Chủ động mặc “áo giáp” cho nông sản:

Doanh nghiệp cần chủ động bảo vệ và thích ứng với các cuộc chơi ở thị trường lớn

VOV.VN - Doanh nghiệp, cá nhân trong nước cần chủ động về bản quyền, bảo hộ, nhãn hiệu, các yêu cầu truy xuất nguồn gốc.

Sau chuyện bản quyền giống thanh long ruột đỏ LD1, nhìn lại trước đây cũng từng xảy ra việc thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột (Buonmathuot Coffee) bị một doanh nghiệp tại Trung Quốc đăng ký bảo hộ và Hiệp hội cà phê Buôn Ma Thuột đã phải khiếu kiện đòi lại thương hiệu rất tốn kém, mất thời gian. Hay chuyện  nước mắm sản xuất tại Thái Lan đã “mượn tên” Phú Quốc để xuất khẩu ra nước ngoài, cũng dẫn đến kiện cáo… Từ những vụ việc này cho thấy, doanh nghiệp, cá nhân trong nước cần chủ động về bản quyền, bảo hộ, nhãn hiệu, các yêu cầu truy xuất nguồn gốc.

Nhà nước và cá nhân cùng làm bản quyền

Câu chuyện đối tác đòi hỏi bản quyền giống thanh long ruột đỏ LD1 khi nhập hàng được giải quyết khá nhanh, cơ bản không ảnh hưởng nhiều đến sản xuất và tiêu thụ thanh long giống này của nông dân. Nó lại đặt ra vấn đề doanh nghiệp và các địa phương cần coi việc đăng ký bản quyền giống cây trồng, đăng ký xác nhận mã vùng trồng, các yêu cầu khác liên quan đền nguồn gốc xuất xứ nông sản là việc phải làm và làm sớm.

Theo T.S luật gia Hồ Minh Sơn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường và truyền thông quốc tế, các quy định về sở hữu trí tuệ, bảo hộ giống cây trồng và các yếu tố khác liên quan đến truy xuất nguồn gốc đã có trong Luật Sở hữu trí tuệ, nghị định của Chính phủ. Nhưng trên thực tế, các tổ chức, cá nhân thực hiện còn hạn chế do chưa ý thức đầy đủ, do mất thời gian và đòi hỏi phải có kinh phí.

Tuy nhiên, từ các tranh cãi xung quanh việc bảo hộ thương hiệu gạo ST25 và mới đây là thanh long ruột đỏ LD1 ở một số thị trường nước ngoài cho thấy, bản quyển sở hữu trí tuệ, giống, thương hiệu cho nông sản Việt phải được coi trọng, tránh tương lai bị các thị trường từ chối nhập khẩu.

“Cần hiểu rõ hơn về thương hiệu cùng với tên thương mại, nhãn hiệu nông sản, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, giống cây trồng thuộc quyền sở hữu nông nghiệp và được pháp luật bảo hộ là điều cần thiết. Các doanh nghiệp cần thích ứng với các cuộc chơi ở thị trường các nước. Ban đầu thực hiện sẽ thấy khó nhưng khi chúng ta hòa nhập, làm được thì có nhiều cơ hội để nông sản vươn xa trên thị trường quốc tế” - ông Sơn nói.

Ông Nguyễn Chí Thiện, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Long An cho biết, với vụ việc thanh long ruột đỏ LD1, ngay từ đầu, quan điểm của tỉnh Long An ủng hộ việc doanh nghiệp đăng ký bản quyền giống cây trồng nhưng lưu ý doanh nghiệp cần minh bạch, hài hòa lợi ích các bên trên tinh thần cùng phát triển, đúng với quy định pháp luật.

Ông Thiện cho rằng, việc thực hiện bảo hộ giống, chứng nhận tác quyền giống không còn lạ lẫm gì đối với nhiều quốc gia. Đối với thị trường xuất nhập khẩu nông sản ngày càng rộng mở, thì khi đi vào sân chơi chung quốc tế chúng ta cũng phải đáp ứng những yêu cầu này. Sở Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Long An hiện cũng đăng ký tác quyền, quản lý, điều phối một số loại giống cây trồng.

