Doanh nghiệp viễn thông muốn tăng cước điện thoại quốc tế

Các DN viễn thông tăng cước quốc tế chiều về (VoIP quốc tế chiều về) từ 6,1 cent/phút hiện nay lên 8,1 cent/phút.

Các doanh nghiệp (DN) cung cấp dịch vụ viễn thông vừa có kiến nghị gửi Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT) đề nghị tăng cước điện thoại quốc tế chiều về trong năm 2014. 

Đề xuất này cũng là một trong những nhiệm vụ mà Chính phủ giao Bộ TT-TT xem xét, nghiên cứu từ giữa năm 2013. Đáng chú ý, sau khi có thông tin này, trên một số diễn đàn, nhiều bạn đọc cho rằng trong bối cảnh kinh tế khó khăn như hiện nay việc viễn thông tăng giá gây thiệt hại cho khách hàng… Vậy, có hay không chuyện khách hàng bị ảnh hưởng?

Cụ thể, các DN VNPT, Viettel, FPT Telecom, CMC cùng kiến nghị Bộ TT-TT tăng cước quốc tế chiều về (VoIP quốc tế chiều về) từ 6,1 cent/phút hiện nay lên 8,1 cent/phút (tương đương khoảng 1.700 đồng/phút). Các DN viện dẫn mức cước 8,1 cent phù hợp với mặt bằng chung của khu vực cũng như thế giới và bảo đảm lợi nhuận của DN trong nước, đem lại ngoại tệ cho đất nước. Các DN cho rằng, nếu Bộ chấp thuận cho tăng cước thì dự kiến dịch vụ này sẽ đem lại doanh thu 12 triệu USD/năm, tương đương 250 tỷ đồng/năm. 
 
Nhà mạng đề xuất tăng cước gọi di động và quốc tế chiều về từ 6,1 cent lên 8,1 cent/phút. Ảnh: Nguyễn Lê
Nhà mạng đề xuất tăng cước gọi di động và quốc tế chiều về từ 6,1 cent lên 8,1 cent/phút (Ảnh: Nguyễn Lê)

Sau khi có thông tin DN viễn thông đề xuất tăng cước, nhiều khách hàng bày tỏ ý kiến của mình qua các bình luận trên các diễn đàn và qua mạng xã hội. Các ý kiến khách hàng là du học sinh Việt Nam ở nước ngoài, người Việt Nam sinh sống, định cư ở nước ngoài, lao động Việt Nam làm việc tại nước ngoài đều lo ngại việc tăng cước VoIP chiều về khiến họ tốn thêm chi phí trong bối cảnh chi tiêu đắt đỏ như hiện nay. Kèm theo quan điểm "phản đối" tăng cước, các ý kiến cũng thêm rằng nhà mạng cứ việc tăng cước, họ sẽ chuyển qua dùng các dịch vụ OTT qua wifi… và khi đó có thể nhà mạng sẽ thiệt hại về doanh thu tới 12 triệu USD (bằng số tiền có thể tăng thu từ VoIP chiều về) (?!).

Tuy nhiên, đại diện Tập đoàn VNPT cho biết, khi đề xuất kiến nghị tăng cước, DN cũng đã dự tính lưu lượng sụt giảm khoảng 20%, trong đó có tính tới tình trạng người thực hiện cuộc gọi về Việt Nam qua các dịch vụ OTT; song bù lại DN trong nước sẽ thu được 12 triệu USD từ các đối tác nước ngoài trả cước kết nối chiều về quốc tế. Thực tế, trong lần tăng cước năm 2013, thời gian đầu lưu lượng cuộc gọi về giảm 20% nhưng doanh thu lại tăng thêm 75 triệu USD (tương đương 1.550 tỷ đồng). 

Trở lại với ý kiến của khách hàng về việc tăng cước VoIP và câu chuyện có hay không ảnh hưởng đến quyền lợi khách hàng? Trước hết, dịch vụ VoIP có những thời điểm phát triển mạnh và có gần 10 nhà cung cấp trong đó có các tên tuổi lớn như VNPT, Viettel, FPT, CMC. Tuy nhiên, trong vài năm gần đây có sự cạnh tranh lẫn nhau bằng mọi giá giữa các nhà cung cấp và kết quả là năm 2012 giá cước chỉ còn 2,6 USD/cent/phút (chưa đến 600 đồng/phút), ảnh hưởng đến chính DN và quyền lợi quốc gia.

