Đầu tư khu đô thị phải có vốn ít nhất bằng 15% tổng đầu tư

(VOV) -Đây là quy định mới trong Nghị định 11 của Chính phủ về quản lý đầu tư phát triển đô thị.

Từ ngày 1/3, Nghị định 11/2013/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý đầu tư phát triển đô thị đã có hiệu lực. Theo đó, chủ đầu tư dự án khu đô thị phải có vốn đầu tư thuộc sở hữu không thấp hơn 15% tổng mức đầu tư dự án dưới 20 ha và không thấp hơn 20% tổng mức đầu tư dự án từ 20ha trở lên.

Nghị định quy định cụ thể về điều kiện là chủ đầu tư dự án: Đối với chủ đầu tư là cơ quan nhà nước, phải có chức năng phù hợp với việc thực hiện dự án; có đề xuất dự án hợp lý, phù hợp quy hoạch và kế hoạch triển khai phát triển khu đô thị.

Đối với chủ đầu tư là doanh nghiệp, phải có đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp phù hợp với việc thực hiện dự án và đủ điều kiện theo quy định của Luật kinh doanh bất động sản (nếu dự án có sản phẩm kinh doanh); Có vốn đầu tư thuộc sở hữu của mình không thấp hơn 15% tổng mức đầu tư của dự án có quy mô sử dụng đất dưới 20 ha, không thấp hơn 20% tổng mức đầu tư của dự án có quy mô sử dụng đất từ 20 ha trở lên đối với các dự án đầu tư xây dựng khu đô thị;

Đối với các dự án còn lại, chủ đầu tư phải có vốn đầu tư thuộc sở hữu của mình không thấp hơn 20% tổng mức đầu tư của dự án.

Vốn đầu tư thuộc sở hữu của chủ đầu tư quy định nêu trên phải là vốn thực có của chủ đầu tư tính đến năm trước liền kề với năm chủ đầu tư thực hiện dự án đầu tư phát triển đô thị được thể hiện trong báo cáo tài chính của chủ đầu tư và phải được kiểm toán độc lập xác nhận. Trường hợp doanh nghiệp và hợp tác xã mới thành lập thì phải có văn bản xác nhận của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, chủ đầu tư phải có đề xuất dự án hợp lý, phù hợp với quy hoạch và kế hoạch thực hiện khu vực phát triển đô thị; có đội ngũ cán bộ quản lý và nhân lực đủ năng lực chuyên môn, có kinh nghiệm và cam kết bảo đảm thực hiện dự án đúng nội dung và tiến độ đã được phê duyệt.

Đối với chủ đầu tư là tổ chức chính trị, chính trị xã hội, xã hội nghề nghiệp, Nghị định 11 quy định: Có chức năng phù hợp với việc thực hiện dự án; Có đề xuất dự án hợp lý, phù hợp quy hoạch và kế hoạch triển khai khu vực phát triển đô thị; Chỉ được thực hiện dự án trong phạm vi sử dụng đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao quản lý sử dụng để phục vụ các hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ được giao./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Khuyến khích địa phương chủ động hợp tác phát triển đô thị
Khuyến khích địa phương chủ động hợp tác phát triển đô thị

Để các đô thị phát triển bền vững trong thế kỷ XXI, các kiến trúc sư châu Á cần nghiên cứu chia sẽ kiến thức kinh nghiệm và tham mưu cho Chính phủ các giải pháp hợp lý tiết kiệm

Khuyến khích địa phương chủ động hợp tác phát triển đô thị

Khuyến khích địa phương chủ động hợp tác phát triển đô thị

Để các đô thị phát triển bền vững trong thế kỷ XXI, các kiến trúc sư châu Á cần nghiên cứu chia sẽ kiến thức kinh nghiệm và tham mưu cho Chính phủ các giải pháp hợp lý tiết kiệm

Phát triển đô thị tại Việt Nam còn tự phát
Phát triển đô thị tại Việt Nam còn tự phát

Nguyên nhân do hệ thống pháp luật về đầu tư xây dựng, phát triển đô thị còn thiếu đồng bộ, có chỗ chồng chéo, chế tài xử lý vi phạm chưa rõ ràng… 

Phát triển đô thị tại Việt Nam còn tự phát

Phát triển đô thị tại Việt Nam còn tự phát

Nguyên nhân do hệ thống pháp luật về đầu tư xây dựng, phát triển đô thị còn thiếu đồng bộ, có chỗ chồng chéo, chế tài xử lý vi phạm chưa rõ ràng… 

50 tỷ USD cho chương trình phát triển đô thị quốc gia
50 tỷ USD cho chương trình phát triển đô thị quốc gia

Nguồn vốn cho chương trình dự kiến lấy từ Ngân sách nhà nước, vốn ODA, quỹ đầu tư phát triển và huy động từ các thành phần kinh tế khác.

50 tỷ USD cho chương trình phát triển đô thị quốc gia

50 tỷ USD cho chương trình phát triển đô thị quốc gia

Nguồn vốn cho chương trình dự kiến lấy từ Ngân sách nhà nước, vốn ODA, quỹ đầu tư phát triển và huy động từ các thành phần kinh tế khác.

Việt Nam - Đức hợp tác phát triển đô thị
Việt Nam - Đức hợp tác phát triển đô thị

Nền kinh tế liên tục tăng trưởng và tốc độ đô thị hóa nhanh đã và đang đặt ra các thách thức lớn cho việc phát triển hạ tầng đô thị ở Việt Nam.  

Việt Nam - Đức hợp tác phát triển đô thị

Việt Nam - Đức hợp tác phát triển đô thị

Nền kinh tế liên tục tăng trưởng và tốc độ đô thị hóa nhanh đã và đang đặt ra các thách thức lớn cho việc phát triển hạ tầng đô thị ở Việt Nam.