Doanh nghiệp đang mắc vào “tam giác quỷ”

(VOV) -Tam giác đó là: nợ lớn, lãi suất cao, hàng tồn kho nhiều, đã đẩy đa số doanh nghiệp vào tình trạng cực kỳ khó khăn.

Theo Tổng cục Thống kê, giảm cầu trong nước là khó khăn đầu tiên, phổ biến đối với hơn 2/3 số doanh nghiệp; tiếp đến là 53,6% số doanh nghiệp gặp khó khăn trong tiếp cận vốn; khó khăn trong việc mua nguyên liệu đầu vào; những bất ổn vĩ mô; nhu cầu thị trường nước ngoài suy giảm và tuyển dụng lao động...

“Nợ lớn, lãi suất cao, hàng tồn kho nhiều là “tam giác quỷ” đẩy đa số doanh nghiệp vào tình trạng cực kỳ khó khăn. Nó hình thành một cái “bẫy sụp đổ” mà nhiều doanh nghiệp không thể thoát ra” – TS Trần Đình Thiên – Viện kinh tế Việt Nam bình luận.

DN cũng phải chịu trách nhiệm

Phân tích sâu hơn, những khó khăn hiện nay của DN, TS Nguyễn Đình Cung – Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, cho rằng, chính các DN cũng phải có trách nhiệm về những khó khăn hiện tại. Ông Cung chia thành 2 loại: DN lớn (đại gia) và DN nhỏ và vừa. “DN lớn vừa là tội đồ vừa là nạn nhân. DN nhỏ là nạn nhân” – TS Cung nói.

Ngoài ra, theo phân tích của ông Nguyễn Đình Cung, những chính sách hỗ trợ tăng trưởng theo mô hình cũ trong giai đoạn 2006-2007 là nguyên nhân chủ yếu và trực tiếp dẫn tới lạm phát cao và bất ổn vĩ mô của những năm tiếp theo. Nền kinh tế tăng trưởng nóng và mức cầu ảo từ “bong bóng thị trường” đã thúc đẩy và lôi kéo doanh nghiệp “chạy theo” và “ăn theo” những chính sách kích thích kinh tế của thời kỳ đó, nhất là trong ngành bất động sản và các ngành có liên quan. Nói cách khác, tiêu dùng và đầu tư thiếu thận trọng và quá mức thu nhập thực của nền kinh tế đã dẫn đến sai lệch về phân bố nguồn lực trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế và ở cả từng doanh nghiệp. Một nguồn đầu tư và cung khổng lồ đã bị dẫn dắt bởi lực cầu ảo. Nay cầu suy giảm, trở về mức thực tế của nó, đã tạo nên sự chênh lệch lớn giữa cung-cầu (chênh lệch về quy mô, về loại sản phẩm và giá cả); và nguồn cung đó thực sự không phù hợp với nhu cầu xã hội và còn yêu cầu phát triển kinh tế của đất nước. Chính sự đầu tư thái quá, thiếu tầm nhìn, thiếu nền tảng và thiếu thận trọng nhằm tìm kiếm địa tô của một bộ phận doanh nghiệp cũng là một trong các nguyên nhân làm nên khó khăn hoặc gia tăng mức độ khó khăn hôm nay của doanh nghiệp.

Về nguyên nhân trực tiếp, thì thực trạng kinh tế và những khó khăn hiện nay của doanh nghiệp, theo TS Nguyễn Đình Cung, ở một mức độ đáng kể là hệ quả của các chính sách kiểm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô được áp dụng từ đầu năm 2012. Lãi suất cao, nợ xấu gia tăng, thanh khoản yếu v.v… cũng là những hệ quả của những chính sách kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô kết hợp với những yếu kém, hay lệch lạc của cơ cấu kinh tế hiện tại.

Tiếp cận vốn đang là rào cản phổ biến, được nhắc đến hàng ngày trong suốt mấy năm qua. Trên thực tế, hơn 42% số doanh nghiệp không vay vốn trong hoạt động kinh doanh. Nói cách khác, số doanh nghiệp này chỉ dựa vào vốn tự có của mình để kinh doanh và không vay mượn của bất kỳ ai.

Tuy nhiên, trong một khảo sát mới đây của WVB, đa số câu trả lời của DN cho rằng sản xuất kinh doanh không hiệu quả và sản phẩm làm ra không bán được là nguyên nhân chủ yếu khiến các ngân hàng còn e ngại trong việc xét duyệt cấp vốn cho doanh nghiệp.

Cần giải pháp đột phá

Theo đánh giá của ông Nguyễn Đình Cung, các giải pháp giúp DN và nền kinh tế vẫn mang tính “truyền thống” không chỉ không giải quyết được vấn đề, mà còn không phù với giai đoạn phát triển hiện nay của nền kinh tế. Phần lớn các kiến nghị về bản chất là muốn duy trì hiện trạng; mà hiện trạng đó là hệ quả của phân bố nguồn lực méo mó, kém hiệu quả, không phù hợp với yêu cầu tái cơ cấu kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng. Thậm chí có những kiến nghị, nếu thực hiện, sẽ làm gia tăng thêm mức độ của các khó khăn hiện nay.