“Ngành nông nghiệp Long An cũng sẽ tiếp tục tuyên truyền, vận động nông dân cũng như các doanh nghiệp, thực hiện đúng theo tinh thần quy định của Luật Trồng trọt về sở hữu trí tuệ và vấn đề bản quyền giống cây trồng… Như vậy, chúng ta mới đảm bảo thực hiện đúng quy định về truy xuất nguồn gốc, an toàn vệ sinh thực phẩm của các thị trường xuất khẩu siết chặt quy định. Qua đó giúp đảm bảo cho thanh long nói riêng và nông sản nói chung được nâng cao giá trị sản xuất” - ông Thiện nói.

Truy xuất nguồn gốc phải ra đầy đủ thông tin

Theo quy định tại Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 có hiệu lực từ ngày 1/1/2023 thì cả tư nhân và nhà nước đều có có quyền đăng ký bảo hộ giống cây trồng tại Việt Nam. Bằng bảo hộ bản quyền giống cây trồng là “giấy thông hành” giúp tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân được quyền khai thác giống, được bảo hộ bản quyền trong nước và quốc tế, tạo nên giá trị thương hiệu, hiệu quả kinh tế cao. Khi truy xuất nguồn gốc, người tiêu dùng sẽ biết được giống cây trồng.

Ngoài ra, sản phẩm giống cây trồng Việt Nam muốn vươn ra biển lớn, hội nhập quốc tế thì phải tuân thủ đầy đủ các quy định về rào cản kỹ thuật, về chỉ dẫn địa lý, về mã vùng trồng…. Tất cả những thông tin này phải có khi khách hàng thực hiện truy xuất nguồn gốc nông sản. Tránh tình trạng khá phổ biến hiện nay là truy xuất chỉ đưa được địa chỉ cơ sở sản xuất.

Theo bà Nguyễn Hồng Minh, Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm minh bạch, hiện nay quá trình số hóa đang diễn ra mạnh mẽ, các doanh nghiệp của Hiệp hội bán hàng qua kênh thương mại điện tử rất tốt, kể cả xuất khẩu. Nhưng trong truy xuất nguồn gốc thì doanh nghiệp trong nước phải ý thức thực hiện cao hơn và pháp luật về vấn đề này cũng phải sửa đổi.

Cụ thể, Luật An toàn thực phẩm của Việt Nam hiện nay không bắt buộc thực hiện truy xuất nguồn gốc mà chỉ quy định: Khi có sự cố xảy ra thì doanh nghiệp phải truy xuất. Nhưng nếu doanh nghiệp không thực hiện yêu cầu truy xuất ngay từ đầu thì lúc có sự cố làm sao truy xuất được. Cho nên, cần phải luật hóa truy xuất nguồn gốc hàng hóa, trong đó có nông sản.

Đồng thời, bà Minh cũng khuyến nghị doanh nghiệp, nông dân hiểu đúng và thực hiện đầy đủ về truy xuất nguồn gốc: “Phải hiểu đúng về truy xuất nguồn gốc. Vì hiện nay nhiều doanh nghiệp khi yêu cầu truy xuất thì đưa ra mã QR và khi quét lên thì không có thông tin gì ngoài địa chỉ công ty, xưởng sản xuất ở đâu hoặc là vùng trồng ở đâu. Trong khi yêu cầu của truy xuất nguồn gốc là để chứng minh rằng là tôi thực hiện tiêu chuẩn an toàn ngay từ đầu, từ khâu đầu đến khâu cuối và toàn bộ quá trình sản xuất”.

Câu chuyện bản quyền giống thanh long LD1 là bài học về minh bạch thông tin, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và chia sẻ quyền lợi, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp được bảo hộ giống cây trồng với nông dân các vùng chuyên canh giống cây trồng đó, doanh nghiệp kinh doanh nông sản đó.

