Đẩy mạnh ba khâu đột phá chiến lược tái cơ cấu nền kinh tế

VOV.VN - Chính phủ tập trung tái cơ cấu đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước cùng nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.

Nhấn mạnh tầm quan trọng của tái cơ cấu nền kinh tế trong thời gian tới, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong báo cáo giải trình trước Quốc hội chiều 21/11 đã nêu bật việc đẩy mạnh ba đột phá chiến lược về tái cơ cấu đầu tư công; tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước và tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.

Cụ thể, Chính phủ tiếp tục thực hiện kế hoạch đầu tư trung hạn, nâng cao hiệu quả đầu tư công, khắc phục đầu tư dàn trải, lãng phí theo Chỉ thị số 1792/CT-TTg và triển khai Luật đầu tư công. Rà soát các nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ, doanh nghiệp nhà nước, vốn ODA, vốn tín dụng đầu tư phát triển và các khoản vay được Nhà nước bảo lãnh để tập trung đầu tư các công trình, dự án quan trọng thiết yếu, có sức lan tỏa lớn, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư của xã hội.

Về tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, theo báo cáo, năm 2012 - 2013, doanh nghiệp nhà nước đóng góp khoảng 30% thu ngân sách nhà nước và trên 33% GDP. Trên 80% doanh nghiệp nhà nước có lãi và 11,7% doanh nghiệp lỗ. Năm 2012, vốn chủ sở hữu tăng 26% so với năm 2011; tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu là 16,37%, trong đó của các tập đoàn, tổng công ty là 16,94%. Tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu là 1,52 lần, trong đó của các tập đoàn, tổng công ty là 1,46 lần, nằm trong giới hạn cho phép (3 lần).

Trong thời gian tới, Chính phủ sẽ tập trung chỉ đạo khắc phục những hạn chế, yếu kém, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt là các tập đoàn và tổng công ty. Đẩy mạnh cổ phần hóa và thoái vốn đầu tư ngoài ngành theo nguyên tắc thị trường và lộ trình đã được phê duyệt.

Đối với lĩnh vực tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, thời gian tới, Chính phủ tiếp tục ưu tiên bố trí vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ, tín dụng nhà nước và tăng cường huy động các nguồn lực xã hội để đầu tư phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.

Báo cáo cho biết, dư nợ tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn tính đến tháng 10/2013 khoảng gần 800.000 tỷ đồng, tăng gần 2,6 lần so với năm 2008. Ngoài ra, hàng năm Nhà nước còn chi thêm 7.000 – 8.000 tỷ đồng từ dự phòng ngân sách trung ương để hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh…/.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đề nghị lập Ủy ban Quốc gia về tái cơ cấu kinh tế
Đề nghị lập Ủy ban Quốc gia về tái cơ cấu kinh tế

VOV.VN -Ủy ban này có sự tham gia của Quốc hội, Chính phủ, các định chế tài chính, các chuyên gia kinh tế hàng đầu…

Đề nghị lập Ủy ban Quốc gia về tái cơ cấu kinh tế

Đề nghị lập Ủy ban Quốc gia về tái cơ cấu kinh tế

VOV.VN -Ủy ban này có sự tham gia của Quốc hội, Chính phủ, các định chế tài chính, các chuyên gia kinh tế hàng đầu…

Chi phí tái cơ cấu nông nghiệp rẻ nhất so các ngành khác?
Chi phí tái cơ cấu nông nghiệp rẻ nhất so các ngành khác?

VOV.VN-Chi phí tái cơ cấu nông nghiệp sẽ gồm: đầu tư cơ sở hạ tầng, sắp xếp lại ruộng đồng, xúc tiến thu hút đầu tư vào nông nghiệp…

Chi phí tái cơ cấu nông nghiệp rẻ nhất so các ngành khác?

Chi phí tái cơ cấu nông nghiệp rẻ nhất so các ngành khác?

VOV.VN-Chi phí tái cơ cấu nông nghiệp sẽ gồm: đầu tư cơ sở hạ tầng, sắp xếp lại ruộng đồng, xúc tiến thu hút đầu tư vào nông nghiệp…

Để đi lên từ 'đáy' phải tái cơ cấu kinh tế thực chất
Để đi lên từ 'đáy' phải tái cơ cấu kinh tế thực chất

VOV.VN - Thời điểm này, "Nếu chỉ đơn thuần bơm thêm tiền sẽ dẫn đến vòng xoáy kém hiệu quả, thất thoát, lãng phí”.

Để đi lên từ 'đáy' phải tái cơ cấu kinh tế thực chất

Để đi lên từ 'đáy' phải tái cơ cấu kinh tế thực chất

VOV.VN - Thời điểm này, "Nếu chỉ đơn thuần bơm thêm tiền sẽ dẫn đến vòng xoáy kém hiệu quả, thất thoát, lãng phí”.

Nhiều triển vọng trong tái cơ cấu ngân hàng thương mại
Nhiều triển vọng trong tái cơ cấu ngân hàng thương mại

VOV.VN - Xử lý nợ xấu, tăng cường thanh tra, giám sát, quản trị rủi ro sẽ là tiền đề tốt cho tái cơ cấu các ngân hàng thương mại.

Nhiều triển vọng trong tái cơ cấu ngân hàng thương mại

Nhiều triển vọng trong tái cơ cấu ngân hàng thương mại

VOV.VN - Xử lý nợ xấu, tăng cường thanh tra, giám sát, quản trị rủi ro sẽ là tiền đề tốt cho tái cơ cấu các ngân hàng thương mại.

Doanh nghiệp thủy sản nợ nghìn tỷ đã có lãi sau tái cơ cấu
Doanh nghiệp thủy sản nợ nghìn tỷ đã có lãi sau tái cơ cấu

Sau 3 tháng tái cơ cấu, Công ty Phương Nam (Sóc Trăng) đã đạt kim ngạch xuất khẩu gần 8 triệu USD và bắt đầu có lãi.

Doanh nghiệp thủy sản nợ nghìn tỷ đã có lãi sau tái cơ cấu

Doanh nghiệp thủy sản nợ nghìn tỷ đã có lãi sau tái cơ cấu

Sau 3 tháng tái cơ cấu, Công ty Phương Nam (Sóc Trăng) đã đạt kim ngạch xuất khẩu gần 8 triệu USD và bắt đầu có lãi.