TS Cung đưa ra quan điểm: “Các giải pháp đưa ra không phải cứu doanh nghiệp mà là cứu nền kinh tế. Vì thế, phải xử lý các nguyên nhân cơ bản và gốc rễ”.

Và theo ông Cung, vấn đề cơ bản của nền kinh tế nằm ở cơ cấu vi mô. Cụ thể là, hiệu quả sử dụng nguồn lực thấp và đang giảm dần, năng suất lao động thấp và năng lực cạnh tranh thấp. Thực trạng nói trên là hệ quả của phân bố nguồn lực sai lệch và bất hợp lý; với phân bố nguồn lực nói trên là hệ quả của hệ thống các đòn bẩy và động lực khuyến khích sai lệch, không thực sự thúc đẩy sáng tạo, đổi mới công nghệ, tổ chức quản lý để nâng cao năng suất và hiệu quả, không thực sự khuyến khích đầu đầu tư lớn, đầu tư dài hạn vào lĩnh vực chế tác, chế tạo, và hạn chế đầu tư phi sản xuất mang tính đầu cơ và chụp giật ngắn hạn. “Tất cả các biểu hiện nói trên lại là hệ quả của các thể chế kinh tế có liên quan và sự vận hành trên thực tế của hệ thống các thể chế đó” – ông Cung nói.

Từ những phân tích trên, theo ông Cung, trọng tâm của các giải pháp tập trung vào thay đổi cơ bản các thể chế để thay đổi, sửa đổi lại hệ thống động lực thay đổi hành vi của các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân. Đó là những giải pháp đổi mới thể chế hạn chế và loại bỏ dư dịa và cơ hội “chạy  theo và lợi dụng các mối quan hệ thân hữu, xin cho để trục lợi”, loại bỏ cơ chế xin –cho, loại bỏ cơ chế  “ngăn cấm, hạn chế” tạo nên kém minh bạch và không minh bạch trong tiếp cận các nguồn lực và cơ hội kinh doanh; phải thay đổi tư duy về vai trò của nhà nước và DNNN...

“Với bộ phận DNNN, cần đẩy mạnh cải cách với tư duy mới về vị trí của DNNN và khu vực công nói chung trong nền kinh tế. Đề án tái cơ cấu DNNN còn chưa quyết liệt, khi nhiều DNNN yếu kém nhưng chưa kiên quyết cho phá sản”- TS Nguyễn Quang Thái – Hội Kinh tế Việt Nam nói./.


Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Doanh nghiệp muốn Nghị quyết 13 sát thực hơn
Doanh nghiệp muốn Nghị quyết 13 sát thực hơn

(VOV) - Có doanh nghiệp chưa biết Nghị quyết 13; tiêu chí thực hiện chưa rõ nên có thể còn thiếu công bằng, lạm dụng cơ chế xin – cho...

Doanh nghiệp muốn Nghị quyết 13 sát thực hơn

Doanh nghiệp muốn Nghị quyết 13 sát thực hơn

(VOV) - Có doanh nghiệp chưa biết Nghị quyết 13; tiêu chí thực hiện chưa rõ nên có thể còn thiếu công bằng, lạm dụng cơ chế xin – cho...

Bộ Tài chính đối thoại gỡ khó cho doanh nghiệp
Bộ Tài chính đối thoại gỡ khó cho doanh nghiệp

(VOV) - Nhiều bức xúc của doanh nghiệp ở các tỉnh, thành phía Nam đã được đưa ra bàn thảo, tìm giải pháp tháo gỡ.

Bộ Tài chính đối thoại gỡ khó cho doanh nghiệp

Bộ Tài chính đối thoại gỡ khó cho doanh nghiệp

(VOV) - Nhiều bức xúc của doanh nghiệp ở các tỉnh, thành phía Nam đã được đưa ra bàn thảo, tìm giải pháp tháo gỡ.

Doanh nghiệp nỗ lực vượt khó, tăng tốc cuối năm
Doanh nghiệp nỗ lực vượt khó, tăng tốc cuối năm

(VOV) - Bên cạnh chính sách hỗ trợ của Chính phủ, các bộ, ngành, doanh nghiệp trong những lúc khó khăn nhất đã tự tìm cách cứu lấy mình.

Doanh nghiệp nỗ lực vượt khó, tăng tốc cuối năm

Doanh nghiệp nỗ lực vượt khó, tăng tốc cuối năm

(VOV) - Bên cạnh chính sách hỗ trợ của Chính phủ, các bộ, ngành, doanh nghiệp trong những lúc khó khăn nhất đã tự tìm cách cứu lấy mình.

Niềm tin kinh doanh của doanh nghiệp giảm
Niềm tin kinh doanh của doanh nghiệp giảm

(VOV) - Doanh nghiệp cho rằng, khó tiếp cận tín dụng là do sản xuất kinh doanh không hiệu quả và sản phẩm làm ra không bán được.

Niềm tin kinh doanh của doanh nghiệp giảm

Niềm tin kinh doanh của doanh nghiệp giảm

(VOV) - Doanh nghiệp cho rằng, khó tiếp cận tín dụng là do sản xuất kinh doanh không hiệu quả và sản phẩm làm ra không bán được.