi thế về đất đai, lao động để phát triển kinh tế gia đình, giúp ích cho cộng đồng.

Đứng giữa vườn cam, quýt xanh mướt dưới chân núi lửa Nâm Kar, chị Nguyễn Thị Mai, Giám đốc HTX Nông - Lâm nghiệp hữu cơ Quảng Phú, xã Quảng Phú, huyện Krông Nô không quên những ngày vạch từng hốc đá để tìm đất trồng cây. Chị cho biết, để trồng được cam, quýt hữu cơ trên vùng đất đá bọt núi lửa, giải pháp là kiên trì tạo ra một lớp thảm thực vật, bổ sung đất mùn hàng năm. Nhờ sự táo bạo trong cách làm và hướng đi, sau 5 năm chị đã thu quả ngọt trên vùng đất cằn.

Hơn 4 ha cam, quýt cho sản lượng gần 100 tấn mỗi năm, được các đối tác kí kết thu mua tại vườn với mức giá ổn định 35.000 đồng/kg. Sản phẩm hiện được đưa vào hệ thống siêu thị ở TP.HCM, Bình Dương, Hà Nội và các tỉnh lân cận. Từ thành công này, chị Mai liên kết với các nông hộ trong vùng, thành lập Hợp tác xã nông nghiệp hữu cơ, giải quyết việc làm cho hơn 50 lao động với mức thu nhập trung bình 10 triệu đồng/tháng.

“Qua 20 năm kinh doanh củ, quả thì tôi có khách hàng là người Nhật có những chia sẻ kinh nghiệm. Rồi qua sách vở, nghiên cứu thực tế ở đó nữa thì khi trồng mình cứ mạnh dạn. Hợp tác xã cũng đang mở rộng diện tích, hỗ trợ nâng cấp các đơn vị, các cá nhân đang có hướng sản xuất sạch. Chúng tôi đang muốn mở rộng, nhân giống lên và sẽ phát triển vùng để làm vùng đặc thù trên công viên địa chất toàn cầu…” - chị Nguyễn Thị Mai chia sẻ.

Cũng đi lên từ thực tiễn kinh doanh quán cà phê sạch, chị Đậu Thị Nguyệt, ở tổ dân phố 4, thị trấn Đắk Mâm, huyện Krông Nô, đã phát triển thành lập Hợp tác xã Tín true coffee. Hiện hợp tác xã có 7 thành viên và liên kết với 20 hộ dân trồng cà phê hữu cơ, cho ra thị trường 8 dòng sản phẩm cà phê bột và đang nghiên cứu làm một số sản phẩm từ hoa và vỏ cà phê.

Chị Đậu Thị Nguyệt cho biết: “Vừa làm, vừa học hỏi thêm rồi thành lập hợp tác xã mang đến nguồn sản phẩm sạch cho tất cả mọi người uống sạch hơn, mình cũng không phải nhập hàng trôi nổi ở ngoài về nên cũng yên tâm. Tôi mong muốn bà con trong hợp tác xã cùng lòng, hợp tác xã cũng phấn đấu từ nhỏ đi lên để có công ăn việc làm cho mỗi người, có thu nhập ổn định”.

Theo chị Nguyễn Thị Mai, Chủ tịch Hội phụ nữ thị trấn Đắk Mâm, huyện Krông Nô, những mô hình phụ nữ vượt khó phát triển kinh tế hiệu quả đã mang lại những hiệu ứng tích cực, giúp chị em tự tin hơn trong việc thể hiện vai trò, vị trí của mình trong gia đình và xã hội.

“Rõ ràng đạt được về mặt kinh tế, thu nhập thì vai trò, vị thế của phụ nữ được nâng lên rất nhiều. Từ những mô hình đầu tiên này các cấp hội sẽ rút ra những bài học kinh nghiệm để có một giải pháp tốt nhất triển khai những mô hình sau với mong muốn rằng với những chị em có ý tưởng, có đam mê, nhiệt huyết thì sẽ hỗ trợ để các chị thành công” - chị Nguyễn Thị Mai nói.