Được biết, để cạnh tranh với các DN lớn cung cấp dịch vụ này, các DN nhỏ dùng chiêu thức hạ giá để lôi kéo nhà mạng nước ngoài chuyển lưu lượng qua mà không kết nối trực tiếp với một số nhà cung cấp lớn trong nước... thành ra nhà mạng đối tác nước ngoài được lợi dù họ vẫn thu tiền của người gọi ở nước ngoài về Việt Nam theo giá của họ (được biết DN trong nước ước thiệt hại khoảng 45 triệu USD/năm cho đối tác nước ngoài khi cạnh tranh phá giá). Chỉ đến khi Bộ TT-TT vào cuộc, đưa ra các giải pháp trong đó có việc tăng cước VoIP quốc tế chiều về lên 4,1 cent/phút, rồi tăng tiếp lên 6,1 cent/phút, thị trường mới lập lại trật tự và như công bố năm 2013 DN trong nước có thêm 75 triệu USD. 

Từ những thông tin này cho thấy, việc DN trong nước đề xuất tăng cước quốc tế chiều về là không ảnh hưởng đến người tiêu dùng Việt Nam ở nước ngoài, mà số tiền tăng thêm dự kiến là do đối tác nước ngoài chi trả lại cước kết nối với DN trong nước./.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Điều chỉnh tăng cước 3G là hoàn toàn bình thường?
Điều chỉnh tăng cước 3G là hoàn toàn bình thường?

VOV.VN - Đại diện Bộ TT&TT cho rằng, việc điều chỉnh cước dịch vụ dữ liệu 3G là điều hoàn toàn bình thường.

Điều chỉnh tăng cước 3G là hoàn toàn bình thường?

Điều chỉnh tăng cước 3G là hoàn toàn bình thường?

VOV.VN - Đại diện Bộ TT&TT cho rằng, việc điều chỉnh cước dịch vụ dữ liệu 3G là điều hoàn toàn bình thường.

Các nhà mạng muốn tăng cước 3G
Các nhà mạng muốn tăng cước 3G

Các nhà mạng cho rằng, giá cước 3G hiện nay quá rẻ so với chi phí mà nhà mạng đã đầu tư vào hạ tầng.

Các nhà mạng muốn tăng cước 3G

Các nhà mạng muốn tăng cước 3G

Các nhà mạng cho rằng, giá cước 3G hiện nay quá rẻ so với chi phí mà nhà mạng đã đầu tư vào hạ tầng.

Tăng cước 3G cao nhất 40%, nhà mạng vẫn lỗ?
Tăng cước 3G cao nhất 40%, nhà mạng vẫn lỗ?

Từ ngày 16/10 tới, giá cước 3G của cả ba nhà mạng lớn sẽ đồng loạt tăng trung bình 20%, trong đó có gói cước tăng đến 40%.

Tăng cước 3G cao nhất 40%, nhà mạng vẫn lỗ?

Tăng cước 3G cao nhất 40%, nhà mạng vẫn lỗ?

Từ ngày 16/10 tới, giá cước 3G của cả ba nhà mạng lớn sẽ đồng loạt tăng trung bình 20%, trong đó có gói cước tăng đến 40%.

Cục Quản  lý cạnh tranh sớm xử lý vụ tăng cước 3G
Cục Quản lý cạnh tranh sớm xử lý vụ tăng cước 3G

VOV.VN - Cục đang phối hợp chặt chẽ với Cục Viễn thông tiến hành thu thập và xác minh tất cả các thành phần cấu thành từng dữ kiện.

Cục Quản  lý cạnh tranh sớm xử lý vụ tăng cước 3G

Cục Quản lý cạnh tranh sớm xử lý vụ tăng cước 3G

VOV.VN - Cục đang phối hợp chặt chẽ với Cục Viễn thông tiến hành thu thập và xác minh tất cả các thành phần cấu thành từng dữ kiện.

Phó Thủ tướng yêu cầu kiểm tra việc 3 nhà mạng tăng cước 3G
Phó Thủ tướng yêu cầu kiểm tra việc 3 nhà mạng tăng cước 3G

VOV.VN-Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu kiểm tra về dấu hiệu lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vi phạm pháp luật về cạnh tranh.

Phó Thủ tướng yêu cầu kiểm tra việc 3 nhà mạng tăng cước 3G

Phó Thủ tướng yêu cầu kiểm tra việc 3 nhà mạng tăng cước 3G

VOV.VN-Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu kiểm tra về dấu hiệu lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vi phạm pháp luật về cạnh tranh.

Nhà mạng tăng cước 3G, doanh nghiệp vận tải kêu cứu
Nhà mạng tăng cước 3G, doanh nghiệp vận tải kêu cứu

VOV.VN - Hàng nghìn thiết bị giám sát hành trình bị trừ hết cước 3G khiến việc truy suất dữ liệu bị ngừng trệ, lái xe lo lắng bị phạt.

Nhà mạng tăng cước 3G, doanh nghiệp vận tải kêu cứu

Nhà mạng tăng cước 3G, doanh nghiệp vận tải kêu cứu

VOV.VN - Hàng nghìn thiết bị giám sát hành trình bị trừ hết cước 3G khiến việc truy suất dữ liệu bị ngừng trệ, lái xe lo lắng bị phạt.