Điện Biên hướng tới mục tiêu trở thành "thủ phủ mắc ca" của cả nước

VOV.VN - Tỉnh Điện Biên đang tập trung đẩy mạnh việc liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, thu hút đầu tư và xây dựng chuỗi giá trị bền vững, hướng tới mục tiêu trở thành "thủ phủ mắc ca" của cả nước.

Tính đến cuối năm 2024, toàn tỉnh đã phát triển được hơn 10.700ha cây mắc ca; trong đó, riêng năm 2024 đã trồng mới hơn 3.400ha. Với 13 dự án do 11 doanh nghiệp triển khai, Điện Biên đang từng bước xây dựng, nâng tổng quy mô quy hoạch cây mắc ca lên hơn 61.000ha trong những năm tới.

Theo ông Lê Thành Đô, Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên cho biết, để thực hiện hoàn thành mục tiêu này, tỉnh Điện Biên đã ban hành đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, ưu tiên phát triển cây mắc ca theo hướng tập trung, gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Tỉnh cũng khuyến khích người dân tham gia các dự án liên kết với doanh nghiệp để được hỗ trợ giống cây đạt tiêu chuẩn, kỹ thuật canh tác hiện đại và bao tiêu sản phẩm".

"Hiện tỉnh đang tập trung rà soát các dự án trồng mắc ca đã được phê duyệt chủ trương đầu tư, từ đó chú trọng các giải pháp tháo gỡ khó khăn về đất đai để giúp các nhà đầu tư thuê đất trồng mắc ca tạo ra vùng lõi cho hoạt động liên kết, phát triển mắc ca đối với người dân. Trong năm 2025 cũng sẽ tiếp tục mời gọi các nhà đầu tư có tiềm năng đầu tư về cơ sở chế biến", ông Lê Thành Đô nói.

Trong thời gian tới, tỉnh sẽ huy động tối đa sự tham gia của cả hệ thống chính trị, sát cánh cùng nhà đầu tư để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, nhất là sẽ ưu tiên các dự án liên kết thông qua hợp tác xã, tổ hợp tác nhằm xây dựng chuỗi giá trị khép kín từ sản xuất đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm mắc ca.

Tiềm năng phát triển cây mắc ca ở Lạng Sơn

VOV.VN - Tiềm năng phát triển cây mắc ca tại Lạng Sơn được nhiều chuyên gia đánh giá cao bởi địa phương có điều kiện thuận lợi về đất đai, khí hậu tương đối thích hợp với loài cây này.

 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tuần Giáo phấn đấu trở thành địa phương có diện tích mắc ca lớn nhất nước
Tuần Giáo phấn đấu trở thành địa phương có diện tích mắc ca lớn nhất nước

VOV.VN - Huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên phấn đấu năm 2024 sẽ hoàn thành kế hoạch trồng 6.000ha cây mắc ca và trở thành huyện có diện tích trồng mắc ca lớn nhất cả nước.

Tuần Giáo phấn đấu trở thành địa phương có diện tích mắc ca lớn nhất nước

Tuần Giáo phấn đấu trở thành địa phương có diện tích mắc ca lớn nhất nước

VOV.VN - Huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên phấn đấu năm 2024 sẽ hoàn thành kế hoạch trồng 6.000ha cây mắc ca và trở thành huyện có diện tích trồng mắc ca lớn nhất cả nước.

Xây dựng nhãn hiệu “Mắc ca Sơn La”
Xây dựng nhãn hiệu “Mắc ca Sơn La”

Thời gian qua, tỉnh Sơn La mở rộng diện tích, nâng cao chất lượng vùng trồng mắc ca. Đồng thời, chỉ đạo xây dựng nhãn hiệu “Mắc ca Sơn La”, tạo động lực để người trồng mắc ca, các doanh nghiệp, hợp tác xã đẩy mạnh sản xuất, tiếp tục đưa loại hạt này chinh phục thị trường.

Xây dựng nhãn hiệu “Mắc ca Sơn La”

Xây dựng nhãn hiệu “Mắc ca Sơn La”

Thời gian qua, tỉnh Sơn La mở rộng diện tích, nâng cao chất lượng vùng trồng mắc ca. Đồng thời, chỉ đạo xây dựng nhãn hiệu “Mắc ca Sơn La”, tạo động lực để người trồng mắc ca, các doanh nghiệp, hợp tác xã đẩy mạnh sản xuất, tiếp tục đưa loại hạt này chinh phục thị trường.

Đắk Lắk xuất khẩu chính ngạch lô hạt mắc ca đầu tiên sang Nhật Bản
Đắk Lắk xuất khẩu chính ngạch lô hạt mắc ca đầu tiên sang Nhật Bản

VOV.VN - Chiều 9/11, UBND huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk tổ chức lễ xuất khẩu lô mắc ca chính ngạch đầu tiên sang thị trường Nhật Bản. Sự kiện mở ra cơ hội cho loại hạt đặc sản này của Đắk Lắk sang các nước châu Á và thế giới.

Đắk Lắk xuất khẩu chính ngạch lô hạt mắc ca đầu tiên sang Nhật Bản

Đắk Lắk xuất khẩu chính ngạch lô hạt mắc ca đầu tiên sang Nhật Bản

VOV.VN - Chiều 9/11, UBND huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk tổ chức lễ xuất khẩu lô mắc ca chính ngạch đầu tiên sang thị trường Nhật Bản. Sự kiện mở ra cơ hội cho loại hạt đặc sản này của Đắk Lắk sang các nước châu Á và thế giới.