Bà H’Vi Ê Ban, Chủ tịch hội phụ nữ tỉnh Đắk Nông cho biết, để thúc đẩy sự tự tin, tự chủ của phụ nữ, thời gian qua, các cấp hội trong tỉnh tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, sáng tạo, phù hợp với thực tiễn. Nhiều mô hình khởi nghiệp, chăm lo, đồng hành hỗ trợ phụ nữ yếu thế đang phát huy hiệu quả. Giúp chị em có điều kiện vươn lên, qua kênh ủy thác của Ngân hàng và vốn Quỹ cơ hội việc làm, hội phụ nữ các cấp đã giải ngân hơn 1000 tỷ đồng, cho trên 23.000 hội viên vay phát triển kinh tế.

“Trong thời gian tới Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh cũng sẽ tiếp tục triển khai chương trình phụ nữ vươn lên thoát nghèo, làm chủ cuộc sống. Cụ thể chúng tôi thực hiện tốt Đề án hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp năm 2017-2025. Bên cạnh đó chúng tôi cũng sẽ phối hợp với các ngành chức năng để đào tạo nghề và tư vấn giới thiệu việc làm theo nhu cầu của thị trường lao động và chúng tôi cũng hỗ trợ phụ nữ tiếp cận và sử dụng các nguồn tín dụng để giảm nghèo và phát triển kinh tế” - bà H’Vi Ê Ban nói.

Với sự năng động, sáng tạo, tự tin, phụ nữ Đắk Nông đang dần khẳng định được vai trò của mình khi làm chủ các mô hình phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập và tạo ra sức lan tỏa trong xã hội./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Khuyến cáo nông dân không tự phát mở rộng diện tích sầu riêng, chanh leo
Khuyến cáo nông dân không tự phát mở rộng diện tích sầu riêng, chanh leo

VOV.VN - Để phát triển sản xuất sầu riêng, chanh leo hiệu quả cao, bền vững, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo rà soát diện tích trồng trên địa bàn xây dựng đề án, kế hoạch phát triển sản xuất theo vùng tập trung...

Khuyến cáo nông dân không tự phát mở rộng diện tích sầu riêng, chanh leo

Khuyến cáo nông dân không tự phát mở rộng diện tích sầu riêng, chanh leo

VOV.VN - Để phát triển sản xuất sầu riêng, chanh leo hiệu quả cao, bền vững, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo rà soát diện tích trồng trên địa bàn xây dựng đề án, kế hoạch phát triển sản xuất theo vùng tập trung...

Cấp mã vùng trồng để nông sản Bà Rịa – Vũng Tàu xuất ngoại 
Cấp mã vùng trồng để nông sản Bà Rịa – Vũng Tàu xuất ngoại 

VOV.VN - Tháng 7/2022, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu đã ban hành văn bản số 7946 về tăng cường công tác quản lý mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu. Đây chính là giải pháp căn cơ nhằm đẩy mạnh xuất khẩu chính ngạch các mặt hàng trái cây tươi của địa phương.

Cấp mã vùng trồng để nông sản Bà Rịa – Vũng Tàu xuất ngoại 

Cấp mã vùng trồng để nông sản Bà Rịa – Vũng Tàu xuất ngoại 

VOV.VN - Tháng 7/2022, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu đã ban hành văn bản số 7946 về tăng cường công tác quản lý mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu. Đây chính là giải pháp căn cơ nhằm đẩy mạnh xuất khẩu chính ngạch các mặt hàng trái cây tươi của địa phương.

Ứng dụng khoa học công nghệ thúc đẩy phát triển nông nghiệp thích ứng
Ứng dụng khoa học công nghệ thúc đẩy phát triển nông nghiệp thích ứng

VOV.VN - Sáng nay (28/11) tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Nhóm tư vấn nghiên cứu nông nghiệp quốc tế (CGIAR) tổ chức Diễn đàn trực tuyến "Tăng cường áp dụng khoa học công nghệ và đổi mới để thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững, giảm phát thải, ứng phó với Biến đổi khí hậu”.

Ứng dụng khoa học công nghệ thúc đẩy phát triển nông nghiệp thích ứng

Ứng dụng khoa học công nghệ thúc đẩy phát triển nông nghiệp thích ứng

VOV.VN - Sáng nay (28/11) tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Nhóm tư vấn nghiên cứu nông nghiệp quốc tế (CGIAR) tổ chức Diễn đàn trực tuyến "Tăng cường áp dụng khoa học công nghệ và đổi mới để thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững, giảm phát thải, ứng phó với Biến đổi khí hậu”.