Khi tổ chức sản xuất nông nghiệp, nhất thiết các tổ chức, cá nhân phải thực hiện các quy định pháp luật về bảo hộ bản quyền giống cây trồng và mã số vùng trồng, đảm bảo quy trình sản xuất, chất lượng sản phẩm, tạo nên giá trị thương hiệu nông sản. Có như vậy thì nông sản Việt mới có đầy đủ các điều kiện mở rộng thị trường xuất khẩu, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp khi thị trường trong và ngoài nước ngày càng khắt khe./.

Cùng loạt bài: Mặc “áo giáp” cho nông sản xuất khẩu

Bài 1: Bản quyền giống thanh long và chuyện nguồn gốc nông sản

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đà Lạt quảng bá nông sản hữu cơ bên bờ hồ Xuân Hương
Đà Lạt quảng bá nông sản hữu cơ bên bờ hồ Xuân Hương

VOV.VN - Phiên chợ rau hoa Đà Lạt lần này được tổ chức bài bản, quy mô lớn, thu hút gần 50 tổ chức, cá nhân với 90 gian hàng rau, hoa, chè, cà phê, cùng các sản phẩm nông sản OCOP đặc trưng.

Đà Lạt quảng bá nông sản hữu cơ bên bờ hồ Xuân Hương

Đà Lạt quảng bá nông sản hữu cơ bên bờ hồ Xuân Hương

VOV.VN - Phiên chợ rau hoa Đà Lạt lần này được tổ chức bài bản, quy mô lớn, thu hút gần 50 tổ chức, cá nhân với 90 gian hàng rau, hoa, chè, cà phê, cùng các sản phẩm nông sản OCOP đặc trưng.

Lạng Sơn hỗ trợ tiêu thụ nông sản ùn tắc qua nền tảng số
Lạng Sơn hỗ trợ tiêu thụ nông sản ùn tắc qua nền tảng số

VOV.VN - Tính đến ngày 30/12, tổng lượng xe tồn tại tỉnh Lạng Sơn chỉ còn hơn 3.100 xe, trong đó xe hoa quả xuất khẩu là hơn 1.900 xe. Với năng lực như hiện nay, để thông quan hết số xe đang tồn tại các cửa khẩu thì cần khoảng 40 ngày.

Lạng Sơn hỗ trợ tiêu thụ nông sản ùn tắc qua nền tảng số

Lạng Sơn hỗ trợ tiêu thụ nông sản ùn tắc qua nền tảng số

VOV.VN - Tính đến ngày 30/12, tổng lượng xe tồn tại tỉnh Lạng Sơn chỉ còn hơn 3.100 xe, trong đó xe hoa quả xuất khẩu là hơn 1.900 xe. Với năng lực như hiện nay, để thông quan hết số xe đang tồn tại các cửa khẩu thì cần khoảng 40 ngày.

Nâng tầm thương hiệu nông sản Sơn La
Nâng tầm thương hiệu nông sản Sơn La

VOV.VN - Năm 2022 tiếp tục là một năm nông nghiệp Sơn La gặt hái nhiều “quả ngọt”. Không chỉ có thêm nhiều sản phẩm mới, địa phương được coi là “hiện tượng nông nghiệp” của Việt Nam đang từng bước hiện thực hóa những mục tiêu dài lâu, đặc biệt là quan tâm xây dựng và nâng tầm thương hiệu nông sản.

Nâng tầm thương hiệu nông sản Sơn La

Nâng tầm thương hiệu nông sản Sơn La

VOV.VN - Năm 2022 tiếp tục là một năm nông nghiệp Sơn La gặt hái nhiều “quả ngọt”. Không chỉ có thêm nhiều sản phẩm mới, địa phương được coi là “hiện tượng nông nghiệp” của Việt Nam đang từng bước hiện thực hóa những mục tiêu dài lâu, đặc biệt là quan tâm xây dựng và nâng tầm thương hiệu nông sản.